Đăng ký Đăng nhập
Chào mừng các bạn đến với BinhDinhFFC.com !- Hãy đăng ký Thành viên để tham gia trao đổi, bình luận về bóng đá, tin tức con người, quê hương Bình Định...
       Văn hóa - Nghệ thuật >> Văn thơ- Nhạc- Họa
     
Sức sống mới của múa lân Quy Nhơn
Cập nhật : 27.03.2011
 

Múa lân ở TP Quy Nhơn thông thường chỉ diễn ra vào dịp Trung thu, lễ, tết, nên mọi người ít có dịp được thưởng thức. Điều này đã được thay đổi trong vài năm gần đây, khi tiếng trống múa lân đã vang lên rộn rã nhiều hơn trong cuộc sống thường nhật của người dân phố biển.

 

CLB lân Kỳ Hoàn múa tại một lễ cưới.

 

Một buổi sáng tháng 3, màn biểu diễn đặc sắc của CLB lân sư rồng Kỳ Hoàn đã lôi cuốn nhiều người đến xem lễ khai trương Maritime Bank - chi nhánh Quy Nhơn. Lưng áo thấm đẫm mồ hôi sau buổi diễn, anh Trần Đoàn Vinh - chủ nhiệm CLB lân sư rồng Kỳ Hoàn, hồ hởi: “Đội lân đã thành lập hơn 10 năm, hiện tại có gần 30 thành viên. Trước đây mình chỉ diễn vào lễ, tết và những cuộc thi, nhưng bây giờ thường xuyên được mời biểu diễn vào những dịp khai trương, khánh thành, lễ động thổ các công trình, công ty, mừng thọ, đám cưới. Không chỉ ở TP Quy Nhơn mà một số địa phương khác, trong và ngoài tỉnh cũng mời CLB mình biểu diễn…”. 

Khi người ta sử dụng dịch vụ nhiều hơn, các đội lân ở TP Quy Nhơn nhờ đó cũng phát triển tốt hơn, tập luyện sôi nổi và được mời biểu diễn nhiều nơi. Đội lân gia đình phật tử chùa Xá Vệ thường được mời biểu diễn ở những hoạt động khai trương, khánh thành ngân hàng, khách sạn trên địa bàn TP Quy Nhơn và các huyện. Với Đội lân chùa Xá Vệ thì tiền thù lao sau mỗi lần biểu diễn được dùng một phần để mua sắm trang phục, trang trí lân, một phần khác được dành cho những hoạt động từ thiện.  

Chỉ mới 5 tháng tuổi, nhưng Đội lân Thiên Long ở phường Đống Đa đã giành được giải Nhì trong cuộc thi múa lân truyền thống trong dịp Tết Tân Mão vừa qua. Tôi tìm đến gặp thành viên của đội đúng vào lúc các bạn trẻ đang vui vẻ tập luyện cho buổi diễn khai trương Trung tâm ngoại ngữ HACIC tại số 8 Ngô Mây, TP Quy Nhơn. Anh Vũ Đức Thiện, Đội trưởng Đội lân Thiên Long, cho biết: “Chúng tôi có một chút may mắn khi được mời đi biểu diễn ở một số nơi trên địa bàn TP Quy Nhơn. Nhờ đó, đội lân cũng được nhiều người biết đến hơn”.  Để duy trì và nâng cao chất lượng biểu diễn, hầu hết các thành viên đội lân Thiên Long đều tập trung tập luyện vào mỗi buổi chiều.

Được biết trong TP Quy Nhơn có khoảng 10 đội lân; trong đó, CLB lân Kỳ Hoàn, Đội lân Thiên Long, Đội lân chùa Xá Vệ hoạt động và biểu diễn thường xuyên nhất. Những đội lân khác chủ yếu hoạt động vào dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán và những cuộc thi lân tổ chức tại thành phố.

Múa lân khánh thành, khai trương, chúc thọ… cũng có đôi chút khác với những bài múa lân Trung Thu. Anh Nguyễn Xuân Tuyên, quản lý nhân sự và có trách nhiệm chuẩn bị các đạo cụ múa lân trong đoàn lân Kỳ Hoàn, cho hay: “Múa lân vào mùa lễ hội, hay Tết chủ yếu vui là chính nên lúc múa có phần thoải mái hơn. Trong những cuộc thi, các thành viên cũng chịu một vài áp lực và vất vả. Nhưng biểu diễn theo yêu cầu, như dịp khai trương, chúc thọ… thì khác, những bài múa lân được cách điệu nhiều hơn để phù hợp với không gian và ý nghĩa sự kiện, có quy định khung thời gian rõ ràng và chính xác”.

Thông thường múa vào những dịp như khai trương, khánh thành, đám cưới hay mừng thọ thì chủ yếu là múa lân và đôi lúc cũng múa rồng, tùy theo yêu cầu của người mời. “Do không gian hẹp và thời gian hạn định, những dịp múa này tạo không khí vui tươi là chính nên rất ít múa trên mai hoa thung. Nhưng gặp những doanh nghiệp lớn, sự kiện lớn, có điều kiện họ mời múa trên mai hoa thung – là tụi mình được dịp phô diễn tài năng và kỹ thuật. Múa trên “thung”, đòi hỏi người múa lân phải có trình độ kỹ thuật nhuần nhuyễn và khéo léo”. Anh Tuyên cho biết thêm.

Khi được mời đi múa thì những bài múa đều do đội trưởng dàn dựng và hướng dẫn cho các thành viên như múa chào màn, múa đón khách, múa chúc mừng. Nhìn chung, những bài múa lân của các đội đều giống nhau nhưng mỗi đội sẽ có cách trình diễn riêng để phô diễn khả năng và kỹ thuật của đội mình. Anh Vũ Đức Thiện nói: “Những màn múa lân của các đội đều giống nhau là có phần tung hứng lên đầu, đứng một chân, đứng hai đùi hay là lân đá cao bay xa. Những phần cách điệu để phù hợp với yêu cầu biểu diễn”. Những bài múa chủ yếu gồm “Song lân đại cát”, “Song lân đại lợi”, “Tứ quý cát tường”. Nhân dịp khánh thành người ta thường múa song lân tạo không khí vui vẻ, nhộn nhịp. Một đôi lân quấn quýt nhau trong ngày lễ thành hôn thường gợi lên hình ảnh hạnh phúc sung mãn. Và không chỉ khi vui người ta mới mời lân; gần đây, nhiều người cũng mời đội lân đến biểu diễn những bài múa thể hiện sự buồn bã, tiếc thương để tiễn đưa người thân trong những đám tang. Như bài “múa tiễn đường”  là một cách thể hiện lòng hiếu đễ của con cái người đã khuất.

Thông qua việc được mời biểu diễn thường xuyên hơn, phong trào múa lân ở TP Quy Nhơn đã có môi trường hoạt động tốt. Hy vọng, phong trào múa lân trong tương lai sẽ có những bước phát triển mạnh hơn, phục vụ tích cực cho nhu cầu thưởng thức của người dân phố biển.

  • Nguyễn Thị Thu Dịu
   
<<Quay lai    
  Gửi cho bạn bè Trang in Top
   
     
  Tin tức khác của Văn thơ- Nhạc- Họa  
     •  Chim kêu dưới suối Từ Bi (09.03.2011)  
     •  Bình Định - đất thơ, đất tuồng, đất võ… (20.08.2010)  
     •  Bình định - Nơi lưu giữ những di sản văn hoá vô giá (20.08.2010)  
     •  Phần 3 : Một chuyến tàu đêm! (06.08.2010)  
     •  Phần 2 : Một chuyến tàu đêm! (31.07.2010)  
     •  Một chuyến tàu đêm! (30.07.2010)  
     •  Bến Trường thi (27.07.2010)  
     •  HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở BÌNH ĐỊNH: Buồn tẻ, ít sức sống (18.06.2010)  
     •  Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Người nhen lửa (18.06.2010)  
     •  Phim Tây Sơn hào kiệt: Quá khứ oai hùng ở đâu? (04.05.2010)  
   
  Trang 1
 
 
 
      Tin nổi bật cùng loại
 


Chim kêu dưới suối Từ Bi

 
 


Bình Định - đất thơ, đất tuồng, đất võ…

 
 


Bình định - Nơi lưu giữ những di sản văn hoá vô giá

 
 


Phần 3 : Một chuyến tàu đêm!

 
 


Phần 2 : Một chuyến tàu đêm!

 
 


Một chuyến tàu đêm!

 
 


Bến Trường thi

 
 


HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở BÌNH ĐỊNH: Buồn tẻ, ít sức sống

 
 


Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Người nhen lửa

 
 


Phim Tây Sơn hào kiệt: Quá khứ oai hùng ở đâu?

 
   
 
 
Liên hệ | Diễn đàn | Trang chủ | Top
© 2003 - Bản quyền thuộc Hội cổ động viên Bóng đá BinhDinhFFC
Website: http://binhdinhffc.com, Diễn đàn: http://binhdinhffc.com/diendan
Thiết kế và phát triển bởi : Hội CĐV BinhDinhFFC
Liên hệ: webmaster@binhdinhffc.com