Đăng ký Đăng nhập
Chào mừng các bạn đến với BinhDinhFFC.com !- Hãy đăng ký Thành viên để tham gia trao đổi, bình luận về bóng đá, tin tức con người, quê hương Bình Định...
       Võ thuật - Truyền thống >> Đặc sản - Ẩm thực
     
Bánh bèo Bình Định
Cập nhật : 17.06.2010
 
Một người Bình Định xa quê hương, gọi điện về, thể nào cũng hỏi về mấy quán bánh xèo, bánh bèo đã ăn từ hồi xa lơ xa lắc nào. Chỉ là những loại bánh, nhiều nơi khác cũng có, vậy mà đã đi vào nỗi nhớ về một vùng đất như thế…


Bánh bèo

Chất liệu chính để làm ra bánh xèo ở Bình Định cũng từ gạo, tôm, thịt và giá sống. Muốn đổ bánh xèo thì phải ngâm gạo trước, rồi mang đi xay thành bột nhuyễn và pha. Một chủ quán bánh xèo trên đường Nguyễn Thái Học (TP Quy Nhơn) bật mí: “Phải pha sao cho độ lỏng vừa phải, để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống; lỏng quá, bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo”.

Bên cạnh bột gạo, những con tôm nước lợ (tôm đất) mập mạp, tươi rói, thịt ngọt là hương vị không thể thiếu để tạo nên vị ngọt của bánh xèo. Khi những chiếc khuôn bánh xèo đã nóng đủ độ, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phộng thấm đều quanh khuôn và đặt lên đó con tôm, vài miếng thịt ba chỉ xắt nhỏ. Dầu chín, dùng vá múc nước bột đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra những tiếng kêu “xèo xèo…” thật vui tai.

Trước đây, khi có điều kiện, người Quy Nhơn lại ngược lên thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước); hay ghé quán bánh xèo bà Năm ở làng Mỹ Cang, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), để ăn cho đã thèm. Nhưng “năm thì mười họa” mới có dịp như vậy. Ngày thường, muốn ăn bánh xèo, người Quy Nhơn hay đến góc ngã tư đường Trần Cao Vân - Phan Bội Châu. Ở đó, có ba, bốn quán bánh xèo kề nhau, rất đông khách. Nhưng giờ đây, muốn ăn bánh xèo, nhiều người lại tìm đến quán Cây Me (số 546, đường Nguyễn Thái Học). Quán luôn tấp nập bởi ngon mà giá lại bình dân, chỉ 1.000đồng/bánh.

Phổ biến và bình dân nhất vẫn là bánh bèo. Khuôn bánh bèo là những cái chén nhỏ xíu. Mỗi chiếc bánh nhỏ, như cánh bèo dập dềnh trên mặt nước. Trông việc đổ bánh bèo thật đơn giản, nhưng để đổ được những chiếc bánh cho đều, không để sánh ra ngoài, cũng là một nghệ thuật vậy. Khi bánh chín, lấy bánh ra rồi, thêm ít tôm cháy màu vàng gạch lên trên, thêm ít bánh mì chiên giòn, hành phi… Đang đói bụng mà gặp những chén bánh bèo nóng thế này, quả là… Nổi tiếng nhất ở Quy Nhơn có lẽ là quán bánh bèo Cây Mận (số 742 đường Trần Hưng Đạo). Theo chị Thảo - chủ quán, má chị đã lập ra quán từ cách đây 40 năm. Tôi có người dì ở Nha Trang, cứ mỗi dịp ra Quy Nhơn là thể nào dì cũng phải ăn cho được bánh bèo Cây Mận; thậm chí có khi, vừa bước xuống tàu, dì bảo tôi dẫn đi ngay. Dì nói: “Cứ mong có dịp ra Quy Nhơn để được ăn bánh bèo”. Nay thì bánh bèo Bình Định cũng đã theo thương hiệu của quán Sông Trăng (do một người Bình Định tạo lập ở TP. Hồ Chí Minh), đi xa. Bao nhiêu người Bình Định làm ăn xa, nay cũng đã có thể “thỏa nỗi nhớ nhung”. Vậy nhưng, dường như, ăn những món bánh trái quê nhà, ngay trên mảnh đất ruột rà, xem ra mới thâu nhận đủ cái hương vị của nó.

Một loại bánh dễ làm và rất gần gũi với người Bình Định, là bánh căn. Bánh căn ngon, hợp với túi tiền của người lao động. Bánh thường được bán trong những con hẻm nhỏ, giá chỉ hai ngàn đồng/đĩa. Bánh căn cũng được làm bằng gạo tẻ. Trước khi đổ bánh, muốn cho bánh thơm ngon người bán thường bỏ vào một ít lá hẹ hay hành thái nhỏ. Khuôn đổ bánh giống như chiếc chõ rang làm bằng đất nung, đặt trên lò than hồng. Bánh căn, ngoài để ăn, còn để hiểu thêm, về con đường tiếp biến của văn hóa Việt trên bình diện ẩm thực, trong quá trình định cư vùng đất mới.

Tất nhiên, bánh căn hay bánh xèo, bánh bèo, ngon hay không, còn tùy thuộc vào nước chấm. Cũng vị chua của chanh, ngọt của đường, mặn của nước mắm, cay của ớt, nồng của tỏi… ai hổng biết, nhưng không phải ai cũng pha chế cho vừa khẩu vị, chứ chưa nói đến chuyện “để đời”.

Một loại bánh khác, không kém phần hấp dẫn, là bánh canh. Nổi tiếng và được nhiều người biết đến có lẽ là quán bánh canh Bà O (số 45, đường Phan Đình Phùng). Tô bánh canh với những cọng bánh tròn, làm từ bột gạo hay bột mì, thêm vài miếng chả cá, quả trứng cút, lát chả lụa, chút tiêu, hành lá, tương ớt, vậy mà rất đậm đà hương vị, giá chỉ 5.000 đồng.

Chiều chiều, hãy cùng bạn bè đạp xe quanh thành phố, hít thở không khí phố biển, rồi rẽ vào một quán bánh nào đó, vừa hàn huyên, vừa thưởng thức hương vị của các loại bánh. Vậy là ta đã gom lại, một chút gì rất Quy Nhơn.
   
<<Quay lai    
  Gửi cho bạn bè Trang in Top
   
     
  Tin tức khác của Đặc sản - Ẩm thực  
     •  Gỏi cá diếc (17.06.2010)  
     •  Bún dây Hoài Nhơn (17.06.2010)  
     •  Món thưng Bình Định (17.06.2010)  
     •  Cá chẻm Thị Nại (17.06.2010)  
     •  Cua huỳnh đế luộc chấm muối tiêu chanh (17.06.2010)  
     •  Bún cá Bình Định (17.06.2010)  
     •  Ăn hàu giữa mênh mang sóng vỗ (17.06.2010)  
     •  Gỏi da bò Phú Phong (17.06.2010)  
     •  Món ngon "quê võ" Tây Sơn (17.06.2010)  
     •  Cá chạch nấu lá gừng (17.06.2010)  
   
  Trang 1 | 2
 
 
 
      Tin nổi bật cùng loại
 


Gỏi cá diếc

 
 


Bún dây Hoài Nhơn

 
 


Món thưng Bình Định

 
 


Cá chẻm Thị Nại

 
 


Cua huỳnh đế luộc chấm muối tiêu chanh

 
 


Bún cá Bình Định

 
 


Ăn hàu giữa mênh mang sóng vỗ

 
 


Gỏi da bò Phú Phong

 
 


Món ngon "quê võ" Tây Sơn

 
 


Cá chạch nấu lá gừng

 
   
 
 
Trang chủ | Thể thao | Văn hóa - Nghệ thuật | Đất nước - Con người | Võ thuật - Truyền thống | Diễn đàn | Media | Thư viện Ảnh | Liên hệ | Top
© 2003 - Bản quyền thuộc Hội cổ động viên Bóng đá BinhDinhFFC
Website: http://binhdinhffc.com, Diễn đàn: http://binhdinhffc.com/diendan
Thiết kế và phát triển bởi : Hội CĐV BinhDinhFFC
Liên hệ: webmaster@binhdinhffc.com