Binh Định Fan Football Club • Xem chủ đề – VÕ PHÁI THIẾU LÂM – NỘI QUYỀN – TÂY SƠN NHẠN CÓ BỊ MẠO DANH?

“Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền”

bởi Kim Anh » 19/08/2010, 16:01

Võ sư Tô Đình Thanh, đương kim chưởng môn phái Thiếu Lâm nội quyền Tây Sơn Nhạn cho biết những thông tin sai lạc của các bài viết gần đây trên phương tiện truyền thông gây ngộ nhận trong dư luận, khiến môn đồ võ phái rất bất bình.

Đâu là sự thật?

Trên mục diễn đàn của trang web vocotruyen.vn có phần tự giới thiệu của võ sư Thành Winter Lương ở Berlin (Đức) về phòng tập và võ phái của mình như sau: “Võ cổ truyền Việt Nam, môn phái Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê – Tây Sơn Nhạn do cố võ sư Đặng Văn Anh đưa vào Sài Gòn năm 1936”. Thông tin này làm dấy lên phản ứng khá gay gắt. Vấn đề gây tranh cãi là gì?Thứ nhất, người ta cho rằng võ sư Thành Winter Lương là môn đồ mà chẳng biết gì lịch sử võ phái mình, hay cố ý không muốn biết. Võ sư Đặng Văn Anh, thường gọi Kim Kê sinh ngày 30.5.1921 quê Cần Đước, tới năm 1954 tức 33 tuổi mới học võ với thầy Chín Hóa tại Chợ Quán (Q.5, TP.HCM ). Vậy năm 1936, ông chỉ mới 15 tuổi. Câu “đưa vào Sài Gòn năm 1936” theo tác giả phải hiểu như thế nào? Phải chăng tác giả muốn người đọc hiểu thầy Kim Kê là người khai sáng và truyền bá võ phái này khi ông 15 tuổi!Tuy nhiên, trọng tâm vấn đề lại ở cái gọi là “võ phái Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê -Tây Sơn Nhạn” (TLNQKK-TSN ). Trên báo Công An TP.HCM các số ra ngày 16.1, 25.2 và 27.2.2010 cũng có những thông tin về điểm dạy của võ sư Kê Hoàng Hổ chiêu sinh lớp TLNQKK-TSN, hay võ sư Đặng Kim Anh, chưởng môn phái TLNQKK-TSN… Về vấn đề này, võ sư Tô Đình Thanh, chưởng môn môn phái Thiếu Lâm nội quyền Tây Sơn Nhạn cho biết: “Thực ra thầy Kim Kê chỉ học với chưởng môn Bùi Văn Hóa vỏn vẹn có bốn năm, tức chỉ mới qua phần căn bản. Về môn quy, đệ tử muốn mở võ đường phải có sự cho phép của chưởng môn phái, tức có sự công nhận đủ trình độ chuyên môn lẫn đạo đức. Tự biết điều đó, khi mở võ đường ông chỉ để bảng Kim Kê. Điều đó hoàn toàn hợp lý. Đến năm 1990 mới lập phái Kim Kê môn. Do đó, tôi thực sự kinh ngạc về cái được gọi là Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê-Tây Sơn Nhạn mà người ta nặn ra từ lúc nào”.Sinh thời đại sư Bùi Văn Hóa (1894-1958) chưởng môn khai sáng lấy danh xưng võ phái là Thiếu Lâm Tự -Tây Sơn Nhạn. Tới thời chưởng môn Tô Đình Thanh, căn cứ phả hệ môn phái, ông nhận thấy võ công của Tây Sơn Nhạn có nguồn gốc từ Thiếu Lâm nội quyền. Để phân biệt với các chi phái Thiếu Lâm khác, ông đăng ký danh xưng Thiếu Lâm nội quyền Tây Sơn Nhạn và đã được Hội Võ cổ truyền TP.HCM chứng nhận vào năm 1992. Trở lại vấn đề gây tranh luận là vì sao từ Kim Kê môn lại biến thành Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê – Tây Sơn Nhạn? Như đã đề cập, mở võ đường với danh nghĩa của võ phái tất nhiên trở thành người đại diện của môn phái. Năm 1960, khi võ sư Đặng Văn Anh mở võ đường Kim Kê chưa hề được sự cho phép của chưởng môn kế nhiệm Lưu Văn Liễn. Nhưng không ai thắc mắc, bởi thầy Kim Kê (Đặng Văn Anh) không hề vay mượn danh xưng Tây Sơn Nhạn. Việc võ đường Kim Kê trở thành võ phái Kim Kê môn từ năm 1990 cũng không liên quan gì đến Tây Sơn Nhạn.Nhưng để Kim Kê môn hóa ra Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê-Tây Sơn Nhạn là chuyện khó chấp nhận. Hành động này đã vi phạm quy chế đăng ký danh hiệu võ phái của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.

Những nhân chứng sống nói gì?

Võ sư Quách Phước và võ sư Nguyễn Xuân BìnhĐể lật lại trang sử võ học hai thập kỷ 50-70 của thế kỷ XX, hãy nghe các vị tiền bối từng sinh hoạt võ thuật trong thời kỳ này. Võ sư Quách Phước, chưởng môn phái Lam Sơn võ đạo cho biết: “Năm 1969 tôi với thầy Kim Kê và thầy Mười Mách từng là ba trong mười một người đồng sáng lập Tổng hội Võ học Việt Nam. Tôi từng đảm nhiệm chức vụ tổng thư ký cả hai tổ chức Tổng cuộc Quyền thuật và Tổng hội Võ học nên nắm rất rõ nội tình các võ phái. Thầy Mười Mách lúc đó đang là chưởng môn Tây Sơn Nhạn và là sư huynh của thầy Kim Kê. Tôi chưa từng nghe thầy Kim Kê lập phái gì cả”. Một nhân chứng khác là lão võ sư Xuân Bình (SN 1917) năm nay đã 93 tuổi, chưởng môn sáng lập Bắc phái Tây Sơn võ thuật đạo. Ông cũng là một trong những người sáng lập Tổng hội võ học. Tuy tuổi tác cao nhưng thầy Xuân Bình vẫn còn rất minh mẫn: “Theo tôi nhớ người ta gọi ông ấy là Kim Kê sau khi mở lò võ Kim Kê chớ có lập phái gì đâu”. Theo lão võ sư Hổ Bạch Ân, chưởng môn phái Bạch hổ môn, 81 tuổi, từng có thời oanh liệt trên võ đài Sài Gòn thì: “Không riêng gì tôi, những võ sư, võ sĩ từng có sinh hoạt võ thuật tại Sài Gòn từ trước năm 1975, không ai lạ gì thầy Kim Kê. Thời đó làm gì có cái gọi là Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê – Tây Sơn Nhạn mà chỉ có võ đường Kim Kê thôi”. Võ sư Ngô Thị Ngọc Chi, gương mặt nữ tiêu biểu của võ đường Kim Kê trước đây và võ phái Tây Sơn Nhạn hiện nay không giấu vẻ ngạc nhiên. “Chi theo học với thầy Kim Kê từ những năm 80. Có một thời gian dài, Chi từng thi đấu và theo thầy đi đánh đài khắp nơi, gặt hái nhiều thành tích nên rất được thầy thương mến và kỳ vọng. Năm 1992 sau khi thầy Mười Mách mất (1990), thầy Tô Đình Thanh được Hội đồng Điều hành môn phái bầu chọn chấp chính chưởng môn. Lúc đó chính sư phụ (VS Kim Kê) phái Chi cùng hai sư huynh là Kê Hoàng Hổ và Trần Quang Lợi sang học cho được bài bản Tây Sơn Nhạn với thầy Thanh. Theo sư phụ, chỉ có thầy Thanh mới là người được thầy Ba Liễn và thầy Mười Mách truyền lại hết tuyệt kỹ Tây Sơn Nhạn. Hiện thầy Thanh là người duy nhất được kế thừa ba cuốn bí kíp bản môn. Là người trong môn phái, Chi hết sức ngạc nhiên về những thông tin hoàn toàn vô căn cứ này”…

Võ sư TÔ ĐÌNH THANH Chưởng môn đời thứ 3 Môn phái Thiếu Lâm – Nội Quyền – Tây Sơn NhạnVới tư cách là đương kim chưởng môn phái Thiếu Lâm nội quyền Tây Sơn Nhạn, võ sư Tô Đình Thanh cho rằng những thông tin sai lạc của các tác giả đã cố ý bóp méo lịch sử võ phái gây ra ngộ nhận trong dư luận khiến môn đồ Tây Sơn Nhạn hết sức bất bình.

Sau khi vấp phải phản ứng quyết liệt của người đại diện môn phái, tác giả Ngọc Thiện với loạt ký sự “Võ lâm Sài Gòn-Chợ Lớn” trên báo CA.TP.HCM đã trực tiếp đến gặp võ sư Tô Đình Thanh nhận khuyết điểm và xin lỗi. Tuy nhiên, cho đến nay tác giả vẫn chưa có thông tin đính chính về sự sai sót của mình.

Kim Anh Thành viên   Bài viết: 8 Ngày tham gia: 19/08/2010, 14:42 Đã cảm ơn: 0 lần Được cảm ơn: 2 lần Blog: Xem blog (0) CĐV của: Vo co truyen

bởi Kim Anh » 20/08/2010, 08:50

Võ phái Kim KêTác Giả: Vũ Trường

Trên bàn thờ Tổ trong ngôi nhà nhỏ ở một con hẻm đường Hải Thượng Lãn Ông hiện nay có treo một bức tranh vẽ “gà trống đứng trên đỉnh núi gáy vang”. Đó là hình ảnh Kim Kê mà võ sư chưởng môn Đặng Văn Anh đã lấy đặt tên môn phái mình. Vậy Kim Kê là gì? Đó là “gà vàng” lấy từ bài Mai Hoa Quyền, bởi trong bài này có thế Kim Kê độc lập rất hay mặc dù rất khó diễn, vì lúc nào cũng phải đứng bằng một chân trụ. Ông Đặng Văn Anh hết sức ái mộ cái thế “Kim Kê độc lập” tuyệt chiêu này nên mới lấy chữ Kim Kê dặt tên cho võ đường của mình, thành lập vào năm 1945, về sau trở thành tên của môn phái : KIM KÊ MÔN. Dù thọ giáo với thầy Bùi Văn Hóa, thường gọi là Chín Hóa, tại trường Chợ Quán (nay là Kim Đồng), thuộc môn phái Tây Sơn Nhạn, nhưng giòng dõi ông Đặng Văn Anh là giòng võ. Môn phái Kim Kê lấy “yên tự xà hành” làm thân pháp, “thôi sơn” làm thủ pháp, “bình sa lạc nhạn” làm cước pháp, “Mai hoa quyền” và “Kim Kê quyền” làm quyền pháp; trong thập bát ban binh khí thường chuyên về đao pháp. Trong thập niên 1965-1974, võ đường Kim Kê đào tạo khá nhiều võ sĩ tài giỏi, từng tung hoành khắp các võ đài Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh, thành phía Nam. Tất cả đều lấy họ Kê như: Kê Hoàng Long, Kê Hùng Sơn, Kê Minh Sơn, Kê Thắng Sơn, Kê Hoa Sơn” Sau 1975, thế hệ môn sinh mới cũng có nhiều người làm rạng danh môn phái như: Lê Đình Long, Nguyễn An Tâm Khánh, Trương Huỳnh Long, Ngô Thị Ngọc Chi, Dương Thị Thanh Trúc… đã giành nhiều huy chương trong các giải vô địch Võ Cổ Truyền TPHCM và toàn quốc. Những năm gần đây, tuy tuổi đã cao nhưng ông Đặng Văn Anh cũng không ngừng suy nghĩ, sáng tác thêm nhiều chiêu thức mới, “thành ra lớp học trò cũ khi có dịp trở lại thăm võ đường đều gặp nhiều cái mới”, như ông nói. “Cái mới” đây là “cái đẹp” hoặc “tìm cách đánh thắng đối thủ” càng nhanh càng tốt. Thường ông hay thức giấc nửa khuya, chong đèn xem sách, ôn bài và sáng tác, ông nói: “Quen rồi, hồi nhỏ đi học cũng thường như vậy”. Còn nói về đòn thế biểu diễn, ông cho rằng: trình diễn hay, đẹp, phần lớn do người thực hiện, chứ không hẳn do đòn thế này hay, đòn thế kia đẹp; ví dụ: “Yên tự xà hành” đi tiếp với “Siêu phong hoàn vũ” thì rất hay và đẹp; hoặc bài “Song cự” (hai dao găm) do HLV Ngọc Chi biểu diễn cũng rất đẹp. Nhận xét về cách đánh võ đài, ông nói: “lên võ đài mà đánh búa xua là vì võ sĩ ấy thiếu bình tĩnh hoặc còn non nghề”; còn đề cập đến phong trào, ông cho rằng: “thời buổi bây giờ võ thuật được phổ biến rộng rãi hơn thời trước, nhưng ngược lại võ sinh bây giờ không được bằng hồi trước, như: ít tập luyện, không chịu khó. Các học trò của tôi hồi trước tập luyện cật lực và phải luyện cho tinh xảo”. Ngày ngày, lão võ sư Đặng Văn Anh vẫn luôn có mặt tại sân tập để chỉ bảo, hướng dẫn thế hệ trẻ với ước mong họ nên người, làm sáng danh hai chữ Kim Kê sau này: Tiền đình hữu nhất kê, Thân phi ngũ sắc ê, Ngũ canh thường báo hiệu, Tam niên tam bồ đề

như một nhà thơ đã cảm tác khi đến viếng thăm tổ đường. Lão võ sư Đặng Văn Anh đã từ trần ngày 4-5-1998, hưởng thọ 81 tuổi. Ông ra đi trong sự tiếc thương của làng võ cổ truyền TP.

Các thành viên đã cảm ơn Kim Anh về bài viết này: CANVEDO Kim Anh Thành viên   Bài viết: 8 Ngày tham gia: 19/08/2010, 14:42 Đã cảm ơn: 0 lần Được cảm ơn: 2 lần Blog: Xem blog (0) CĐV của: Vo co truyen

bởi Kim Anh » 22/08/2010, 19:22

BÁO CHÍ VIẾT VỀ VÕ SƯ ĐẶNG VĂN ANH
SÁNG TỔ VÕ PHÁI KIM KÊ MÔN
Kim Anh Thành viên   Bài viết: 8 Ngày tham gia: 19/08/2010, 14:42 Đã cảm ơn: 0 lần Được cảm ơn: 2 lần Blog: Xem blog (0) CĐV của: Vo co truyen

Quay về Võ thuật và võ nhân Bình Định

Ai đang online?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang online và 1 khách

Bài viết mới nhất

BinhDinhFFC • Xem chủ đề – QUÁN ĂN BÌNH ĐỊNH Ở TPHCM SẮP KHAI TRƯƠNG
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Đặc sản Bình Định
BinhDinhFFC • Xem chuyên mục – Lễ hội – Du lịch – Ẩm thực
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Đặc sản nem chợ Huyện tại TP HCM
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Dấu tích vương triều Tây Sơn
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Đặc sản bình định tại HCM:rượu bầu đá, mực ngào, chả nem…
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Nơi bán bánh tráng tại Sài Gòn
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Ảnh khỏa thân “chụp” ở festival Tây Sơn – Bình Định!
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Bánh hỏi Bình Định
BinhDinhFFC • Xem chủ đề – Trải nghiệm miền Đất Võ