bởi bundooroo » 29-09-2008, 19:26
Bình Định không chỉ nổi tiếng về Võ, những cái tên như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan, Xuân Diệu làm nên vế thứ hai của “trời Văn”. Ngoài ra, có nhiều ca sĩ, nhạc sĩ đã và đang thành danh mang trong mình dòng máu Bình Định như nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Hiên, Quang Dũng, Cẩm Ly…Xin được bắt đầu bằng nữ ca sĩ dễ thương gốc Bình Định, Cẩm Ly, nhân dịp đọc bài viết về vở Cải lương Lan và Điệp mà cô sắp thủ vai.
Ca sĩ Cẩm Ly
Cẩm Ly, tên thật là Trần Thị Cẩm Ly, sinh ngày 30 tháng 3 tại Sài Gòn, cô là con thứ tư trong gia đình nguyên quán Bình Định, Quy Nhơn, gồm 6 anh chị em, trong đó có ca sĩ Minh Tuyết và Hà Phương (1).
Năm 1993, Cẩm Ly cùng người em của mình là Minh Tuyết đoạt giải giải nhất song ca tại nhà hát Hòa Bình. Kể từ đó Cẩm Ly bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình bằng hợp đồng độc quyền với Kim Lợi studio. Cũng từ đó, tên tuổi của đôi song ca Minh Tuyết – Cẩm Ly đã trở nên nổi tiếng, đặc biệt trong các chương trình video ca nhạc Tình Xuân, Tình Đã Bay Xa do Kim Lợi studio thực hiện. Minh Tuyết – Cẩm Ly còn nổi tiếng với ca khúc Con đường đến trường của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương (3). Phong cách trẻ trung, sôi động đã đem lại một làn gió mới trong âm nhạc những năm 90 và khiến cho cặp đôi này tung hoành trên nhiều sân khấu lớn của Thành phố (3) Sau một thời gian tạm lắng vì lý do sức khỏe sau khi người em Minh Tuyết sang Mỹ du học năm 1997, Cẩm Ly trở lại trên sân khấu ca nhạc vào năm 1998 và cô đã cho ra đời 2 album cùng nam ca sĩ Cảnh Hàn(2). Tuy nhiên, sự ra đi của Minh Tuyết đã khiến Cẩm Ly gặp nhiều khó khăn vì chất giọng Cẩm Ly không phải là quá xuất sắc, tự tin để solo (3). Chính vì thế Cẩm Ly đã chuyển sang song ca với các nam ca sĩ “ăn khách” lúc đó như Cảnh Hàn, Lam Trường và Đan TrườngCó thể kể đến thành công của cô trong thể loại song ca cùng với ca sĩ Đan Trường bằng album chung đầu tiên của Cẩm Ly và Đan Trường phát hành năm 2000, họ trở thành cặp song ca ăn khách với những ca khúc Nếu phôi pha ngày mai, Nụ hồng hờ hững, Ảo mộng tình yêu…(3) .
Đến năm 2001, Cẩm Ly là ca sĩ Việt Nam đầu tiên phát hành thể loại DVD ca nhạc. Cũng chính từ đó cô đã xác lập cho mình một phong cách ổn định, hoàn toàn tách ra độc lập với Đan Trường (2). Năm tiếp theo là năm thành công và mãn nguyện đối với Cẩm Ly bằng việc cho ra 2 CD riêng ”Bến vắng thà rằng chia tay”, ”Tuổi mộng xứ đông 12 bến nước” và VCD ”Bến vắng thà rằng chia tay” (3). Ngoài cái đầu tiên trong sự nghiệp ca nhạc này, Cẩm Ly là ca sĩ đầu tiên thực hiện liveshow miễn phí phục vụ sinh viên “Vòng Quanh Ký Túc Xá” trong hai năm 2003, 2004.. Hiện tại, cô là ca sĩ độc quyền được cho là thành công nhất của Kim Lợi studio (2)Một loạt những giải thưởng, bình chọn lớn về âm nhạc đã làm cho Cẩm Ly trở thành một trong những ca sĩ đứng “lâu” nhất trên sân khấu ca nhạc và là ca sĩ được nhiều người yêu thích cho tới thời điểm này. Có thể kể đến Giải thưởng Làn Sóng Xanh, Giải thưởng VTV Bài hát tôi yêu, Giải Mai Vàng… (2)Liên tục trong các năm từ 2001-2004, Cẩm Ly luôn được bình chọn là một trong mười ca sĩ yêu thích nhất của Làn Sóng Xanh(4)Những bài hát như: Nếu phôi pha ngày mai, Bờ bến lạ, Người về cuối phố… liên tục vào Top ten Làn sóng xanh. Cô luôn luôn xuất hiện trong các Top Video ca nhạc, Top Video Karaoke của các trung tâm băng nhạc lớn của Việt Nam (3)
So với nhiều ca sĩ nhạc trẻ hiện nay, Cẩm Ly không có nhiều lợi thế, mhan sắc không quá nổi bật, nếu không muốn nói là khó ăn khách trong dòng nhạc trẻ hiện nay (4). Đổi lại, cô có vóc dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, một giọng hát thật ngọt ngào, truyền cảm cùng phong cách diễn xuất giản dị. Một điều đáng nói nữa đó là chính tính cách hiền lành, dễ mến của cô nên mặc dù là một ca sĩ sống trong làng giải trí đầy tính thương mại, phức tạp nhưng Cẩm Ly là một trong số ít những ca sĩ không bị tai tiếng, scandal (4)Thành công của Cẩm Ly cũng gắn liền với nhạc sĩ trẻ Nguyễn Nhất Huy và Người về cuối phố chính là ca khúc ghi dấu tên tuổi của Cẩm Ly trong lòng công chúng(4). Cẩm Ly đã thể hiện rất thành công các ca khúc do Nguyễn Nhất Huy sáng tác như: Thương nhớ người dưng, Mây chiều, Tình không đổi thay… khiến họ trở thành một cặp bài trùng âm nhạc và là một đôi bạn thân trên sân khấu lẫn ngoài đời(4).
Tuy nhiên, phải nói rằng chính chất giọng ngọt ngào của Cẩm Ly đã khiến cô hết sức thành công với những bài hát có âm hưởng dân ca, đặc biệt là những bài hát mang đậm chất dân ca Nam Bộ, bên cạnh đó, người ta còn thấy Cẩm Ly cũng rất hát cải lương rất hay như dân miền Tây thứ thiệt, mặc dù cô mang trong mình dòng máu miền Trung. Thể nhiệm tiếp theo ngoài lĩnh vực âm nhạc là hài kịch, và sắp tới đây Cẩm Ly sẽ cùng với ca sĩ Minh Thuận thể hiện trong vở cải lương Lan và Điệp (6)
Những bài hát về quê hương, những bản dân ca ngọt ngào do Cẩm Ly thể hiện đã khiến cô trở nên nổi tiếng và ưa thích hơn, tạo nên một “trường phái” khá hiếm hoi trong làng nhạc trẻ hiện nay(7). Có lẽ vì thế mà nhiều người đã khuyên cô nên chuyển hẳn sang lĩnh vực dân ca. Khác với nhiều ca sĩ đang luôn miệt mài đi tìm cái mới để thích nghi với môi trường âm nhạc đang có dấu hiệu bão hòa, Cẩm Ly vẫn cứ lặng lẽ với dòng nhạc mang âm hưởng dân ca (5). Có thể kể đến rất nhiều những ca khúc và album thành công của Cẩm Ly trong thể loại này như: Quên cây cầu dừa, Nỗi buồn chim sáo, Phượng buồn, Chạnh lòng, Nhớ mẹ lý mồ côi, Mưa chiều miền Trung, Áng mây buồn, Chồng xa, Biết yêu khi nào, Chim trắng mồ côi… và các Album Tình cuối mùa đông (2000), Cánh chim lạc lòai, Mùa thu kỷ niệm, (Album với Đan Trường), Sáo sang sông – Mùa đông xứ lạ (2001), Tình khúc Nguyễn Nhất Huy (2003), Em gái quê, (Album dân ca trữ tình, 2005); Mùa mưa đi qua (Album trữ tình, 2005); Người đến sau – Sao anh ra đi (2005), Buồn con sáo sậu (Album dân ca, 2006)(1). Bên cạnh đó, Cẩm Ly còn rất thành công với những bài hát cách mạng. Có thể kể đến như Bài ca may áo, Bài ca người nữ Tự vệ Sài Gòn, Qua song, Em đi bộ đội, Anh Ba Hưng…
Người bạn đời của Cẩm Ly chính là “ông bầu” Hữu Minh, cũng chính là nhạc sĩ Minh Vy (8) và chủ của chính Kim Lợi Studio. Đây chính người đã gắn bó và luôn ở bên cạnh cô trong suốt quãng đường dài phát triển sự nghiệp ca hát (3) Anh là người “nổi tiếng” vì đã theo và tháp tùng Cẩm Ly suốt mười mấy năm ca hát (8). Gia đình hạnh phúc này hiện có 2 bé gái rất xinh xắn.Liveshow đầu tiên của Cẩm Ly sẽ được thực hiện trong năm nay gồm Liveshow kỷ niệm 15 năm đi hát tại TP.HCM ngày 15/11 và Cần Thơ ngày 6/12, do chính “ông xã” của Cẩm Ly đạo diễn(9).
Website của Cẩm Ly: http://www.yeuchitu.net/
Gallery ảnh của Cẩm Ly:
http://www.ngoisao.info/gallery/index.p … &order=asc
——————
(1)Wikipedia tiếng Việt http://vi.wikipedia.org/wiki/Cẩm_Ly
(2) Nhạc số http://www.nhacso.net(3): Yêu Âm nhạc
http://www.yeuamnhac.com/cbeta//singerp … php?sid=11
(4): Vietfun http://music.vietfun.com/bio.php?ID=19
(5) Việt Nam Net http://old.netmode.com.vn/sao/2006/11/637238/
(6): Người Lao động http://www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/239978.asp
(7) Nhạc Trẻ http://www.nhactre.com/view_.php?Bcat=61(8) Nhạc Việt Plus
http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/ti … index.aspx
(9) Dân trí: http://dantri.com.vn/giaitri/Cam-Ly-Co- … 249478.vip(*) Hình ảnh được lấy từ trên internet
Tổng hợp bởi bundooroo 09/08
BÌNH ĐỊNH – LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
bundooroo Giám sát Bài viết: 5811 Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06 Đã cảm ơn: 289 lần Được cảm ơn: 140 lần Blog: Xem blog (27) CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
bởi Hai_HuongBinh » 05-10-2008, 22:40
bundooroo ơi làm luôn collection đi.
Rầu, Bình Định mãi mãi là người đến sau !!!
Hai_HuongBinh Đội phó
Bài viết: 1234 Ngày tham gia: 29-01-2005, 14:52 Đến từ: Nơi tôi sinh ra Đã cảm ơn: 9 lần Được cảm ơn: 21 lần Blog: Xem blog (0) CĐV của: Bình Định và Việt Nam
bởi bundooroo » 05-10-2008, 23:39
Hai_HuongBinh đã viết:bundooroo ơi làm luôn collection đi.
Có đó anh Hải ơi, em sẽ làm dài dài, không làm dồn dập 1 lần.
BÌNH ĐỊNH – LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
bundooroo Giám sát Bài viết: 5811 Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06 Đã cảm ơn: 289 lần Được cảm ơn: 140 lần Blog: Xem blog (27) CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
bởi ilove8x » 06-10-2008, 00:29
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sinh năm 1953, tại thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 1977, chuyên ngành sáng tác Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh năm 1993. Sáng tác nhạc cho phong trào thanh niên sinh viên – học sinh từ năm 1975. Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Thành Đoàn (từ 1975 đến 2005), Ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa II, III, IV ( 1989 – 2005). Hiện ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Âm nhạc thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh.công chúng yêu âm nhạc cả nước, đặc biệt là giới trẻ, hẳn không xa lạ gì với tên tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Ông là tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng như “Chiều biên giới”, “Hổng dám đâu”, “Lên đồi chiều xuân xưa”, “Ngày xưa còn bé”… Người con của quê hương Bình Định này nay lại đang tâm huyết nghiên cứu đề tài về nhạc võ Tây Sơn.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (phải một người con Hoài Nhơn) và nhà thơ Nguyễn Thái Dương. Ảnh: P.X* “Sự ngẫu nhiên kỳ diệu của số phận” Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên tâm sự vậy về lý do ông bước vào con đường âm nhạc. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, vậy rồi, ông lại bước vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp…* Sự ngẫu nhiên đó là gì vậy, thưa nhạc sĩ?- Tuổi thơ tôi đắm chìm trong âm nhạc. Nhiều đêm, tôi ngủ quên trong tiếng nhạc êm đềm của những người bạn của ba tôi vẫn thường đến nhà tôi đệm đàn. Lớn lên, tôi chơi đàn trong các buổi sinh hoạt lớp hoặc liên hoan của trường. Sau này, được bạn bè động viên, tôi tập tành sáng tác những ca khúc cho bạn bè cùng hát. Và từ đó, như cái nghiệp, tôi bước chân vào con đường sáng tác lúc nào không biết. Ngày còn là sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tôi được giao phụ trách phong trào văn nghệ của trường. Do vậy, sau khi tốt nghiệp, tôi được giữ lại trường để tiếp tục công tác trong mảng văn hóa – văn nghệ của trường. Sau 10 năm công tác, tôi tiếp tục thi vào Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, ngành sáng tác. Tốt nghiệp năm 1993, nay tôi vẫn tiếp tục công tác ở Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang học năm thứ II bậc Cao học ở Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.* Vậy thưa nhạc sĩ, nếu được chọn lại, ông có chọn con đường âm nhạc?- Nếu cho tôi trở lại thời sinh viên với biết bao ước mơ và khát vọng và chọn hướng đi cho cuộc đời mình, thì sự lựa chọn của tôi chắc chắn vẫn là âm nhạc. Nguyễn Văn Hiên là nhạc sĩ có nhiều ca khúc dành cho tuổi học trò được yêu thích như “Hổng dám đâu”, “Con đường học trò”, “Nắng sân trường”, “Tháng sáu mùa thi”, “Bồ câu không đưa thư”… Đặc biệt, ca khúc “Hành trình tuổi hai mươi” đã được bình chọn là một trong 10 bài hát truyền thống được thanh niên yêu thích; ca khúc “Hổng dám đâu” được bình chọn là một trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX. Có lẽ vì thế, thập niên 90 của thế kỷ XX, giới báo chí đã tặng ông danh hiệu “Nhạc sĩ của tuổi học trò”. * Tại sao nhạc sĩ lại ưu ái sáng tác nhiều ca khúc cho tuổi học trò đến vậy?- Tôi vốn trưởng thành từ phong trào sinh viên, hơn 30 năm nay gắn bó với phong trào nên tôi dành nhiều tâm huyết sáng tác ca khúc cho lứa tuổi này. Tính ra, tôi đã sáng tác hơn 300 ca khúc cho sinh viên, học sinh, nói lên tình bạn, những cuộc họp mặt và chia tay, sinh nhật, tình yêu đầu đời, cho đến tình yêu đối với trường lớp, thầy cô cùng biết bao kỷ niệm của những tháng năm đẹp nhất đời người.* Nhạc sĩ có thể chia sẻ bí quyết của ông khi sáng tác ca khúc về tuổi học trò?- Muốn sáng tác các ca khúc về tuổi học trò, trước hết phải tìm hiểu tâm sinh lý của đối tượng. Tuổi học trò hôm nay thích giai điệu, nhịp điệu gì? Và quan trọng nhất vẫn là nội dung. Chúng ta, ai cũng đã trải qua tuổi học trò với biết bao khát khao và ước vọng, nhưng cũng đừng vì cái riêng của mình mà áp đặt, dạy đời cho tuổi học trò hôm nay. “Bí quyết” của tôi, nếu có, thì chỉ là vậy. * Món quà “lớn nhất” âm nhạc mang lại* Nhạc sĩ từng “khoe” rằng nhờ một bài hát mà nhạc sĩ và ca sĩ Kiều Bạch mới nên duyên vợ chồng. Nhạc sĩ có thể cho biết đôi điều về bài hát ấy?- Đó là ca khúc “Chiều biên giới”, được tôi sáng tác vào năm 1978, tại biên giới Tây Nam. Khi ấy, tôi cùng các bạn sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đi đào hào, đắp đê, cắm chông ở tuyến biên giới. Nhạc sĩ Triều Dâng, biên tập viên của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh đã chọn Kiều Bạch hát bài này. Khi nghe Kiều Bạch hát, tôi cảm thấy lòng xao động và nhận ra mình đã yêu cô ca sĩ hát bài hát của mình. Người ca sĩ ấy bây giờ đã là mẹ của các con tôi. Kiều Bạch, ngày còn ở Quy Nhơn, là học sinh Trường Trung học Ngô Chi Lan.* Hóa ra, chính âm nhạc đã “se duyên” cho nhạc sĩ?- Nhưng cũng phải nhắc đến “ông mai” Triều Dâng nữa chứ! (cười). * Vậy cuộc sống hiện tại của gia đình nhạc sĩ như thế nào?Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên- ca sĩ Kiều Bạch. Ảnh: P.X- Kiều Bạch đã từ giã kiếp cầm ca – niềm đam mê một thời của cô ấy. Hiện giờ, cô đang là giáo viên Trường THCS Lê Lợi (Quận 3, TP. Hồ Chí Minh). Lúc rảnh rỗi, tôi vẫn đàn cho bà xã hát những khúc tình ca, gợi lại kỷ niệm xưa. Cậu con trai lớn của tôi cũng tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, còn cậu út đang là sinh viên năm hai Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi.* Vậy theo nhạc sĩ, hạnh phúc trên sân khấu có khác với hạnh phúc đời thường không?- Hạnh phúc là điều mà cả nhân loại đang tìm kiếm. Có người cống hiến cả cuộc đời mình để đấu tranh cho hạnh phúc của nhân loại. Có người cống hiến cuộc đời mình cho hạnh phúc của quê hương. Nhỏ hơn nữa là hạnh phúc gia đình, trong đó đôi lứa yêu nhau phải biết vì nhau. Và riêng nhất là hạnh phúc của mỗi người trên những chặng đường thành công trong cuộc sống. Nói đến sân khấu là nói đến nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật là nói đến sự khái quát từ nguyên mẫu cuộc sống; trong đó, ý tưởng sáng tạo góp phần quan trọng. Giữa sân khấu và đời thường vẫn có mối tác động qua lại, cho nên, hạnh phúc ở sân khấu chẳng xa lạ gì với hạnh phúc đời thường.* Về mảnh đất Bình Định* Sinh ra và lớn lên ở Bình Định, hình ảnh nào khiến nhạc sĩ nhớ nhất về quê nhà?- Đó là con người và thiên nhiên. Con người thì tình cảm, mộc mạc, chất phác, hiền hòa; còn thiên nhiên thì góp phần gợi nhớ những kỷ niệm xưa. Đó là những bóng dừa quê hương, là những dòng sông quê xanh ngắt, và nhiều món ăn nhớ mãi như bánh hỏi thịt heo, bánh dây, mắm thu, bún chả cá…* Cảm giác của nhạc sĩ thế nào mỗi khi trở về Bình Định?- Tôi tưởng chừng như mình đang trở về nhà sau một chuyến đi xa. * Liệu có hình ảnh nào của Bình Định đã đi vào những sáng tác của ông?- Hình ảnh thì nhiều. Nhưng có một bài, tôi sáng tác về những kỷ niệm ở dòng sông quê nhà ở huyện Hoài Nhơn, đó là ca khúc “Dòng sông Lại”.* Hiện tại, nhạc sĩ đang tìm hiểu về đề tài “Nhạc võ Tây Sơn”. Lý do để ông chọn đề tài này, phải chăng là vì nó liên quan đến quê hương?- Quả vậy. Nhạc võ Tây Sơn có nguồn gốc từ Bình Định, quê hương của tôi, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nó, nhưng cũng đã thất lạc nhiều. Vì thế, tôi muốn nghiên cứu nó một cách hoàn chỉnh hơn, để có thể giới thiệu đến với mọi người, góp chút gì đó cho quê hương mình. Đây cũng chính là đề tài luận văn cao học của tôi. Theo kế hoạch, sau Tết Nguyên đán này, tôi sẽ về Tây Sơn để tìm hiểu một số vấn đề về phong trào Tây Sơn và nhạc võ Tây Sơn. Đến năm 2009, tôi sẽ bảo vệ đề tài nghiên cứu này.* Xin cảm ơn nhạc sĩ.
Nam Phương (thực hiện) – baobinhdinh
HNOL – Kết Nối Những Tâm Hồn Xứ Nẫu
ilove8x Đội hình 1
Bài viết: 578 Ngày tham gia: 27-11-2007, 10:24 Đến từ: Hoài Nhơn – Sai Gon Đã cảm ơn: 1 lần Được cảm ơn: 13 lần Blog: Xem blog (0)
bởi Nguyen dinh Tuan » 06-10-2008, 08:03
Nhạc sĩ Trần Long ẨnTrần Long Ẩn còn có bút danh là Ðoàn Công Nhân, sinh ngày 29/9/1943, quê ở Bình Ðịnh. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn, ông tham gia phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” và nổi lên với bài “Người mẹ bàn cờ” và một số ca khúc khác. Sau đó, ông ra Bắc và tu nghiệp sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.Ca khúc của Trần Long Ẩn vừa da diết tình cảm vửa phảng phất tính triết học. Ông đã tự giới thiệu rất thành công những ca khúc của riêng ông trên sân khấu cho sinh viên và cho các thính giả trẻ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Trên mảnh đất tình người, Ði qua vùng cỏ non, Một đời người một rừng cây, Ðàn sáo Hậu Giang, Ðêm thành phố đầy sao, Xin làm người hát rong, Tiếng hát từ ánh lửa mặt trời…Bài ca “Cây hai ngàn lá” (phỏng thơ Pờ Sào Mìn) được giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 1994.Ðã xuất bản một số tập ca khúc “Vẫn hát ru em”, “Một đời người một rừng cây”… ————————Nhạc sĩ Trần Long Ẩn: Một đời người, một rừng cây Một nhạc sĩ người Bình Định đã hòa mình vào giữa nhịp đập của trái tim đất nước trong những ngày tháng sục sôi đấu tranh của phong trào học sinh – sinh viên các đô thị miền Nam và những tháng ngày bắt tay xây dựng đất nước sau ngày giải phóng. Đó là nhạc sĩ Trần Long Ẩn.Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, còn có bút danh là Đoàn Công Nhân, sinh ngày 29-9-1943. Thời trung học, ông học trường La San ở Quy Nhơn. Tại đây, ông bắt đầu được học nhạc. Đậu tú tài, ông được mẹ thưởng cho chiếc radio 4 băng. Qua chiếc đài này, những bài hát cách mạng phát liên tục trên sóng phát thanh miền Bắc đã ngấm vào tâm hồn chàng trai trẻ, khơi gợi, đòi hỏi tâm hồn ấy niềm kiêu hãnh của dân tộc. Ông tập tành sáng tác ca khúc từ đó. Năm 1966, từ Bình Định, Trần Long Ẩn vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa. Đó cũng là thời kỳ các đô thị miền Nam đang ngùn ngụt với phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Trần Long Ẩn nhanh chóng tham gia phong trào yêu nước của sinh viên miền Nam. Khi ấy, hàng vạn sinh viên, hàng vạn trí thức đang rất cần một giai điệu hùng tráng để họ bừng tỉnh, hiểu được những giá trị thiêng liêng của dân tộc. Sẵn năng khiếu âm nhạc, cùng với các nhạc sĩ như Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh…, Trần Long Ẩn đã thức thâu đêm để sáng tác các bài hát phục vụ cho phong trào. Học sinh, sinh viên xuống đường chống Mỹ – nguồn cảm hứng cho các ca khúc yêu nước của Trần Long Ẩn trước năm 1975. Ảnh TL “Người mẹ Bàn Cờ”, “Hát trên đường đấu tranh”, “Hành khúc thành phố”, “Hoa lục bình”… đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Và những bài hát này cùng với các bài hát trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe đã kết nối học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam thành một khối thống nhất đầy căm hờn. Sài Gòn gọi, Cần Thơ, An Giang, Huế, Đà Nẵng rùng rùng đáp lời. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông đã đi khắp nơi để cảm nhận và viết về những miền đất, chủ yếu là miền Đông và Tây Nam bộ. Tình đất đỏ miền Đông, ca khúc viết theo phong cách dân ca Nam bộ, ra đời ngay sau những ngày giải phóng. Ca khúc này viết về một vùng đất ông từng có nhiều gắn bó. Tình đất đỏ miền Đông đã đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài thống nhất đất nước do Hội Văn nghệ Giải phóng tổ chức năm 1976. Về miền Tây, ông lại cảm xúc viết bài Đàn sáo Hậu Giang… Tính ra, ông đã có cả trăm ca khúc khác nhau viết về các miền đất. Còn với Bình Định, quê hương mình, thì ông đã có: Trên quê hương Nguyễn Huệ, Hát về thành phố biển Quy Nhơn. Những năm gần đây, Trần Long Ẩn bắt tay vào sáng tác thơ giao hưởng với hy vọng thơ giao hưởng sẽ dễ hiểu hóa ngôn ngữ âm nhạc giao hưởng để được nhiều người hiểu và yêu thích. Mặt trời và ánh lửa là một tác phẩm như vậy. Tác phẩm này có thời lượng hơn 13 phút, trong đó có trích các ca khúc: Hát cho dân tôi nghe (Tôn Thất Lập), Dậy mà đi (Nguyễn Xuân Tân), Tự nguyện (Trương Quốc Khánh), Người mẹ Bàn Cờ và Tình đất đỏ miền Đông. Ca khúc của Trần Long Ẩn vừa da diết tình cảm vừa phảng phất chất triết lý. Ông từng tâm sự: “Tình yêu là sự sống vĩnh cửu của con người mà tạo hóa đã ban cho con người và muôn loài. Chính tình yêu đó lan tỏa thành sức sống. Dù là tình yêu của mỗi cá nhân, ta cũng thấy nó luôn gắn với xã hội. Khi tôi viết những bài tình ca cho riêng tôi thì tôi để đó chơi hoặc hát cho bạn bè nghe. Còn khi đưa tác phẩm ra xã hội thì tôi phải có trách nhiệm với tác phẩm của mình và với xã hội”.Cũng chính từ quan niệm như vậy, dấu ấn âm nhạc của ông đọng lại, vẫn là những bài hát mang hơi thở cuộc sống. Một rừng cây, một đời người là một trong những bài hát như vậy. Trách nhiệm xã hội, ý thức công dân – những vấn đề tưởng rất khô khan nhưng được thể hiện dưới hình ảnh vừa cụ thể, vừa giản dị, ca từ trong sáng, đẹp, âm nhạc da diết, như nhắn nhủ, như một tâm sự ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/ gian khổ sẽ dành phần ai… Tất cả đã làm cho ca khúc đi vào lòng người thật ngọt ngào.Bao giờ cũng vậy, âm nhạc của ông vẫn là những lời ca “Xin hát về bạn bè tôi/ những người sống vì mọi người”..
Thạch Trung ( Báo Bình Định )
Nguyen dinh Tuan Thành viên Bài viết: 83 Ngày tham gia: 10-04-2008, 12:33 Đã cảm ơn: 6 lần Được cảm ơn: 7 lần Blog: Xem blog (0)
bởi Bình Lâm » 08-10-2008, 12:13
Chủ đề này tôi đã từng viết (cách đây 3-4 năm gì đấy).
Bác nào sưu tập lại các nhạc sĩ Vĩnh An, La Hữu Vang, Châu Đức Khánh, (hình như) Lý Anh Võ. Ca sĩ Mai Hoa cũng từng đạt giải đặc biệt liên hoan ca nhạc năm một ngàn chín trăm … lâu lắc với Giọt nằng bên thềm.
Còn ăn, hết về ngoại ăn Bình Lâm Ban huấn luyện Bài viết: 1021 Ngày tham gia: 19-04-2004, 07:10 Đến từ: Tuy Phước (Gia Lai) Đã cảm ơn: 1 lần Được cảm ơn: 2 lần Blog: Xem blog (0)
bởi xuanphu150 » 14-08-2010, 18:11
La Hữu Vang thuộc thế hệ nhạc sĩ thành danh từ những năm tháng tham gia phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” ở Sài Gòn. Ông còn được biết bởi những đóng góp tích cực cho sự phát triển của âm nhạc Bình Định… Nhạc sĩ La Hữu Vang (tên thật là Trần Đình Giác) sinh năm 1935 tại thôn Tùng Giản – xã Phước Hòa ( huyện Tuy Phước). Vốn đam mê âm nhạc từ nhỏ nên năm 23 tuổi, Hữu Vang quyết định theo học khoa Sáng tác sư phạm tại “Viện Âm nhạc Quốc gia và Kịch nghệ Sài Gòn”. Học xong, Hữu Vang trở về giảng dạy âm nhạc tại An Nhơn, vùng đất mà anh đã gắn bó cuộc đời cho đến tận bây giờ. Năm 1968, trước việc bắt lính của địch, La Hữu Vang đành phải từ bỏ việc dạy nhạc để trốn vào Sài Gòn. Dẫu đang trốn lính nhưng chỉ vì thích phong trào quá nên Hữu Vang vẫn thường xuyên ôm đàn lên sân khấu hát, anh đã tích cực tham gia “Hát cho đồng bào tôi nghe” cùng với các nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh… Chính trong giai đoạn này, Hữu Vang đã cho ra đời những ca khúc “nằm lòng” của biết bao thế hệ sinh viên thời ấy như “Tổ quốc ơi, ta đã nghe” “Không ai ngăn nổi lời ca”… Đặc biệt, La Hữu Vang đã từng giành được giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi âm nhạc của UNESSCO với ca khúc “Dòng sử xanh” – mang nội dung ca ngợi truyền thống lịch sử, tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.Sau giải phóng, khi được giao phụ trách phong trào văn nghệ quần chúng của huyện An Nhơn, La Hữu Vang đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình với tất cả tâm huyết của người nhạc sĩ. Đề tài sáng tác của Hữu Vang cũng trở nên đa dạng hơn với những bài hát về vẻ đẹp của quê hương Bình Định trong thời kỳ đổi mới, về sự hy sinh thầm lặng của những người thương binh liệt sĩ… Nhiều ca khúc của La Hữu Vang đã được phổ biến trên Đài Tiếng nói Việt Nam như “Âm vang tiếng trống quê hương” (ca sĩ Đức Lân), “Tháng bảy và những cơn mưa” (ca sĩ Tấn Minh), “Những con đường quê ta đó” (NSND Thanh Hoa). Những năm tháng sau này, La Hữu Vang bắt đầu chiêm nghiệm về đề tài tình yêu đôi lứa, những tình khúc như: “Khúc ru xưa”, “Như cơn mưa xuân”… đã chinh phục được rất nhiều người nghe. Tình yêu trong những bài hát của Hữu Vang là những gì đẹp nhất, sâu lắng nhất, nhưng cũng mong manh nhất. Chính sự mong manh đó đã đem tới cho con người khát vọng về tình yêu, giúp cho họ biết trân trọng và giữ gìn tình yêu hơn.Dù đã ở đoạn cuối cuộc đời một con người, La Hữu Vang vẫn còn rất nhiều nhiệt huyết đối với âm nhạc. Ông tâm sự: “Đối với người nhạc sĩ nếu không còn sáng tác thì cũng coi như không còn tồn tại. Ở độ tuổi như tôi tuy sáng tác có khó khăn hơn, nhưng bù lại tác phẩm ra đời sẽ có độ chín chắn và sâu sắc hơn. Là một nhạc sĩ thuộc thế hệ đi trước, tôi mong sao mình còn có thể đóng góp một chút gì đó trong việc giữ gìn bản sắc âm nhạc Việt Nam trước xu hướng phát triển xô bồ của nhạc trẻ hiện nay…”.
(Theo Bao Binh Dinh: http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-ng … /10/17250/)
Sửa lần cuối bởi xuanphu150 vào ngày 14-08-2010, 18:15 với 1 lần sửa trong tổng số.
Bình Định quê tôi!
xuanphu150 Đội hình 1
Bài viết: 596 Ngày tham gia: 27-10-2006, 00:51 Đến từ: Lyon, France Đã cảm ơn: 3 lần Được cảm ơn: 5 lần Blog: Xem blog (0) CĐV của: Binh Dinh, Viet Nam, Chelsea
bởi xuanphu150 » 14-08-2010, 18:14
Nhạc sĩ TRẦN HỮU PHÁP – NGƯỜI GỬI HUẾ CUNG ĐÀNTrước năm 1975, khi đất nước còn chưa được thống nhất, qua làn sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam tôi đã được biết đến nhạc sĩ Trần Hữu Pháp khi được nghe hai ca khúc nổi tiếng thời bấy giờ : « Tiếng hát sông Hương », « Em bé Bảo Ninh », phổ thơ Nguyễn Văn Dinh, một bài hát viết cho thiếu nhi, được phổ biến không chỉ trong thiếu nhi mà rộng rãi đến quần chúng trong cả nước. Riêng tác phẩm « Tiếng hát gửi sông Hương » với giọng ca của NSND Thu Hiền trong chương trình «Tiếng hát gửi về Nam » đã gây một cảm xúc lớn trong tôi từ những đêm khuya ấy. Không ngờ sau này, tôi lại được công tác cùng với nhạc sĩ Trần Hữu Pháp một thời gian dài dưới mái nhà văn nghệ 26 Lê Lợi Huế. Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp sinh ngày 5.10. 1953 (Quý Dậu) tại Ân Phong, Huyện Hồi Ân, Bình Định. Từ năm 14 tuổi là một thiếu sinh quân, tham gia Văn công tuyên truyền Liên khu 5 trong những năm kháng chiến chống Pháp với niềm say mê âm nhạc và các hoạt động văn nghệ. Cũng trong năm 14 tuổi này, cậu thiếu sinh quân Trần Hữu Pháp đã sáng tác ca khúc đầu tay « Em yêu anh thương binh » đánh dấu cho một sự khởi nghiệp về âm nhạc. Năm 1954, khi ra Hà Nội nhạc sĩ Trần Hữu Pháp được tham gia vào Đoàn Văn công Thanh niên xung phong Trung ương và sau đó là Ủy viên thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, phụ trách Phân Hội Âm nhạc. Trong quá trình công tác tại Hà Nội, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã có mối quan hệ rất tốt với các thế hệ nhạc sĩ tên tuổi. Chính nhờ mối quan hệ tốt đẹp đó đã giúp ông có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm sáng tác tác ca khúc, đồng thời tạo nguồn hứng khởi cho ông viết nên những bài ca có giá trị nghệ thuật. Là người con xứ dừa Bình Định nên trong những năm tháng xa quê hương Trần Hữu Pháp luôn đau đáu nhớ thương về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Theo đánh giá của Hội Âm nhạc Bình Định thì ông là một nhạc sĩ sống xa quê viết về quê hương Bình Định nhiều nhất. Người Bình Định tâm đắc với ông qua những bài ca : Quê hương một sắc dừa xanh, Bình Định xanh, Hương sắc Bình Định, Nhớ Quy Nhơn, Lời ru chim Yến, Tình mẹ. Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của ông, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định đã phối hợp Nhà xuất Bản Thuận Hĩa ấn hành tuyển tập ca khúc Quê hương một sắc dừa xanh với 70 ca khúc chuyên đề về quê hương Bình Định. Năm 1956, một bước ngoặt lớn đã đến cùng chàng trai Bình Định khi Trần Hữu Pháp gặp được Hồng Thị Như Thuần, nguyên là một nữ sinh Đồng Khánh, Huế trên thủ đô Hà Nội. Người vợ Huế hiền thục dịu dàng ấy đã tiếp truyền vào tâm hồn nhạy cảm Trần Hữu Pháp một mạch nguồn sáng tạo mới đó là Huế yêu thương. Ca khúc Tiếng hát gửi sông Hương được xem là nhạc phẩm mở đầu cho Trần Hữu Pháp Gửi Huế Cung Đàn với hằng trăm ca khúc chủ đề về xứ sở của sông Hương núi Ngự. Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã từng tâm sự: « Huế trong tôi có lẽ từ những 40 năm về trước, lúc đó tôi đã vượt qua những con sông để lên đất liền về Hà Nội. Nguời con gái Huế dịu dàng đã đón tôi trong một đợt đón tiếp đồng bào và cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Khi ra Hà Nội, ba năm sau tôi lại gặp người con gái ấy và thế là Huế mãi mãi ở trong tôi. Trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của tôi đã có đến ba phần tư dành cho Huế từ một bài ca khúc nhỏ như Hành khúc đội thiếu niên du kích thành Huế đến Tiếng hát gửi sông Hương và Dòng sông ai đã đặt tên… »
(Theo Võ Quê: http://voque.org/index.php?option=com_c … &Itemid=30)
Bình Định quê tôi!
xuanphu150 Đội hình 1
Bài viết: 596 Ngày tham gia: 27-10-2006, 00:51 Đến từ: Lyon, France Đã cảm ơn: 3 lần Được cảm ơn: 5 lần Blog: Xem blog (0) CĐV của: Binh Dinh, Viet Nam, Chelsea
bởi longevityqn » 21-09-2010, 17:00
Mình thì đang kết ” cháu”…này..nguyên nhân thi cha cô bé này cũng là bạn nhậu ” tâm giao”, thôi thì giới thiệu vài dòng cùng mọi người:
Ngân Khánh sinh năm 1985 ở Quy Nhơn. Cô vào thành phố Hồ Chí Minh khi còn đang là học sinh cấp 2. Ngay từ khi còn rất nhỏ, Ngân Khánh đã luôn nổi bật với khuôn mặt xinh đẹp và khả năng diễn xuất rất tự nhiên.
Câu nói tâm đắc: “Cách trả thù tốt nhất là làm đẹp cuộc đời mình”Ngân Khánh bắt đầu bước chân vào nghiệp diễn từ năm 2005 với Hương trong bộ phim “Mầm sống” của đạo diễn Phan Hoàng. Ngay lần chạm ngõ điện ảnh, Ngân Khánh đã được thử sức với một vai diễn có số phận khá ngang trái mà khá nhiều diễn viên có nghề mơ ước. Hương là một cô gái lờ mờ về gốc gác của mình nhưng cô mặc kệ. Điều duy nhất cô quan tâm là làm thế nào để có tiền. Rồi một người đàn ông có tuổi đến với cô, ông ta trả tiền nhưng gieo cho cô một món nợ.Những bộ phim đầu tiên tuy chưa mang lại tiếng vang cho Ngân Khánh nhưng cũng là bước đệm để Ngân Khánh tự tin thể hiện mình trong cuộc thi tìm kiếm diễn viên “Ngôi sao ngày mai” năm 2006 và giành giải nhất.
Năm 2007 là năm thành công rực rỡ của Ngân Khánh khi được được nhận vai chính trong bộ phim khá ăn khách “Gọi giấc mơ về”. Cô vào vai Vy – một cô gái ác tâm, thủ đoạn, tìm mọi cách để đạt được những điều mình muốn. Bộ phim đã khẳng định được tên tuổi của cô diễn viên trẻ trong làng điện ảnh phía Nam.Hiện nay, tuy còn khá trẻ song gia tài phim của Ngân Khánh cũng tương đối nhiều trong đó phải kể đến: “Vũ điệu Vũ điệu Bella”, “Ghen”, “Nghề báo”, “Mây trắng ngang trời”, “Tường vy cánh mỏng”, “Những cánh hoa bay”… Đặc biệt, mới đây, cô vừa hoàn thành một vai diễn nặng ký trong bộ phim nhựa “Khi yêu đừng quay đầu lại”.
Bên cạnh đóng phim, Ngân Khánh cũng khá thành công với vai trò một ca sĩ. Đầu năm 2009, Ngân Khánh chính thức gia nhập công ty giải trí của ca sỹ Thanh Thảo và trở thành ca sỹ độc quyền. Mặc dù bận đóng phim nhưng cô ca sỹ trẻ vẫn rất tích cực tham gia các chương trình ca nhạc lớn cùng với các ngôi sao hàng đầu của làng giải trí Việt. Tháng 12 này, Ngân Khánh sẽ ra mắt album đầu tay của mình với 10 ca khúc độc quyền.Ngoài ra, Ngân Khánh cũng thường xuyên tham gia làm người mẫu ảnh và là một người mẫu quảng cáo rất được yêu mến. 1281946112714743219_574_574.jpg (30.42 KiB) Đã xem 392 lần
(Sưu tầm: vietnamnet.vn và các nguồn)
Chỉ có trời mới biết tại sao tui yêu đội Bình Định
longevityqn Đội hình 1
Bài viết: 762 Ngày tham gia: 05-10-2005, 13:51 Đến từ: Nguoi Nha nuoc Đã cảm ơn: 11 lần Được cảm ơn: 36 lần Blog: Xem blog (1) CĐV của: Binhdinh, Chelsea, Real Madrid
Quay về Người Bình Định bốn phương
Ai đang online?
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang online và 1 khách