Mà Đông là biển cả.Ba mặt Nam Tây Bắc là ba dãy non xanh nối nhau lại thành hình một chiếc ngai rồng vĩ đại.
bởi turbo » 20-04-2007, 11:30
Hầu hết các con sông ở Bình Định đều phát nguyên tại dãy Trường Sơn ở phía Tây và chảy xuống biển Đông, theo chiều rộng của tỉnh, nên không được dài lắm. Lòng sông nhiều khúc bị cát bồi, mùa nắng nước cạn, ghe thuyền trọng tải không thể lên xa được.Trong tỉnh có ba con sông lớn, được liệt vào hàng Đại Giang, là:Lại Dương Giang,La Tinh Giang,Côn Giang.Đó là ba “Sợi tim” của ba huyện cũ Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn.
Trong ba đại giang này, sông Côn lớn nhất.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 11:33
Sông CônNgày xưa gọi là sông Tuy Viễn.Đến triều Đồng Khánh (1885-1889), sau khi đất Tuy Viễn đã chia thành ba huyện Bình Khê, Tuy Viễn, Tuy Phước, thì sông lấy tên là Ba Huyện.Và sau khi huyện Tuy Viễn đã bị bãi bỏ để lấy đất cho phủ An Nhơn, và huyện Tuy Phước đổi làm Phủ, tên Ba Huyện không còn thích hợp nữa tên mới đổi tên là Côn Giang.Tên Côn Giang mới có từ triều Khải Định (1916-1925), Triều Duy Tân, khi soạn Đại Nam Nhất Thống Chí (1910) còn dùng tên Ba Huyện.Tại sao đặt tên là Côn Giang?Trên thượng lưu của sông có con suối Kon (phiên âm tiếng Thượng). Nhân đó có người bảo rằng:- Khi đi vẽ bản đồ Bình Định, người Pháp lấy tên suối mà gọi sông. Giọng Pháp đọc tiếng Kon lơ lớ ra tiếng Côn. Rồi các nhà viết sách địa dư cho trẻ em trường Pháp Việt học, dựa theo thầy Pháp mà viết là “sông Côn”, Từ xưa đến nay, những chữ ở nhà trường của Chánh Phủ dùng, thường được đa số nhân dân dùng theo. Vì vậy tên sông Côn lần lần được phổ biến và cuối cùng được thay thế cho tên sông Ba Huyện không còn “hợp thời”.Nghe có lý lắm, và trường hợp theo giọng đọc của thầy Pháp mà đặt tên cho sông núi Việt Nam, thường xảy ra lắm, như Mũi Ba Làng mà đọc thành Cap Batagan, Vàm Cỏ đọc thành Ve Cô, núi Chớp Vàng đọc thành Tuop Vang, v.v… Thầy dạy thế, trò học thế. Lúc ra đời, người nào có để ý đến non sông Tổ Quốc thì mới thấy sai, mà sửa lại, bằng không thì cứ như thế mà truyền lại cho con cháu, lâu ngày thành phổ thông.Nhưng trường hợp sông Côn thì khác.Chữ Côn mượn ở Nam Hoa Kinh của Trang Tử.Nam Hoa Kinh chép rằng:”Biển Bắc có loài cá tên là Côn. Bề lớn của Côn không biết mấy nghìn dặm. Côn hóa thành loài chim tên gọi là Bằng. Lưng của Bằng rộng không biết bao nhiêu dặm. Vùng vẫy bay, cánh như đám mây rũ ngang trời. Loài chim ấy khi biển động thì sắp dời sang biển Nam … Biển Nam là Ao Trời… Khi Bằng dời sang Biển Nam thì nước sóng sánh ba nghìn dặm. Liệng theo gió lốc mà lên chín vạn dặm. Đi cứ sáu tháng mới nghỉ…”.Mượn tên Côn mà đặt cho sông, cổ nhân dụng ý cầu mong cho con cháu sanh trưởng trên dãi đất đã sản sinh các vị hào kiệt Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng v.v… mà dòng sông Côn nhuần thấm, có ngày trỗi dậy “quạt cánh bằng bay chín vạn tầng cao”. Nếu không được như thế, ít ra cũng đừng làm những giống cá con con hễ thấy mồi ngon là đớp.Đó là hoài bão, là kỳ vọng.Uống nước nhớ nguồn. Và nguồn gốc tên sông Côn là thế.Sông Côn phát nguyên tại đâu?Đại Nam Nhất Thống Chí chép là “từ núi Phong Sơn”.Sách Địa Dư Mông Học tỉnh Bình Định của cụ Bùi Văn Lăng – một quyển sách giáo khoa từ trước đến giờ dùng ở các trường Tiểu Học trong tỉnh – chép rằng “Sông Côn phát nguyên từ núi Kim Điều về huyện Bình Khê”.Đó là lấy những con suối ở gần dưới này mà nói. Chứ nếu đi lên nữa thì chúng ta thấy nguồn phát tận vùng giáp giới ba tỉnh Quãng Nghĩa, Kontum, Bình Định.Nơi đó các con suối hợp lại, rồi chảy vào Nam, quanh co giữa các dãy Trường Sơn, vượt qua nhiều gành, nhiều thác, lướt gần 50 cây số thì đến Định Quang. Khúc này tục gọi là Suối Kon. Tuy hai bên bờ có nhiều khe nhỏ từ Tây chảy xuống, từ Đông chảy lên, nhưng nước thường không được nhiều và lòng suối có phần hẹp.Đến Định Quang, suối tiếp nhận nước Suối Sem từ Tây Bắc chảy xuống, rồi chạy vào chừng vài cây số đến Vĩnh Thạnh thì tiếp nhận thêm nước con suối từ Đông bắc chảy vào. Tại đây dòng nước quày xuống hướng Đông, đi chừng hai cây số đến Vĩnh Bình, thì lại quẹo vào Nam, chảy quanh co chừng mười, mười hai cây số đến Hữu Thuận, thì lại chảy ngược lên hướng Tây. Lên chừng vài cây số, đến Thượng Giang, thì gặp dòng Suối Cỏ từ Tây Bắc chảy vào.Từ Định Quang xuống Thượng Giang tục gọi là sông Hà Giao hay Hà Rêu.Khúc sông này hẹp, lòng lại thường nổi đá từng đống. Thuyền bè lên xuống rất khó khăn.Tại giáp khẩu Suối Cỏ, dòng sông lại trở xuống Đông Nam. Đi chừng hai cây số đến Tả Giang thì gặp suối Ba La, từ Đồng Tre ở phía Tây Nam chảy ra. Từ giáp khẩu suối Ba La. Lòng sông mở rộng, và theo hướng Đông Nam, chạy chừng chín, mười cây số thì đến địa đầu Phú Phong.Bắt đầu từ Hữu Giang, Tả Giang trở xuống, sông mới chính thức gọi là Côn Giang.Trên khúc sông từ Tả Giang, Hữu Giang xuống Trinh Tường, đây đó nổi lên những đống đá đen láng. Đối với việc lưu thông đó là những chướng ngại vật. Nhưng đối với du khách thì đó là những món “gia vị” có thể gọi là “nên thơ”. Mùa lụt thì những đống đá ấy bị ngập, không trông thấy, nhưng đến mùa nắng thì những khả ái như những hòn non bộ trong các hồ nước trong của đám phong lưu, tài tử.Truyền rằng xưa kia ông Khổng Lồ thường ngồi trên những đống đá trong vùng, để câu. Hiện còn để dấu nơi hòn Đá Tượng.Hòn Đá tượng không phải ở trong sông, mà ở trong suối Ba La, gần sông, cách cầu Ba La chừng vài chục thước. Đây là một tảng đá cao lớn (mỗi chiều có đến 10 thước). Trên mặt có dấu hai bàn chân và có dấu mổng ngồi, to lớn. Các ông bà già cả quyết đó là chân và mổng ông Khổng Lồ ngồi câu.Những dấu Ông Khổng Lồ để lại trên các cụm đá khác trên sông đã bị nước “gụt rửa” hết.Vì có chuyện “Khổng Lồ ngồi câu trên đá” nên khách làng thơ gọi là “Đá Khổng Lồ”.Đá Khổng Lồ không thấy trên khúc sông từ Trinh Tường đến Phú Phong.Đến địa đầu Phú Phong, sông Côn tiếp nhận nước sông Đá Hàng.Từ nguồn xuống cho đến cuối Trinh Tường, ngoài những dòng suối đã kể, sông Côn tiếp nhận nhiều suối khe khác nữa. Nhưng các phụ lưu ấy, phần nhiều đều khô cạn về mùa nắng không “giúp ích” cho sông được bao nhiêu.Chỉ có sông Đá Hàng là phụ lưu quan trọng.Sông Đá Hàn không dài lắm và có hai nguồn. Một phát tại vùng Núi Bà thuộc An Nhơn, chảy từ Nam ra Bắc, rồi quành lên Tây, độ vài chục cây số, thì gặp dòng suối Đồng Hưu thuộc thôn Phú Phong quận Bình Khê từ hướng Tây chảy xuống. Hai suối hợp lại chảy lên hướng Tây Bắc. Lên độ năm cây số thì gặp nguồn thứ hai, là suối Đồng Le từ phía Tây chảy xuống. Nguồn này chỉ bằng nửa nguồn trước (chừng 11, 12 cây số). Hai nguồn hợp lại thành sông Đá Hàng chảy ra sông Côn về hướng Đông Bắc.Từ chỗ giao chi của hai nguồn đến sông Côn, bề dài của sông Đá Hàn không trên 10 cây số. Lòng sông lắm nơi đá mọc lởm chởm, thác đổ bọt tung.Thôn Trinh Tường nằm ở bờ Tây.Thôn Phú Phong nằm ở bờ phía Đông.Cách nơi giao thủy giữa sông Đá Hàng và sông Côn, chừng một cây số, có một dãy đá xanh nổi lên như một đập đá chạy từ Phú Phong lên Trinh Tường. Người địa phương gọi là dãy Đá Hàng, và con sông do đó mà mệnh danh. Thường thường dãy Đá Hàng bị ngập nước, sõng nhỏ, bè lớn, lên xuống dễ dàng. Nhưng đến mùa nắng thì đá bày ở nhiều chỗ, sõng bè không qua được.Tại dãy Đá Hàng có bến lội.Gần bến lội có chợ nhóm vào buổi chiều, tục gọi là Chợ Chiều, nằm ở địa phận thôn Phú Phong. Bên kia sông, thuộc địa phận Trinh Tường lại có một xóm gọi là Đồng Lẫm. Tên gọi như thế vì nơi đó có đồng lúa trì và xưa kia nghĩa quân Cần Vương có cất lẫm chứa lúa nuôi quân. Bên lẫm có đồn để canh coi. Cho nên bến kia gọi là bến Đá Hàng khi thì gọi là Bến Đồn.Vì có bến có chợ, nên thời thái bình, Đá Hàng là nơi nhóm khách tứ phương, khách phong tao cũng thường đến du ngoạn và có gởi lại đôi vận phong lưu được nhiều người thưởng thức: Khách song thơ với khách đài trang,Chung bóng đêm xuân cảnh Đá Hàng.Bãi thẳm hương trao làn gió nhẹ,Dòng trong sóng lộng ánh trăng vàng.Tình không đắm rượu say dường đã…Hứng cũng vì thơ thú mãi càng…Đồng Lẫm Chợ Chiều thiêm thiếp mộng,
Gà đâu vội vã… tiếng đưa sang!
(Hương Sơn) E mỗi ngày mai tóc bạc phơĐợi thuyền Tây Tử biết bao giờ?Mượn tình mượn cảnh chơi cho thú,Rằng tục rằng tiên nghĩ cũng khờ.Bốn mặt non sông ba mặt khách,Nửa lòng trăng gió một lòng thơ.Rồi đây bến đá còn qua lại,
Nhìn nước nhìn mây chớ thẩn thờ..
Sông Đá Hàng cùng khúc sông từ địa đầu Phú Phong trở lên là hai nhánh của sông Côn. Sông Đá Hàng gọi là Tả Trạch tức nhánh Tả, khúc kia gọi là Hữu Trạch, tức nhánh Hữu.Nhánh Hữu từ Tây Bắc chảy xuống Đông Nam.Nhánh Tả từ Tây Nam chảy xuống Đông Bắc.Rồi hợp nhau lại chạy thẳng xuống Đông.Trông như một gốc cổ thụ có hai chảng đều đặn cân phân.Nhưng cảnh trí đó do người tạo, chứ không phải do trời sinh.Khi xưa, nhánh Hữu xuống đến cuối thôn Hữu Giang, đầu thôn Phú Lạc, tại nơi cây Muồng, thì quành ra phía Bắc, rồi chuyển xuống Đông, dọc theo Phú Lạc, Kiên Mỹ, đến nữa Thuận Nghĩa lại quay vào Nam, tại xóm Soi để đi thẳng xuống Đông.Còn nhánh Tả, sau khi qua khỏi Đá Hàng chừng vài ba trăm thước thì quẹo xuống Đông. Qua hết địa phận Phú Phong, Xuân Hòa, đến địa đầu An Xuân thì nhập cùng suối Đồng Sim, chảy ra sông Côn ở phía Bắc, cách nơi giao thủy chừng một cây số. Đường nước cũ của hai nhánh sông hiện còn dấu tích, như Bàu Ấu, sông Lấp… ở Phú Lạc, soi rộc ở Thuận Nghĩa, bàu Bà Lặng, các bàu ở xóm Phú Văn tại Phú Phong …v.v…Chính vua Thái Đức Nguyễn Nhạc đã sửa đổi vị trí hai nhánh sông vào khoảng Canh Tuất, Tân Hợi (1790-1791).Tại sao lại có sự sửa đổi như thế?Truyền rằng:Chiến thắng quân Mãn Thanh của vua Quang Trung tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) làm chấn động cả Trung Quốc, Ông Thầy Địa đã tìm ra long huyệt tại Hoành Sơn đoán biết rằng hai anh em họ Nguyễn đã cướp phước của mình, căm giận muốn trả thù, nhưng tuổi già sức yếu, chưa tìm được cách sang Việt Nam. May thay, vua Càn Long lúc bấy giờ lại đang tìm người giỏi thuật phong thủy cho sang Việt Nam để tiêu diệt vượng khí. Thầy Địa Tàu bèn phụng mạng cùng người con trai dùng phương tiện của nhà vua mà đi. Hai cha con đến thẳng Qui Nhơn. Sau khi biết đích xác là nhà Tây Sơn dựng được nghiệp cả là do long huyệt của mình tìm ra, thầy Địa Tàu lánh mặt, sai con vào chầu vua Thái Đức.Vốn sẵn cảm tình cùng người Trung Hoa từ xưa, vua Thái Đức tiếp đãi người con trai Thầy Địa rất trọng hậu, mặc dù không biết rõ tung tích. Khách khen cuộc đất ở Hoành Sơn, nhưng tiếc rằng hai nhánh sông không ôm chặt lấy địa cuộc, sợ sinh khí không vượng được lâu dài. Đoạn tìm lời mê hoặc và khuyên nhà vua “cải tạo thiên nhiên”. Nhà vua nghe theo, cho đào nhánh Hữu từ Cây Muồng thẳng xuống Đông Nam, chia đôi Hạnh Lâm và Chơn Tự, và đào nhánh Tả từ Đá Hàng thẳng ra Đông Bắc, giáp với nhánh Hữu mới đào. Hoành Sơn ngó ngay xuống chỗ giao thủy của hai nhánh, phong cảnh trông đẹp hơn trước, nhưng long mạch bị trọng thương!.Vì vậy, công trình cải tạo thiên nhiên của vua Thái Đức hoàn thành chưa được bao lâu thì vua Quang Trung băng hà! Nhà Tây Sơn lần lần suy nhược…Đó là chuyện xưa.Chúng ta hãy trở về với cảnh hiện tại.Từ địa đầu Phú Phong trở xuống, nhờ sông Đá Hàng lòng sông Côn mở rộng thêm, và nước sông Côn trở thêm lai láng.Khúc sông rộng nhất và sâu nhất là từ Phú Phong xuống đến An Thái (địa đầu An Nhơn), dài chừng 14 cây số. Quang cảnh trên khúc sông này rất ngoạn mục. Có thể nói đó là khúc sông đẹp nhất trên dòng sông Côn. Tám bức Tiêu Tương của Tống Địch đời Tống bên Trung Quốc đều đã ‘thể hiện” nơi đây:- Đứng nơi bến Kiên Mỹ nhìn sang Chợ Cây Cốc nằm trên Gò Ngựa thôn Phú Phong, lúc mặt trời gác núi, một họa sĩ trứ danh đất Bình Khê là Cố Mai Chi đã khen rằng linh động hơn cảnh “Sơn thị tình lam” của họ Tống. – Nhìn bãi cát trắng phau phau ở Miễu Ông, thuộc thôn Xuân Hòa, hoặc bãi Cà Đáo thuộc thôn Dõng Hòa, buổi tạnh trời ngàn cò bay lượn, thì so với bức “Bình sa lạc nhạn” ai dám bảo rằng thua kém.- Đi đò qua ngang Vĩnh Lộc, nghe chuông Nện Sương trong bóng cây xanh tỏa khói, thì dám tin rằng cảnh “Yên tự vãn chung” ở Tiêu Tương không thể hơn.- Còn những cảnh “Ngư thôn tịch chiếu”, “Giang biên mộ tuyết”, “Viễn phố qui phàm”, “Tiêu Tương dạ vũ”, “Động Đình thu nguyệt”, nếu để lòng là thấy ngay.
Lại thêm những soi dầu quằng nhánh lục của thôn Thuận Nghĩa, những bãi mía lả lướt màu xanh của các thôn Vĩnh Lộc, An Chánh, An Vinh…, bên Hữu Ngạn, những cánh đồng lúa mênh mông hết xanh mởn lại trở vàng hươm của các thôn Xuân Hòa, An Xuân, Lai Nghi, Thú Thiện… ở bên Tả Ngạn, và những hàng tre nghiêng bóng xanh trên mặt nước xanh, những cây da hình thù cổ quái, tàn cao vướng mây, chạy dọc theo hai bên bờ, làm cho khách đi xuống lên trên sông Côn luôn tìm thấy cảnh sắc mới, hương vị mới, khoái mắt khoái lòng.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:22
Ở khoảng giữa khúc sông Phú Phong An Thái này, lại có ngọn Hương Sơn ở phía hữu ngạn trên địa phận hai thôn Kiên Thạnh và An Chánh, điểm xuyết cho Côn Giang thêm phong vị thêm tình tứ. Những khách ưu non mến nước thường dong thuyền chơi trên khoảng sông này và có để lại nhiều văn thơ để vịnh. Được nhiều người tán thưởng là bài thơ sau đây của Định Phong: Nguồn tiên cuồn cuộn xuống Tây Cương,Uốn khúc rồng xanh lướt dặm trường…Ba huyện lúa dâu bờ trải gấm;Một trời mây rán nước lồng gương.Dập dìu bãi thắm tình âu lộ,Lặng lẽ dòng khơi mạch đế vương.Biển Bắc trời Nam dồn sức gió,
Thênh thênh chín vạn cánh bằng trương.
Hình ảnh của sông, danh hiệu của sông, còn thấy trong nhiều bài có giá trị khác. Như trong bài văn tế Vua Quang Trung: Dòng Côn Thủy mây lồng thức gấm,mãn vui tình mai liễu độ xuân;Đỉnh Tây Sơn gió cuộn sóng tùng,
chạnh tưởng đấng anh hùng cứu quốc!
Trong bài văn tế anh hùng Mai Xuân Thưởng: Thân trơ trọi một gươm một ngựa, vì nỗiquốc cừu vị báo, dòng Côn giang vượt bến rủi dong;Bước gập ghềnh càng nghĩ càng đau, nhớ câu
“quyển thổ trùng lai”, miền Linh Đỗng tạm đường ẩn náu.
Trong bài văn tế “Tướng sĩ trận vong năm Đinh Hợi” (1947): Giải Tây Lĩnh hắt hiu chiều gió bấc,tưởng hồn chiến sĩ ngậm ngùi thương;Dòng Côn giang lai láng bóng trăng khuya,
xui dạ hoài nhân chan chứa lệ!
Vân vân…Chẳng những bên nam giới mới nặng tình với sông Côn.Tình phái nữ giới đối với sông Côn cũng rất đằm thắm. Trong văn thơ của họ thường in đậm bóng dáng sông Côn, nhất là khúc sông có trăng Non Hương, mây Non Hương lồng bóng.Như trong hai bài đã đăng ở tạp chí Lành Mạnh năm trên. Một của Mộng Hoa, nhan đề là:
Niềm Mía Lúa
Em là gái sông Côn Không lòng khe giặt lụa.Em là gái hương thôn,Lòng đơn sơ mía lúa.Mía ngọt đời văn chương,Lúa thơm tình đất nước.Tin sương sóng trùng dươngKhông bận lòng chim thước.Rồi một hôm anh về:Ánh phiền ba nắng nhuộm,Xui hương nở đồng quê,Mộng vàng vương cánh bướm!Nhưng vầng trăng Non HươngThầm nhắc niềm nguyện ước:Mía ngọt đời văn chương,
Lúa thơm tình đất nước.
Và một của Chức Thành, nhan đề là:
Sông Côn Giặt Sợi
Hanh hanh nắng vàngTrên dòng Côn giangEm ngồi giặt sợiNước trời mênh mang…Nước loáng màu ngân,Sợi ngời ánh tuyết.Tay em mãi miếtPhăn tình cố nhân.Gió thổi tình vươngMây triền non HươngBay vào tay sợiKết niềm yêu đương,Kết niềm nhớ thương,Dệt thành bức gấm
Tặng đời văn chương.
Những bài trích dẫn trên đây là những mảnh lòng của những người chịu ảnh hưởng sâu đậm của nước non Bình Định, nhất là của dòng sông Côn. Những người ở xa mà nặng tình non nước, dù mắt chưa thấy, xem những vần trên cũng biết qua được phong vị của sông Côn.Phong cảnh và khí vị của sông Côn, từ Phú Phong đến An Thái, đại để là như thế.Xuống khỏi An Thái chừng nửa cây số, sông Côn chia làm hai nhánh, một chảy vào Đông Nam, gọi là Nam Phái, một nhánh chảy ra Đông Bắc, gọi là Bắc Phái.Nam Phái chảy được chừng một cây số đến gần Phụng Ngọc, Quan Quang lại phân làm đôi. Một chạy dọc theo quan quang chảy thẳng xuống Đông, qua hết địa phận An Nhơn đến địa phận Tuy Phước, rồi chảy ra đầm Thị Nại. Nhánh này gọi là Trung Phái. Còn nhánh kia chảy vào Phụng Ngọc rồi thẳng đường chảy vào Đông Nam, chừng vài cây số nữa, thì trở xuống Đông, qua trước cửa Tiền Thành Bình Định. Do đó mệnh danh là sông Cửa Tiền.Sông Trung Phái cạn, mùa nắng thường bị mưa nhiều chặng. Chạy giữa đồng ruộng mênh mông, phong cảnh ít thay đổi. Đông cũng như Tây, Nam cũng như Bắc, đâu cũng lúa xanh cò trắng, vàng sớm hồng chiều. Cho nên thuyền du tử ít hay lên xuống.Sông Cửa Tiền khi gần đến thành Bình Định thì tiếp nhận nước sông An Tượng từ Tây Nam chảy ra. Nhờ vậy mà từ đó trở xuống lưu lượng gia tăng gấp bội. Hành khách đi trên Q.L. số 1, qua cầu Tân An là cầu bắc ngang sông cửa Tiền, lúc nào cũng thấy sông xanh lục lìa và nước chảy cuồn cuộn. Khi xuống đến Tuy Phước, sông chia làm nhiều nhánh nhỏ chảy ra đầm Thị Nại.Trên con sông Cửa Tiền cũng không có gì đặc biệt để thưởng ngoạn. Duy ở trước cửa thành Bình Định, có một bến đò quang cảnh và phong vị phảng phất Bến My Lăng của nhà thơ Yến Lan: Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,Rượu hết rồi ông lái chẳng buồn câu.Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,Ông lái buồn để gió lén mơn râu.Ông không muốn run người ra tiếng địch,Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao.Vì đìu hiu, đìu hiu trời tĩnh mịch,Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao!Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh,Tơ vương trời, nhưng chỉ giải tơ trăng…Chiều nghi ngút dài trôi về nẻo quạnh,Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng.Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã, Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly.Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả,Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.Ông lão vẫn say trăng nằm gối sách,Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách,Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng.Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng,
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng!
Cửa Tiền và Cửa Đông vốn không xa cách, mà tác giả “Bến My Lăng” lại là người ở Cửa Đông, cho nên những khách yêu thơ yêu cảnh thường gọi bến Cửa Tiền là bến My Lăng.
Sông Cửa Tiền dài độ chừng 25 cây số kể cả khúc quẹo, đường cong
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:26
Còn dòng Trung Phái thì ngắn thua chừng một mười một tám.Đó là Nam Phái.Còn Bắc Phái từ chỗ phân lưu chảy xiêng xiêng ra Đông Bắc, chừng ba cây số đến Thị Lựa, thì chia làm hai:Một nhánh gọi là sông Thạch Yển, tức sông Đập Đá, chảy vào Đông Nam chừng ba cây số đến Thanh Danh, thì trở ra Đông Bắc. Chạy chừng năm sáu cây số, đến trước hòn Mò O, thì dừng lại tại đập Lý Nhơn.Hai nhánh Thạch Yển và La Vỹ chảy ra Gò Găng rồi chảy xuống Lý Nhơn để hợp thành sông Thạch Yển. Nhánh này dài độ sáu bảy cây số.Hai nhánh Thạch Yển và La Vỹ phân nhau ở phía Tây thành Đồ Bàn cũ và hợp nhau ở phía Đông, thành một vòng đai bao quanh một vùng rộng, dáng tròn tròn, gồm các vùng Thập Tháp, Thành Cũ (Đồ Bàn), Vân Sơn, Nhạn Tháp, Đập Đá. Ở trên ngó xuống phảng phất giống một quả bầu ve để nằm, đầu day xuống phía Đông, đập Lý Nhân là cuống.Hai nhánh Bắc Phái hợp nhau ở Lý Nhân rồi lại chia làm hai một lần nữa. Một chảy cong cong xuống Đông Bắc rồi lại quẹo vào Đông Nam để vào đầm Thị Nại. Một chạy thẳng xuống đầm Thị Nại, cũng chạy vào một cửa cùng nhánh kia. Trên cao nhìn xuống, hai nhánh sông này trông giống một cây cung, mà dây là hai nhánh phái trong bị dùn, cần là nhánh phía ngoài bị vẹo vọ. Bề dài của hai nhánh từ Lý Nhơn đến Thị Nại chỉ trong vòng mười hai đến mười bốn cây số.Ngày xưa Bắc Phái chỉ có một dòng là sông Thạch Yển, chạy từ Thị Lựa đến Thị Nại.Sông La Vỹ do vua Thái Đức mới đào sau.Truyền rằng:Phá long mạch của Hoàng Sơn xong thầy Địa thấy vượng khí đất Tây Sơn vẫn còn thạnh, vì còn long mạch của Trung Sơn. Long mạch này chạy thẳng xuống hòn Mò O, qua Kỳ Đồng và gò Thành Cũ. Thầy Địa bèn khuyên Nguyễn Nhạc tạo cho Hoàng Thành (tức thành Đồ Bàn vừa kiến thiết lại) cái thế “Tứ thủy triều qui” để trước thêm tú khí cho Hoàng Thành, sau thêm rào dậu để phòng địch. Nhà vua nghe theo, cho đào sông La Vỹ: long mạch bị thương đến hai nơi, một ở dưới chân hòn Kỳ Đồng phía trên Thành Cũ, một ở chân hòn Mò O phía Đông Thành Cũ!Sông La Vỹ vừa đào xong thì lụt làm lở phía Đông, tức là phía thành Đồ Bàn. Nhà vua liền cho đắp một bờ đê hình quai vạc gọi là Đỉnh Nhĩ Đê, để giữ nước. Do đó sông La Vỹ mang thêm một tên nữa là sông Quai Vạc.Sông La Vỹ hết bị lụt lở ở Đông thì sông Thạch Yển bị bồi lần lần, mùa nắng nước không xuống được thấu hạ bạn. Nhân dân ta thán! Kế đó vua Thái Đức băng hà, con là Nguyễn Bảo bị truất ngôi. Tiếp đến nhà Nguyễn trung hưng, nhà Tây Sơn bị diệt vong…Nhân dân không mấy lúc được an cư lạc nghiệp. Hết chạy giặc đến đi lính, không còn thì giờ để lo việc đào cát vét sông.Mãi đến cuối đời Gia Long (1802-1820) hai nhà phú hào ở thôn Háo Đức là họ Châu và họ Trần xuất tiền mua đất, đào lại con sông Thạch Yển. Nhân dân địa phương cảm đức, lập đền thờ. Vua Minh Mạng phong thần và sắc tứ:- Châu Thị Ngọc Mã,- Trần Thị Ngọc Lân.Đến năm Bính Thìn (1916), triều Khải Định, Hội Bảo Nông Bình Định do bá hộ Nguyễn Cẩn, bá hộ Lâm Thanh Cẩn, phú hộ Ôn Huỳnh Châu đứng ra cổ động góp cổ phần, xây đập đá tại thôn Phương Danh, để dẫn thủy nhập điền.Từ khi được hai họ Châu, Trần xây lại và nhất là sau khi đập đá ở Phương Danh xây xong, sông Thạch Yển trở thành nhánh sông quan trọng. Ghe thuyền lên xuống mỗi ngày mỗi thêm đông. Các vùng lân cận đã nhờ nước đầy đủ trở nên phì nhiêu, dâu lúa được mùa, mà còn nhờ sự buôn bán với ghe thuyền, mà thêm trù phú.Rồi tên Thạch Yển (nghĩa là đập đá) lần lần ít nghe nói đến, và tên Đập Đá (nghĩa là Thạch Yển) càng ngày càng nổi như cồn.Đập Đá chẳng những dùng để gọi con sông Thạch Yển mà còn trở thành địa danh. Những thôn ở quanh Đập Đá Phương Danh đều mang tên là Đập Đá. Và hiện nay những thôn ấy gồm có Phương Danh, Bằng Châu, Mỹ Hòa, Bá Canh hợp nhau lại thành một xã, mệnh danh là xã Đập Đá. Và Đập Đá đã trở thành bất hủ, vì đã “thể nhập” vào văn chương: – Em về Đập Đá quê cha,Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng.- Anh về Đập Đá đưa đò,Trước đưa quan khách sau dò ý em.- Anh về Đập Đá Gò Găng,
Để em kéo vải sáng trăng một mình.
(Ca dao)Nhân tiện cũng nên xét tên “Thạch Yển” “Đập Đá” có phải do cái đập bằng đá xây ở Phương Danh mà ra chăng?Có người quả quyết rằng do đó.Nhưng xét kỹ thì:- Đập Đá mới xây triều Khải Định, năm Bính Thìn (1916) mà trong Đại Nam Nhất Thống Chí do cụ Cao Xuân Dục soạn năm Duy Tân thứ 3 (1910) có nói rõ rằng: “Bắc phái từ thôn Nhơn Nghĩa chảy ra Đông Bắc, đến Tân Kiều lại chia thành hai chi: một chi chảy vào Nam mười hai dặm đến thôn Phương Minh, làm sông Thạch Yển, lại thuận dòng chảy hơn ba mươi dặm đến thôn Đa Tài huyện Tuy Phước. Chi thứ hai chảy về phía Bắc tám dặm đến thôn Thuận Chánh là sông Gò Găng…”- Sông Thạch Yển xưa cũng gọi là sông Bằng Châu. Và tại nơi xây đập đá hiện thời, trước kia người địa phương, mùa hạ mùa xuân, vẫn có đắp đập dẫn nước vào ruộng. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí gọi đập ấy là “Bằng Châu Giang Thạch Yển” tức là “Đập Đá sông Bằng Châu” (Bằng Châu ở gần Phương Danh). Và vì sao lại gọi là Thạch Yển trong khi đập đắp bằng bổi, Đại Nam Nhất Thống Chí cho biết “Vì lòng sông có đá nên gọi tên ấy “.- Các câu ca dao thường dẫn đã có từ lâu, từ khi chưa có cầu, chưa có đập đá, nối liền hai bờ sông, người qua lại còn phải dùng đò (anh về Đập Đá đưa đò…,) chớ không phải mới có từ đời Khải Định về sau.Như thế chứng tỏ rằng tên “Thạch Yển” và “Đập Đá” đã có từ thời xưa. Nhưng chắc chắn rằng vùng Đập Đá nổi danh sau khi đập đá đã đắp xong và làm cho các vùng xung quanh trở nên phồn thịnh, con sông Thạch Yển trở nên con đường giao thông suốt bốn mùa.Hiện thời nhánh sông Thạch Yển là con sông chính của Bắc Phái, cũng như con sông Cửa Tiền là nhánh sông chính Nam Phái.Ghe thuyền, nhất là thuyền lớn, chở hàng hóa, chỉ dùng hai con sông này để xuống lên. Còn những nhánh khác thì chỉ dùng để đem nước vào ruộng.Và tất cả các nhánh của ba phái Trung Nam Bắc, trước khi chảy vào đầm Thị Nại, nhánh nào cũng chia thêm nhiều nhánh nhỏ, nhánh thì hòa mình vào đồng lúa, nhánh thì trở lại cùng “mẹ” hoặc rót vào nhánh khác, chằng chằng chịt chịt như rễ cây. Các nhà văn ví sông Côn như một cây da muôn tuổi, mà thượng lưu là đọt và nhánh, từ Phú Phong đến An Thái là thân, từ An Thái đến Thị Nại là gốc và rễ. Đi tàu bay ngó xuống thật giống chín mươi chín rưỡi phần trăm.Sông Côn tuy rộng và dài, nhưng chỉ có lợi cho nông gia và các giang thuyền hạng nhẹ. Ghe thuyền trọng tải lên xuống không tiện nhất là về mùa nắng. Bởi vì lòng sông thường nổi cát từng vùng, và trên sông có nhiều đập ngăn nước để tưới ruộng.Đập trên sông Côn rất nhiều và hầu hết đều đắp bằng bổi. Đập xây xi măng có vài cái.Đập đá xây trước nhất là đập Phương Danh, công trình của hội Bảo Nông Bình Định mà đoạn trên đã nói. Đập xây rất công phu và rất chắc chắn. Những người đứng đốc công đã được Chánh phủ đương thời thưởng phẩm hàm xứng đáng.Sau ngày tiếp thu tỉnh Bình Định (1955), Chánh quyền đương thời có xây thêm mấy đập nữa.Công trình đáng kể nhất là đập Bảy Yển.Đập Bảy Yển nằm tại nơi phân lưu Trung Phái và Nam Phái (tức sông Cửa Tiền).Đó là đập lớn nhất tỉnh.Gọi là đập Bảy Yển vì đập này chia nước làm bảy đập nhỏ ở hai phái Trung và Nam. Ngày trước việc đắp đập do các ban Yển của bảy đập liên hệ đảm nhiệm. Mỗi năm, đến mùa lụt, đập bị nước phá vỡ hết. Mùa lụt qua, vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11 âm lịch, các ban yển lo mướn phu chở cây chở bổi đến đắp lại. Công của hàng năm tốn không phải ít. Từ ngày đập đá xây xong (1959), nông dân ở trong vùng đỡ lo về việc đắp đập.Sau đập Bảy Yển, Chánh Phủ còn đắp thêm hai đập đá nữa:- Đập Kiền Giang, trên suối Kiền Tiền, là một phụ lưu của sông Đá Hàng, quận Bình Khê.- Đập Thuận Hạc, tức là đập Lý Nhơn (cũng có tên nữa là đập Thiên Hạc) thuộc quận An Nhơn.Tiền để ra để đắp đập rất nhiều, song hai đập này vừa xây xong thì bị lụt lội xói sập! Nhân dân đã chẳng nhờ được gì mà còn phải chịu mất thêm nhiều công nhiều của để đắp lại đập bổi mỗi năm. Vì đập đá bị hư, chân đập bị xói sâu hơn cũ, và những mảnh vỡ của đập đá bỏ lăn lóc làm chướng ngại công việc của nhân dân.Đập hư, chủ thầu đổ thừa cho sức nước.Nhưng sự thật là do “Mọt xi măng”.Ở Hòa Lan có những đập vô cùng kiên cố, nhưng thỉnh thoảng cũng bị vỡ. Vì ở đó có giống vật biển gọi là Ta rê (Taret) đục thủng một vài lỗ nhỏ. Nước biển chảy vào những lỗ thủng ấy, xoi lần lần đến vỡ đê!Giống Ta rê làm vỡ đê Hòa Lan.Giống “Mọt xi măng” làm vỡ đập, sập cầu Việt Nam.Nhưng hai bên không giống nhau.Vì giống Ta rê đợi đê làm xong rồi mới đục.Còn giống “Mọt xi măng” thì đục trước hoặc trong khi làm. Chúng chẳng cần dùng răng cắn chân đào như giống Ta rê, mà chỉ có việc nuốt trửng một số lớn xi măng dự trù trong điều kiện sách, rồi đẻ trứng thay vào số xi măng ấy. Trứng mọt trộn với xi măng đắp đập xây cầu, ít lâu nở con. Một con không ăn được xi măng chết bèn đục lỗ chui ra để kiếm mồi… Đập cầu, bị nước tràn vào lỗ đục làm hư làm sập, hoặc kíp hoặc chầy, tùy lỗ mọt nhiều hay ít. Nhân dân có nhiều người biết, song phải bóp bụng làm ngơ vì chúng có “bùa hộ mệnh”.Nhiều khi người dân chỉ có “hai bàn tay trắng ôm lấy tấm lòng vàng”, toan trừ chúng để trừ hại cho nước, thì chẳng những chúng không lâm nguy, mà còn “đẻ” trứng lên người có thiện tâm thiện chí nữa là khác! Mà trứng của chúng, phải biết, cầu đập còn không chịu nổi huống là “thịt da ai cũng thế mà thôi”.Khi đập Kiền Giang và Lý Nhơn đã sập rồi, nhân dân Bình Định rất lo cho thân phận Bảy Yển. Vì biết đâu trong đập lại không có ít nhiều “trứng mọt xi măng”. Cho nên các ông già bà lão thường thắp hương tâm cầu trời Phật làm cho ung hết trứng trong đập đi, nếu có, để đập Bảy Yển khỏi theo Kiền Giang và Thuận Hạc mà “hạc giá du tiên”.Còn các đập khác ở trên sông Côn, thân bổi nghìn xưa vẫn còn thân bổi! Nhân đó trường Xuyên có mấy câu cảm tác: Đống lương dù chẳng sánh tài,Tấm thân vì nước chi nài nắng mưa…Đá nung năm sắc có thừa,
Mà người vá khuyết sao chưa thấy về.
Những đập đắp bằng nổi trên sông Côn, về mặt cấu tạo, cũng như về mặt phong cảnh, không có gì đặc biệt.Nhưng cũng đắp bằng bổi và phong cảnh cũng chỉ có sông dài bãi rộng, mặt sóng chen mây, nhưng ở Bình Định hễ nói đến đập, không một ai không nhắc đến tên.Đó là đập Văn Phong.Đập Văn Phong ở địa đầu thôn Phú Lạc, quận Bình Khê. Văn Phong là tên vị tiền hiền đứng ra tổ chức việc đắp đập và mương đào dẫn nước. Đập không lớn lắm nhưng tưới được 2 phần 3 ruộng của quận Bình Khê nằm dọc theo Bắc Ngạn sông côn, từ Phú Lạc cho tới Bỉnh Đức. Đường mương trổ rất khéo, nơi nào cũng ăn nhập với địa hình địa thế, nên nước đập về rất đều đặn, không mấy khi thiếu cũng ít khi thừa. Bộ Yển dùng để thâu “tiền đập” lập rất công phu và rất công bằng. Bộ thuế của Chánh phủ lặp lại qua bao nhiêu chế độ vẫn không thể sánh bộ Yển Văn Phong. Đó cũng là công của người khai sáng. Vì vậy, để ghi ơn, nhân dân mới đặt tên đập là Văn Phong, và mỗi năm đến ngày kỵ người ơn, ban yển đều có cúng tế long trọng.Ở gần đập Văn Phong lại có một bãi cát rộng thênh thang. Bãi cát nằm cạnh một cây Muồng cao lớn, sống lâu đời, nên gọi là bãi Cây Muồng. Chính nơi bãi này, nhà anh hùng Mai Xuân Thưởng đã lập đàn tế cờ trước khi xuất nghĩa binh đánh Pháp, năm Ất Dậu (1885).Các vị cố lão cho biết rằng lễ tế cờ cực kỳ long trọng. Đàn cao ngất mây. Bóng tinh kỳ rợp cả mặt sóng và tiếng chiêng trống vang dội cả một góc trời. Tướng sĩ nai nịt gọn gàng, binh khí sáng giới, đứng sắp hàng trước đàn, mặt hướng về Bắc. Đồng bào đến dự lễ đông như kiến, ai nấy đều náo nức, nhưng không ai bảo ai, mà vẫn không ồn ào lộn xộn. Quang cảnh thật là trang nghiêm và hùng khí ngất trời đất…Đập Văn Phong đã chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử và gương anh dũng của Văn Thân Bình Định vì nước quên mình, tuy đã trải nhiều lớp biển dâu, vẫn còn treo cao nơi sông Côn núi Trụ. Người hữu tâm ai đó, đi ngang qua bãi cây Muồng, dừng trước nơi đập Văn Phong, nhìn nước nhìn mây trước mắt, đố ai khỏi chạnh lòng cảm cựu thương kim: Bóng nghĩa kỳ chờn vờn mặt sóng.Trống bình nhung đồng vọng lưng mây.Văn Phong hùng khí còn đây
Trãi gan rèn đá chờ tay anh hiền?!
Trên dòng sông Côn tuy có nhiều đập ngăn nước, song từ nguồn chí biển, lòng sông không nhiều nơi có bùn đọng, và nước sông mùa nào cũng trong, nhất là mùa nắng.Mùa nắng, nước sông Côn chẳng những trong mà còn ngọt nhất là khoảng trung lưu. Múc về pha trà uống thì dù trà dở mấy cũng trở nên ngon.Do đó, tặng trà cho Nguyễn Tử Chuyết, tiên sinh ở Phú Phong, Thị Nại Thị có câu rằng: Ân cần gởi tặng lão tiên sinhMột gói Ô long ướp nặng tình.Nguồn rót Côn giang hương vị sẵn,
Pha xuân ngào ngạt chén bình minh.
Và nơi khúc sông chảy ngang qua An Thái, nước sông dường như có tánh chất đặc biệt: ở nơi bãi sông An Thái có lò làm bún Thằng (thường gọi trại là Song Thần). Bún làm bằng bột đậu xanh. Cách làm cũng không lấy gì làm khó.Nhưng những người nghề nghiệp đã tinh xảo đến nơi khác mở lò làm thử, đều bất thành. Bún bị hỏng, bị vàng chớ không dẻo dai và trong trẻo như bún An Thái. Ai nấy đều bảo là tại nước.Nhân đó, người địa phương có câu rằng:
Nước trong thời bún mới trong,
Tình anh bạc bẽo vì lòng anh đen.
Thói thường, hễ nước trong thì ít cá. Nhưng nước sông Côn thật là trong mà cá nhiều mới lạ! Nhất là cá chép. Đến mùa lụt, cá chép về nhiều đẻ từng bầy. Những người ở hai bên sông dùng đăng bủa lưới bắt mỗi ngày hàng gánh cá. Nhiều con to lớn đến hai ba búng tay, vảy vàng ánh và đuôi, vi, kỳ, mắt, miệng đỏ như son tàu. Dáng thật là đẹp, mà vị cũng rất là ngon.Cá Chép chữ gọi là Lý Ngư.Ở sông Ngô Giang bên Trung Quốc có giống cá Vược tên chữ là Lư Ngư. Trương Hàn đời Tấn, nhân trận thu phong sanh lòng cảm khái mà chạnh nhớ quê hương thèm ăn món rau thuần và món gỏi cá vượt, bèn từ quan mà về với Ngô Giang.Không biết gỏi cá vượt có ngon bằng gỏi cá chép chăng? Nhưng cũng không khác Trương Hàng, người sông Côn ở nơi đất khách, mỗi lần gió bấc thổi, lòng thiết tha nhớ mùi vị của quê hương:Cù Giang chiếc lá trôi vàng,Tưởng bầy cá chép Côn Giang sững sờ.Nơi Côn Giang lại có giống chim nước, lớn bằng cườm tay, lông rằn ri, cẳng cao, đi ăn nơi mé sông từng đoàn. Đến mùa xuân mùa hạ, đẻ trứng trên cát trong những nơi ít người qua lại. Trứng lẫn trong sạn đá, không chú ý không thể nhận ra. Trứng đẻ ra cứ bỏ vãi đó, mẹ không cần ấp, chỉ nhờ khí nóng của cát và mặt trời mà nở con. Và con vừa nở ra, liền tìm nơi ẩn lánh. Không biết các con sông khác có giống chim “biết tự lập từ trong trứng”, hay chỉ riêng sông Côn.Đó là những điểm có thể gọi là đặc biệt mà người yêu mến sông Côn không nỡ bỏ qua.
Ở Bình Định có con sông lớn và có tiếng sau Côn giang là Lại Dương Giang.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:29
Lại Dương GiangLại Dương Giang thường gọi tắt là Lại Giang cũng nhiều khi gọi là sông Bồng Sơn.Lại là nhờ cậy, là lợi ích.Dương là khí dương, tức khí ấm.Mệnh danh cho sông là Lại Dương, không biết cổ nhân có thủ nghĩa gì cao xa hay không, chưa ai giải thích được đích xác.Chỉ hiểu tàm tạm rằng Lại Dương Giang là con sông nương vào khí dương để đem phồn thịnh vào cho xứ sở.Sông đã được liệt vào hàng Đại Giang và được ghi vào Tự Điển năm Tự Đức thứ 3 (1850).Sông có hai nguồn:- Nguồn An Lão từ Bắc chảy vào.- Nguồn Kim Sơn từ Nam chảy ra.Do đó ca dao Bình Định có câu:
Nước nguồn hai ngọn giao chi
Bồng Sơn hai huyện thiếu gì vợ anh.
Nguồn An Lão.
Cũng thường gọi là sông An Lão.Nguồn này là hai ngọn:- Một ngọn từ Ba Tơ tỉnh Quảng Nghĩa chảy vào, gọi là Nước Dinh. Dài độ vài chục cây số.- Một ngọn chạy từ phía Tây chảy xuống, gọi là Nước Teup, dài cũng độ vài chục cây số.Vì Nước Dinh chảy qua vùng Nước Trong, Nước Teup chảy qua vùng Nước Trắng, nên nguồn Nước Teup, Nước Dinh cũng có tên là nguồn Nước Trong, Nước Trắng. Hai tên này có phần thông dụng hơn hai tên kia.Hai ngọn hợp nhau lại tại Nước Giao thành nguồn An Lão.Nguồn An Lão chạy thẳng ra hướng Nam, chừng chín, mười cây số thì gặp suối gọi là Nước Săng từ Tây chảy xuống và dài đến 14,15 cây số. Hợp với Nước Săng, nguồn chạy 14 cây số nữa đến Thanh Lương thì gặp Nước Trop từ Tây Bắc chảy vào Đông Nam dì chừng tám, chín cây số.Nhờ những phụ lưu kể trên mà nguồn An Lão mỗi lúc mỗi thêm nhiều nước. Và ngoài những suối lớn ấy, nguồn còn tiếp nhận nước của các khe, các suối nhỏ ở hai bên bờ phía Đông, phía Tây.Nhân có ngọn nguồn từ Ba Tơ chảy vào, thời Cần Vương còn để lại một câu hát mang màu sắc thời đại:
Nước Ba Tơ chảy vô Bình Định,
Nhắn bạn thân tình tránh nịnh chớ theo.
Nịnh đây là ám chỉ Nguyễn Thân, Tiểu Phủ sứ trấn giữ trấn vùng núi Đá Vách Ba Tơ. Nguyễn Thân đã phản lại quyền lợi quốc dân mà theo giặc Pháp, sát hại nghĩa quân Cần Vương không biết bao nhiêu!Và nơi nguồn An Lão đây vẫn còn ôm ấp xương máu của nhiều nhà chiến sĩ Cần Vương lên lánh nạn Nguyễn Thân.Chuyện xưa để đó. Chúng ta trở lại cùng nguồn An Lão hiện nay.Nguồn An Lão chảy đến Thanh Lương, sau khi tiếp nhận Nước Trop, thì quẹo xuống Đông Bắc. Chảy độ ba cây số đến Tư Đức, lại gặp Nước Lại Đức từ Phước Đính ở phía Bắc chảy vào (dài độ sáu cây số).Tại Tư Đức nguồn lại quay xuống Đông Nam, độ chừng sáu cây số, thì đến Phú Văn, gặp nguồn Kim Sơn từ Tây Nam chảy đến.
Nguồn Kim Sơn.
Cũng thường gọi là sông Kim Sơn.Nguồn này cũng có hai ngọn như nguồn An Lão:- Một ngọn từ vùng An Lão chảy vào, dài chừng 24, 25 cây số, gọi là Nước Lương.- Một ngọn từ phía Nam chảy ra, dài chừng 10, 12 cây số. Gọi là Nước Lăng hay Nước Roong.Sau khi tiếp nhận nhiều suối khe ở hai bên bờ rót vào hai ngọn hợp nhau tại Xuân Sơn, thành nguồn Kim Sơn chạy xuống Đông Bắc, đến Phú Văn để gặp nguồn An Lão.Từ Xuân Sơn đến Phú Văn, nguồn Kim Sơn dài chừng vài chục cây số, chuyển mình khi vào Nam, khi ra Bắc, khi xuống Đông, quanh co đoanh lộn, như một con thanh xà chạy trong hòn giả sơn.Nguồn An Lão và nguồn Kim Sơn họp nhau ở cuối thôn Phú Văn, thành hình chữ V rất cân đối, cân đối từng khúc quanh, đường quẹo, như hai nhánh cây kiểng được tay người uốn nắn công phu. Hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch của sông Côn trông đã đẹp, mà hai nhánh An Lão và Kim Sơn trông lại còn đẹp hơn, duyên dáng hơn. Vì nhánh sông của sông Côn là hình chữ V viết theo lối Cổ Điển, ngay thẳng mạnh mẽ. Còn hai nhánh Kim Sơn An Lão là chữ V viết theo lối Tài Tử, phụng múa rồng bay. Chính những đường quanh co, khúc đoanh lộn làm cho phong cảnh thêm vẻ lưu luyến hữu tình.Từ nơi Giao Thủy (Phú Văn) sông chảy xiêng xiêng về hướng Đông Bắc, được chừng bốn cây số, qua khỏi cầu Bồng Sơn, thì chuyển mình vào Đông Nam. Vào chừng một cây số đến Định Bường thì quày ra Đông Bắc trở lại. Đi chừng năm cây số nữa lại quẹo vào Đông Nam một lần thứ hai, quành một vòng xuống vào cửa An Giũ.Từ Phú Văn đến An Giũ sông dài chừng 14, 15 cây số, tính cả những khúc quẹo đường cong.Lòng sông có chỗ rộng đến tám trăm thước. Nhưng bãi cát chiếm hơi nhiều. Cửa sông cũng không được rộng, cũng không được sâu, nên thuyền trọng tải không lưu thông được dễ dàng.Xuống khỏi Bồng Sơn độ một cây rưỡi số, sông tách ra một nhánh nhỏ, ở bờ phía Bắc, tại thôn Trung Yên. Nhánh này chảy ra Tam Quan, song song cùng Quốc lộ 1.Đó là một nhánh sông đào. Đến vùng Tài Lương thì dứt. Dài chừng chín, mười cây số thôi.Cũng trong vùng Tài Lương, phía Tây đường Quốc lộ số 1 có hai bàu nước, một hình bầu rượu, cổ trở ra Bắc, một hình dằng xay, nằm theo hướng Tây Đông, ở phía Nam bàu trước. Hai bàu hợp lại trông giống hình chữ Sơn là núi. Một con mương nhỏ chạy từ Nam ra Bắc rồi chuyển xuống Đông để nối hai bàu này vào con sông đào kia, và làm cho mạch nước không bao giờ cạn. Ao đó gọi là Giao Trì.Khi gần đến biển, cũng phía hữu ngạn, sông còn tách ra một nhánh nhỏ nữa chạy dưới chân hòn Hương Sơn. Nhánh này xưa là một cái bàu gọi là Bàu Tượng bị lấp mà trở thành, chiều dài độ ba cây số, và khi gần tới biển lại chạy trở lại vào lại sông Cái.Trên sông Lại Dương (cả sông cái lẫn hai nhánh) cứ mỗi đoạn chừng vài ba trăm thước thì có một bờ cừ ngăn nước để xe đem vào ruộng. Mùa đông lụt lội, xe nước dỡ cất, bờ cừ bị trôi hoặc bị phá. Không có gì ngăn cản, nên hết lụt lội rồi thì lòng sông nhiều nơi bày cát. Đến mùa nắng, các bờ xe đắp lại, nước đầy nhẫy cả sông. Cho nên trong mùa nắng Lại Giang trong xanh lặc lìa, và hai bên bờ xe nước chạy phun những vòi nước trắng xóa theo những tiếng xe chạy đều đặn và dẻo dai. Quang cảnh cựu kỳ thanh tú.Tuy chảy song song cùng Côn Giang, mùa nước của Lại Giang như thế là trái hẳn với Côn Giang. Sông Côn, mùa mưa thì nước khỏa bờ, đứng bên này trông sang bên kia, không phân biệt được dê và ngựa. Còn mùa nắng thì dù cầm vàng lội qua cũng không sợ trôi mất. Cho nên người Bình Định có câu:
Nước Lại Giang mênh mang mùa nắng
Dòng sông Côn lai láng mùa mưa.
Đứng trước sự trái ngược thường xuyên của phong thủy, người Bình Định đã rèn được tánh thản nhiên trước cảnh điên đảo của cuộc đời. Hễ khi gặp việc nghĩa đáng làm thì cứ làm, gắng sức làm, vững chí làm, làm cho tròn nghĩa vụ, còn kết quả nên hay hư là việc phụ, không đáng quan tâm. Bởi vậy sau hai cây tả cảnh sông Côn và Lại Giang, người Bình Định nối thêm chút lòng nữa, rằng:
Đã cam tháng đợi năm chờ,
Duyên em đục chịu, trong nhờ, quản bao.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:31
Khúc sông đẹp nhất của Lại Giang có lẽ là bến đò Trung Lương. Ở đây nước không bao giờ cạn, mùa nắng cũng như mùa mưa. Và nước sông trong xanh như chàm đổ và im lặng như mặt hồ thu. Những khóm tre ở hai bên bờ, không biết nhờ giống tốt hay nhờ thủy thổ, thân cao lớn và sắc xanh hơn tất cả tre ở nơi khác trên sông. Khách đi đường xa trong những ngày nắng gắt, bước chân đến đây, hứng khí mát, nhìn phong cảnh “dễ thương”, thì dù mệt mỏi đến đâu, thâm tâm tự nhiên cũng thấy khoan khoái.Và nơi đây thời kỳ kháng chiến (1946-1954) còn để lại một câu chuyện khá vui.Nguyên trong vùng có một nhà giáo rất sợ nước. Quanh năm lúc nào ngứa ngáy lắm mới lấy khăn ướt lau sơ qua. Một hôm nhà giáo đi qua cầu bắt ngang một con mương từ Lại Giang chảy vào xóm. Cầu bắt bằng hai cây tre, gập ghềnh gập gữ. Nhà giáo sơ ý bị rơi xuống mương, lấm hết. Vì nước mương không được sạch, nhà giáo buộc lòng phải tắm. Thiên hạ cho là một chuyện lạ kéo nhau đi xem! Câu chuyện không mấy lúc được lưu truyền. Một nữ cán bộ đi ngang qua đò Trung Lương nghe câu chuyện, cười ngắt nga ngắt nghẻo đến nỗi té ùm xuống sông…Nhân câu chuyện đã vui, hai nhân vật lại có tên đẹp nên Quách Kiến Đạo có câu thơ rằng:
Lại giang để tiếng về sau
Chuyến đò Lệ Hải, nhịp cầu Ngô Uyên.
Từ Trung Lương đến Bồng Sơn bờ xe nước có ít, nên có bãi cát rộng. Người ở gần bờ sông hay ra đó làm việc “mất vệ sinh”. Thời bấy giờ có một “vè sĩ” bút hiệu Nguyễn Đình làm bài vè “Vàng nhà nông” được Thủ tướng Phạm Văn Đồng khen thưởng. Đi ngang qua bãi sông Lại Giang, trông thấy cảnh tượng, sực nhớ đến thơ “phục vụ giai đoạn” anh chàng Kiến Đạo nói trên cũng có một câu thơ nữa rằng:
Vệ sinh hàng xóm hững hờ,
Đi ngang bãi rộng nực thơ Nguyễn Đình.
Trên sông Lại Giang, tại Bồng Sơn, có hai cầu dài, một cầu xe hơi và một cầu xe lửa. Hai cầu này thời chiến tranh đã bị phá hủy, và mới xây lại sau này.Đi ngang qua cầu, những bạn lưu tâm đến lịch sử cận đại đều căm giận lòng độc ác của Nguyễn Thân.Nguyễn Thân là người của đảng Cần Vương, sau phản đảng theo Pháp. Để lập công danh, Nguyễn Thân đã sát hại không biết bao nhiêu người ái quốc và chiến sĩ chống Pháp. Năm Nhâm Thân (1886), Nguyễn Thân từ Quảng Nghĩa kéo quân vào đánh úp nghĩa quân Bình Định đóng tại Bồng Sơn. Nghĩa quân bị tử trận và bị bắt sống, có mấy trăm người. Nguyễn Thân sai chặt đầu hết đem treo hai bên đường và hai bên cầu còn xác thì đem phơi trên bãi cát Bồng Sơn.Một nhà châm phúng bảo:- Đáy sông Lại Giang nhiều bùn là do xương máu của thời loạn.Nhưng có riêng gì Lại Giang mới có tay người lây bẩn. Chính sông Côn trong trẻo kia cũng đã có lần vẩn đục vì cốt nhục tương tàn. Đó là thảm cảnh năm Mậu Ngọ (1798). Nguyễn Quang Toản, con vua Quang Trung, đã bắt Nguyễn Bảo, con vua Thái Đức, dìm xuống sông Côn để củng cố ngai báu!Như thế làm hoen ố non sông là bọn người săn đuổi công danh, ham hố quyền vị, những bọn người mượn tiếng vì dân vì nước để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Nhưng trên đất nước Việt Nam thân yêu nói chung, và Bình Định nói riêng, đâu phải chỉ có hạng người đó, Côn Giang đã từng soi bóng tam kiệt nhà Tây Sơn, nữ kiệt Bùi Thị Xuân, anh hùng Mai Xuân Thưởng, văn hào Đào Tấn, kỳ sĩ Nguyễn Trọng Trì… thì Lại Giang vẫn còn để dấu Đào Duy Từ , một tay kinh luân lỗi lạc, Đặng Đức Siêu một trang hàn mặc siêu quần, Tăng Bạc Hổ , một nhà Cách mạng tiền bối đã đem đường mở lối cho cuộc Đông Du v.v… Nói đến Côn Giang , Lại Giang, không mấy ai quên nhắc đến các nhân vật ấy và nói đến các nhân vật ấy, không mấy ai quên nhắc đến Lại Giang, Côn giang.Và cũng như Côn Giang, Lại Giang là một con sông có nhiều cá. Giống cá có tiếng ở Lại Giang là giống cá Bống Cát tên chữ gọi là Sa Ngư.Cá Bống thịt trắng và thơm. Cá bống Lại Giang còn thêm chất béo. Cá con con lớn bằng cườm tay người lớn, trắng như mụt măng lột hết vỏ. Trong ruột đầy cả mỡ. Kho với tiêu thì mùi thơm ngon bay ra, đến cả những bạn ăn chay trường lâu ngày, nhiều khi muốn trở ăn mặn.Cá Bống Lại Giang, lớn con và ngon nhất là cá ở trên hai nhánh Kim Sơn và An Lão.Thời phong kiến, trên hai nhánh An Lão, Kim Sơn có một số gia đình ngư phủ hợp thành làng gọi là Bình Giang.Dân làng Bình Giang lấy nước làm đất, lấy thuyền làm nhà. Nay ở trên khúc sông này, mai sang khúc sông khác ở trong vùng. Trong làng cũng có đặt ngũ hương và lý trưởng như các làng trên “lục địa”. Khi “quan trên” có việc gì sai khiến thì đến nơi Đồng Dài tại bãi sông Kim Sơn, cắm một cây gậy buộc một chiếc khăn trắng làm dấu hiệu. Người làng trông thấy sẽ báo cho lý hương biết để xuống huyện nhận chỉ thị.Dân làng cũng phải đóng thuế đinh. Đóng cả thuế “điền” nữa. Nhưng “thuế điền” đây là thuế đánh cá hằng năm, giá biểu do chánh quyền địa phương định. Ngoài thuế ra, làng Bình Giang, đến mùa cá bống, phải đem nạp cho huyện sở tại một số cá, lựa những con to béo nhất, để đem ra Huế dâng lên vua. Cá ấy gọi là “Bình Giang Sa Ngư”. Chỉ nghe tên gọi cũng đủ thấy ngon lắm vậy.
Đó là một đặc điểm của Lại Giang. Các bạn “Dân Thiên” tưởng cũng nên biết khi đến viếng Lại Giang.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:36
Sông La TinhCon sông lớn thứ ba của Bình Định, sau Côn Giang và Lại Giang là sông La Tinh.Đối với ba huyện ngày xưa, ba con sông chẳng khác ba ngọn tim đèn sáp, như trên đã nói. Sông Côn là “sợi tim” của Tuy Viễn, sông Lại Dương là sợi tim của Bồng Sơn, và sông La Tinh là sợi tim của Phù Ly. Cho nên sông La Tinh thường gọi là sông Phù Ly. Hiện nay làm ranh giới cho Phù Mỹ và Phù Cát.Sông La Tinh phát nguyên tại vùng Hội Sơn thuộc Phù Mỹ.Hội Sơn là nơi nhóm hội các núi trong vùng. Những khe phát nguyên từ các ngọn núi chung quanh hợp thành Suối Cả. Suối Cả chạy độ 11 cây số thì đến An Điềm, sau khi tiếp nhận nước nhiều khe suối nhỏ ở hai bên bờ phía Đông phía Tây. Đến An Điềm dòng nước chuyển xuống hướng Đông, chạy quanh co chừng mười cây số thì đến Vạn Ninh. Trong khoảng này, có nhiều suối chảy vào. Suối lớn nhất phát nguyên từ vùng Phú Hội Hội Khánh (Phù Mỹ) ở phía Bắc chảy vào, dài đến 11, 12 cây số. Nhờ vậy mà lòng sông mở rộng, lưu lượng lên cao.Đến vạn Ninh, tại Cửa Khẩu, sông chia làm hai phái: Nam Phái tục gọi là Sông Cái và Bắc Phái tục gọi là Sông Con. Hai phái chảy song song và cách nhau chừng hơn nửa cây số.Nam Phái chảy xuống Phú Hội, An Mỹ, An Bình rồi vào đầm Đạm Thủy tức đầm Nước Ngọt.Bắc Phái chảy xuống Kiên Trinh, An Lương, An Xuyên, và cũng vào đầm Nước Ngọt.Nơi địa đầu Kiên Trinh. bắc Phái có tiếp nhận thêm con suối từ Trung Thành chảy vào, dài chừng năm cây số.Từ Cửa Khâu đến Nước Ngọt, mỗi phái dài chừng 11,12 cây số, thường bị cạn về mùa nắng.Thôn Kiên Trinh và thôn Phú Hội nằm trên bờ hai phái, Kiên Trinh thì Hữu Ngạn Bắc Phái, Phú Hội thì thì ở tả ngạn Nam Phái, đối diện nhau. Ở Kiên Trinh thì có đập Bờ Xe, ở Phú Hội lại có đập Ông Tờ. Gần đập Ông Tờ có một bến đò mà người lái đò lại là một người có học nhưng không xuất sĩ. Ở gần đập Bờ Xe lại có một nhà giáo họ Trần có hoài bão:
Rèn tâm chí trẻ bền son sắt,
Mong nước nhà sau vững cột rường.
Nhà giáo đi dạy ngày nào cũng qua lại bến đò. Ông lái đò không chịu nhận tiền, tiền chuyến cũng không đã đành, tiền tháng, tiền năm cũng nhất định không. Đã biết rằng là chỗ thân tình, nhưng đi năm này sang năm khác, nghĩ cũng ngài ngại trong lòng, nên nhà giáo ngỏ ý muốn đền ơn. Ông Lái Đò cười đáp:- Thì tặng lão một bài thơ hay.Tiền bạc thì dễ kiếm chớ thơ hay đào đâu ra! Nhưng nghĩ rằng “Cây nhà lá vườn, không thơm cũng thắm” nhà giáo bèn rủ ông lái đò lên bãi cát, lấy que làm bút, dùng cát làm giấy, và viết một bài theo thể song thất lục bát, có nhiều câu khả ái, rằng: Bác ở bến Ông Tờ đưa khách,Tôi lệ thường cặp sách ngày haiTrần ai tri kỷ là ai?Non xanh nước biếc hôm mai bạn bằng.Tôi không ước cung Hằng bẻ quế,Bác chẳng lòng đáy bể mò châu…Tình cờ mây nước gặp nhau,Càng quen càng mến càng lâu càng tình.Câu tâm sự nay dành riêng bác,Mong gởi cùng gió mát trăng trong:Phái chia Nam Bắc mặc lòng,Vẫn đầm Đạm Thủy vẫn dòng La Tinh,Nguồn biển vẫn chung tình đất nước,Thú yên hà mượn chước làm khuây .Non cao còn quyến lấy mây,Cá nằm ấp trứng đợi ngày mưa sa…Vững chèo lái phong ba nào ngại,Càng chông gai bước lại càng hăng.Muôn xa chưa tiện cánh bằng,
Đồng giang bóng nguyệt Vũ Lăng hoa đào…
Câu chuyện vừa xảy ra trong vòng mười năm nay, và từ bấy đến nay, khách qua bến Ông Tờ thường nghe nhắc đến câu chuyện. Đó cũng là một cái thú lúc sang sông.Trên sông La Tinh, cách đầm Đạm Thủy chừng 400 thước, tại xóm Xuyên Mỹ, Thôn An Thuyên, có lăng của Mãn Xà Vương.Lăng nhỏ xây trên một cồn đất ở giữa đìa nước.Lăng mới xây vào khoảng Minh Mạng, Thiệu Trị.Nguyên thời ấy ở trên núi trôi xuống một vỏ rắn to đến hai ôm và dài đến mấy chục thước, tấp đìa nhà họ Trần ở bên sông, mà không ai thấy. Đêm đến, rắn ứng mộng cho dân làng:- Phải lập lăng thờ, nếu không thì sẽ xảy ra tai nạn.Dân làng kéo nhau đến nhà họ Trần. Nhà họ Trần ra đìa xem thì quả thấy vỏ rắn, bèn xuất gia-xuy xây lăng nơi đìa mà thờ, Xuân kỳ thu tế. Sau không đủ sức tiếp tục việc phụng sự, bèn giao lại cho làng.Truyền rằng thần rắn rất linh. Ai cầu gì được nấy. Người qua lại phải lấy nón cổi guốc. Nếu buộc giây lưng đỏ thì phải mở ra cất đi. Trong vùng có hai người không tin, tỏ ý xấc xược, bị thần rắn bắt hộc máu chết tươi.Một năm cách đây không xa (vào khoảng 1910-15) Bình Định bị nắng hạn, vùng Phù Cát Phù Mỹ không còn một hột nước tưới đồng. Quan Tỉnh nghe đồn lăng Xuyên Mỹ linh thiêng, bèn đến cầu đảo. Hương bén mới nửa cây thì ngoài sau nghe tiếng reo mừng:- Trời sắp mưa! Trời sắp mưa!Quan đòi vào hỏi có gì chứng ứng? Thưa rằng có hai “sứ giả” đến báo tin. Quan ra ngoài sân xem thì thấy hai con quạ ở hướng Tây bay về đậu nơi cây đước ở cạnh lăng. Lúc bấy giờ trời vừa đứng ngọ. Trời nắng chang chang. Bỗng gió hiu hiu thổi, rồi mây từ hướng Nam kéo ra, mỗi lúc một dày, ùn ùn ngùn ngụt… Không mấy chốc che lấp cả ánh mặt trời. Liền đó mưa đổ như xối…Vì thần rắn linh thiêng nên quan địa phương tâu lên triều đình Huế, và nhà vua sắc phong tước “Mãn Xà Vương”.Lại truyền rằng sau khi lập lăng xong thì có một cặp cua biển và một cặp rắn ngựa đến chầu. Cặp cua biển mai lớn bằng mâm, mắt sáng như một chùm đôm đốm và càng to bén như lưỡi thanh long đao. Những khi tạnh trời thường nổi lên mặt nước. Còn cặp rắn ngựa, thân lớn như cột nhà, da đen mồng đỏ. Khi thì vào nằm trong lăng. Khi thì quấn nơi các cây đại thọ. Những lúc ra đi, tiếng kêu rẻng rẻng như tiếng lạc ngựa rung. Người ta bảo đó là bộ hạ của Mãn Xà Vương. Không ai dám xúc phạm.Lăng Mãn Xà Vương hiện vẫn còn. Tục gọi là “Lăng Ông Mãn”. Còn cua và rắn thì đã bỏ đi từ khi non nước nôi phong trần.Những khách du quan đến viếng sông La Tinh, không mấy ai ghé vào Lăng Ông Mãn, nghe chuyện ngày xưa. Lăng xưa trước mặt sờ sờ,Khó tin rằng có khó ngờ rằng không.La Tinh hai nhánh một dòng,
Vàng gieo ánh nguyệt, hoa lồng bóng mây.
Ngoài ba con sông lớn Côn Giang, Lại Dương Giang và La Tinh Giang, Bình Định còn nhiều con sông nhỏ. Đáng kể là :- Sông Tân Quan thường gọi là Tam Quan.- Sông An Tượng.
– Sông Hà Thanh.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:38
Sông An TượngNằm trọn trong địa phận An Nhơn. Phát nguyên tại vùng Hòn Bà (phía Bắc Hòn Ông). Từ Nam chảy ra Bắc chừng tám chín cây số thì chuyển mình xuống Đông Nam, qua vùng núi An Tượng, đoanh đoanh lộn lộn trên vài chục cây số, và hợp nhau khi tiếp nhận nước nhiều suối nhiều khe, sông An Tượng hợp cùng sông Cửa Tiền để chảy xuống đầm Thị Nại.
Nước sông An Tượng không được dồi dào, nhất là về mùa nắng. Chỉ đủ tưới cho những cánh đồng ở hai bên sông: Thọ Lộc, Đông Viên, Trung Ái, Phụ Quan, Hòa Nghi. Và có thể coi sông này là một phụ lưu của sông Côn. Nhưng sông được nổi danh là nhờ có Nguồn An Tượng, nơi giao dịch giữa các lái buôn người dân tộc thiểu số và người Kinh.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:39
Sông Hà ThanhNằm phía Đông sông An Tượng và cũng như An Tượng, sông Hà Thanh chạy từ Nam ra Bắc.Sông có nhiều nguồn. Hai nguồn phát xuất tại vùng núi ở phía Nam hòn Phước Sơn tức Hòn Ông, tục gọi là suối Rào và suối Cây Sung. Một nguồn nữa từ vùng Mục Thịnh chảy ta, tục gọi là suối Sơn Thành. Ba nguồn này hợp nhau lại tại Vân Canh, thành sông Hà Thanh.Từ Vân Canh, sông chảy xiêng xiêng xuống Đông Bắc, chừng 26, 27 cây số, thì đến Vân Hội tục gọi là Cây Da (thuộc Tuy Phước). Trong khoảng này, sông tiếp nhận nhiều khe suối ở hai bên bờ phía Đông phía Tây, nên cữ nước lên cao và lòng sông mở rộng.Tại Vân Hội sông chia ra làm hai chi:- Một chi tục gọi là sông Tọc, chảy ra Bắc, qua Trung Tín, Thuận Nghi… để xuống đầm Thị Nại ở phía Đông.- Một chi tục gọi là sông Ngang, chảy xuống Đông, qua An Thạnh, Bình Thạnh… rồi vào đầm Thị Nại. Trên nhánh sông này có nước đầm Ngọc Châu tức Bàu Cả ở dưới chân núi Sơn Chà, và nước đầm Thanh Cẩn ở dưới chân Đèo Son, chảy ra, hợp nhau lại rồi mới chảy vào biển.Từ huyện Tuy Phước xuống Quy Nhơn, đi trên Q.L 19, chúng ta phải đi qua ba cầu dài: Cầu Trường Úc bắc ngang nhánh sông Tọc chảy qua Trung Tín; Cầu Chợ Dinh ở trên nhánh sông Ngang chảy qua Bình Thạnh; và Cầu Đôi ở trên con nước từ đầm Thanh Cẩn chảy ra.Khi đi ngang qua những cầu này, chúng ta thường nghe những câu hát ru em, tuy mộc mạc, nhưng nếu chúng ta để ý thì cũng biết được những phần nào những đặc điểm của địa phương và tánh tình người bản xứ. Như: – Bao giờ Cầu Úc hết vôiĐôi ta hết đứng hết ngồi với nhau.- Chợ Dinh bán nón quai hai,Bộ tua quan mốt bộ quai năm tiền.- Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi,Vật vô tri còn đèo bồng duyên lứa,huống chi tôi với mình.Hà Thanh nước mãi trong xanh,Đèo Son thắm mãi mối tình đôi ta…Sông sâu cầu đã bắc qua,
Nén hương bên tháp gọi là đền ơn.
Sông Hà Thanh, sông An Tượng cũng như hầu hết các con sông trong tỉnh Bình Định, lòng không được sâu, nên chỉ có lợi cho nhà nông. Thuyền trọng tải nặng không thể lên xuống được.Về mặt phong cảnh, sông Hà Thanh và An Tượng có nhiều vẻ kỳ tú khi còn chảy quanh co trong vùng núi non trùng điệp. Nhưng khi ra ngoài đồng bằng rồi thì quang cảnh ít thay đổi của những ruộng nương làng mạc không làm cho du khách quan sanh nhiều khoái cảm như lúc còn ở trên cao. Tuy vậy, lặng nhìn những sắc xanh chen vàng điểm lục của ngũ cốc, những điểm xanh xám hoặc đo đỏ của những nóc nhà chen chúc dưới bóng tre xanh, xoài xanh, những đàn cò trắng, những bầy én tía điểm xuyết tình cây cỏ nước mây…, thì chúng ta sẽ nhận thấy vẻ đẹp của những cô thôn nữ, không làm duyên, không làm dáng, lúc nào cũng giữ nét thùy mị tự nhiên.
Đó là đặc điểm của Hà Thanh và An Tượng.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:41
Sông Tân QuanỞ quận Hoài Nhơn, phía Bắc sông lại Dương.Thường gọi là sông Tam Quan.Cổ nhân cho là một con sông nhánh của Lại Giang. Có lẽ xưa kia hai con sông lưu thông với nhau do con nước mà hiện nay là con sông đào chảy từ Trung Yên đến Tài Mương.Hiện nay con sông Tân Quan biệt lập hẳn.Sông có nhiều suối làm nguồn, từ dãy núi phía Tây chảy xuống. Có hai nguồn chính:- Một từ ngã Phụng Du chảy xuống Cầu Nước Mặn, xuống Trung Lương, Tăng Long rồi chảy ra Cửu Lợi.- Một từ ngã Phú Thọ, Phú Lương (tức Lương Thọ) chảy xuống nhập với nhánh trên tại Cửu Lợi, rồi chảy ra cửa Tân Quan.Vì phát nguyên nơi vùng núi chạy xuống gần biển quá, nên sông Tân Quan dài không quá 15 cây số. Lòng sông cũng không được sâu. Thuyền trọng tải chỉ vào được đến Cửu Lợi.Chảy vào cửa Tân Quan còn một con sông nữa do những con suối vùng núi Hoài Sơn và Hoài Châu hợp thành.Con sông này từ phía Tây Bắc chảy xiêng xiêng xuống Đông Nam, đến Trường Xuân (Thiện Xuân và Trường Thành) thì chảy vào cửa Tân Quan. Sông dài độ chừng 11, 12 cây số. Cũng không được sâu, nên chỉ có lợi cho nông nghiệp.Nhưng cửa Tân Quan nhờ hai con sông hợp lại, nên nước nhiều và lòng sâu. Thuyền trọng tải vào ra tấp nập. Nhờ vậy mà những vùng ở quanh cửa trở nên phồn thịnh. Và Tân Quan trở thành một nơi đô hội, nổi tiếng phong lưu tự ngày xưa. Một vị tiền bối tỉnh Bình Định, tự danh Ông Kiều có bài ca kể những nơi danh thắng ở dọc bờ biển Việt Nam, từ Phú Xuân vào Gia Định. Trong bài có câu nói về Tân Quan:Đi qua khỏi mũi Sa Hoàng (Sa Huỳnh)Kìa kìa lố thấy Tam Quan nhiều dừa.Anh em thề thốt buổi xưa,Nam thanh nữ tú rõ vừa con ngươi.Gặp nhau chưa nói đã cười,Lần vô Từ Phú là nơi nhiều ghè…
Cửa Tam Quan là cửa sông nằm dọc theo mé biển, từ Nam ra Bắc dài chừng ba cây số, từ Tây xuống Đông rộng hơn nửa cây số. Hai con sông ở hai đầu Bắc, Nam. Cửa Tam Quan chảy ra cửa biển Kim Bồng ở phía Bắc, hẹp nhưng sâu, ghe thuyền vô ra dễ dàng, và không sợ sóng gió.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:43
Suối Đá TrảiSuối phát nguyên tại Đồng Lớn, thuộc xã Bình Nghi, quận Bình Khê, ở phía Nam quốc lộ số 19.Ngọn nước từ Đông chảy lên Tây rồi chuyển ra Bắc qua cầu Đập Bộng ở xóm Cao, thôn Phú Thiện (Bình Nghi) rồi chảy ra sông Côn qua cầu Đập Bộng. Người ta gọi suối Đá Trải là vì nhiều khoảng trong lòng suối, đá xanh trải dài ngay ngắn, bằng lặng, như có tay người sửa sang.Từ cầu Đập Bộng (QL 19) đi vào Nam chừng ba cây số, chúng ta thấy trên mặt đá có nhiều dấu chân to lớn, in sâu vào đá, như dấu chân người đi, mỗi dấu cách nhau chừng năm sáu bước người lớn, và cứ một dấu ở phía trái thì đến một dấu bên phải. Đi một khoảng dài đến nơi gọi là Trổ Đó.Tại Trổ Đó có dấu hai bàn chân ngón sâu ngón cạn và dấu hai đầu gối. Chính giữa hai đầu gối có một lỗ tròn, miệng lớn như miệng bát uống nước và sâu đến hai gang tay. Truyền rằng xưa kia có ông Khổng Lồ vào đây đơm cá. Những dấu chân kia là dấu chân Khổng Lồ đi. Và những dấu chân nơi Trổ Đó là dấu chân và đầu gối cùng dấu “cậu ấm” in vào đá khi Khổng Lồ quỳ xuống để giở đó bắt cá.Vì những dấu “ông Khổng Lồ” ở dưới nước, nên mỗi ngày bị nước chảy mòn lần. Hiện những vết chân đi chỉ còn thấy lờ mờ. Riêng những dấu nơi Trổ Đó còn thấy rõ, nhất là lỗ “cậu ấm” nước rữa láng bong.Suối Đá Trải có nhiều cá. Nhưng tuyệt nhiên không có cá rô. Vì ông Khổng Lồ ăn cá rô bị mắc cổ, tức mình không cho cá rô vào Đồng Lớn và ở các mương suối xung quanh.Khách du quan tìm đến Suối Đá Trải chỉ vì Ông khổng Lồ và Thi Nại Thị có để lại mấy câu hài hước: Lòng tham con diếc tiếc con rô,Trổ đó còn bia tiếng Khổng LồHồng để mống chân rồng để nhớt,
Khổng Lồ đi để dấu hồ lô!
Lại có mấy câu nữa rằng: Không Lộ Khổng LồÔng bắt cá rôÔng ăn mắt cổÔng không xấu hổĐỗ lỗi cá rô!Nước nguồn đồng lớn ít khôÔng thù ông cấm cá rô không được vào!Rồi ông bỏ Suối Đá Trải, Ông đi mãi đến phương nào?Tháng ngày vắng vẻ âm hao,Nước qua Trổ đó dạt vào nguồn cơn!Bụi đời lòng suối sạch trơn!Lòng ông còn giận còn hờn cá rô?!
Nhớ nguồn rô chẳng dám vô…
Cổ nhân nói rằng:
Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh,
Thủy bất tại thanh hữu long tắc linh.
Nghĩa là :
Non chẳng tại cao, hễ có tiên thì nổi tiếng
Nước chẳng phải tại sâu, hễ có rồng thì phải linh.
Ông Khổng Lồ không phải tiên, cũng không phải rồng, nhưng đi đến đâu để dấu lại đến đó, và làm cho nơi ông đến nổi danh. Như thế công ông Khổng Lồ có thể sánh với rồng tiên vậy.Thế mà vào chơi Suối Đá Trải, ít người nghĩ đến công “trang điểm nước non” của Khổng Lồ. Nghe chuyện ông đối với cá rô và thấy những dấu tích ông để lại, mọi người đều giễu cợt ông. Ngoài những vần thơ hài hước của Thi Nại Thị dẫn trên, còn có mấy vần của Định Phong cũng không kém phần hí lộng: Hỡi ông Khổng LồÔng vô Đá Trải,Vì tình qua lạiVướng ngãi vướng nhânĐi rồi để lại dấu chân,Gởi tình thêm dấu “đòn cân nặng tình”.Nước tràn Trổ Đó xinh xinh,
Các cô yếm thắm rùng mình… khi đơm.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:45
Suối Từ BiSuối ở xóm Tiên An, ấp Tiên Thuận, xã Bình Giang, quận Bình Khê. Phát nguyên tại vùng núi đèo Bồ Bồ ở phía Bắc, chảy vào Nam, quanh co chừng sáu, bảy cây số thì vào sông Hà Giao tức Hà Rêu.Khi đến Tiên Thuận thì suối chảy ngang qua chân phía Tây hòn Kho.Gọi là suối Từ Bi vì hai bên bờ suối có giống cây Từ Bi mọc đầy. Lá cây thơm, đàn bà thường hái về nấu nước gội đầu, hoặc lót dưới chiếu nằm cho hết mỏi.Phong cảnh không có gì đặc biệt. Danh được truyền chỉ vì mấy vần ca dao ngậm chứa một niềm cay đắng trong lời văn nửa thống thiết nửa mỉa mai: Củ lang Đồng Phó,Đỗ phộng Hà Nhung,Chàng bòn,Thiếp mót,Đổ chung một gùi.Chẳng qua duyên nợ sụt sùi,Chàng giận chàng đá cái gùi thiếp đi.Chim kêu dưới suối từ bi
Nghĩa nhơn còn bỏ huống chi cái gùi
Đồng Phó thuộc Thương Giang, Hà Nhung thuộc Hữu Giang là những vùng ở dưới Tiên Thuận. Cặp tình nhân trong câu ca dao, có lẽ là người Tiên Thuận xuống làm ăn nơi Đồng Phó, Hà Nhung.Nhưng xét trong ba vùng này, dấu tích nghĩa quân Cần Vương còn rải rác ở nhiều nơi (như Hòn Kho là một). Nên ngờ rằng tâm sự trong câu cao dao kia không phải về tình nhân mà về quốc sự vậy. Có điều gì phũ phàng xảy ra trong các đồng chí coi giữ những vùng này, nên mới thác lời mà gởi nhắn.
Ai viếng suối Từ Bi, thử “đi sâu vào lòng suối” xem coi, ngoài giống cây làm thơm tóc phái nữ, còn có những gì bí ẩn nữa chăng.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:51
Suối Đá DànSuối phát nguyên ở vùng núi Phú lạc, thuộc Bình Khê, chảy xuống Kiên Ngãi, Thuận Yên, rồi chảy ra suối Thuận Ninh. Suối còn một tên nữa là Suối Cây Cóm. Cũng như suối Từ Bi, Suối Đá Dàn, không có kỳ nham quái thạch, nhưng có danh là nhờ câu ca dao ý nhiệm tình thâm:
Chim kêu dưới suối Đá Dàn,
Em còn chút mẹ cậy chàng viếng thăm.
Câu này vì quá phổ biến đã trở thành ca dao, chớ sự thật là một câu tâm sự của người xưa: anh hùng Mai Xuân Thưởng, quê Phú Lạc, nơi phát xuất suối Đá Dàn.Mai anh hùng tuẫn quốc năm Đinh Hợi (1887). Thái mẫu lúc bấy giờ còn sức khỏe, và khỏi bị liên lụy vì nghĩa Cần Vương. Câu thơ trên là của Mai anh hùng nhắn một ông bạn đồng chí được thoát khỏi nanh vuốt của đối phương.Truyền rằng: Sau khi phong trào Cần Vương đã lắng dịu, bọn phong kiến thực dân hết đi lùng bắt những người trong phong trào còn sống sót, thì ở Phú Phong các nhân sĩ hợp nhau để cầu tiên hỏi vận nước nhà. Tiên giáng nhưng không xưng tên. Chỉ viết chữ bảo đi mời “Vân Sơn tiên sinh”. Vân Sơn tiên sinh tức cụ Nguyễn Trọng Trì, ở thôn Vân Sơn, thuộc An Nhơn, một trong những lãnh tụ phong trào Cần Vương Bình Định được miễn tố. Các nhân sĩ nghe tiên bảo đều có ý ngần ngại:- Xuống An Nhơn mời được Vân Sơn tiên sinh, trở về thì trời sáng rồi còn chi?Tiên liền cho biết rằng tiên sinh hiện nằm tại nhà một ông bạn ở xóm trên. Các nhân sĩ cử người đi mời. Lúc bấy giờ tiên sinh đang nằm nơi tây hiên. Phần trời nóng, phần ghẻ ngứa, tiên sinh không ngủ được, đương nghĩ làm “thơ ghẻ” để mua vui. Không giấy bút, tiên sinh lấy ngón tay viết lên không trung những câu nghĩ được. Nghe nói “tiên mời” tiên sinh liền đứng dậy khoác áo đi ngay.Vừa thấy Vân Sơn đến, cây cọ liền cử động và viết ngay một bài thơ. Vân Sơn giật mình, vì bài “Thơ Ghẻ” của mình vừa phác thảo. Liền đó, cọ viết thêm bài họa. Vân Sơn tiên sinh hỏi tên, Tiên không chịu nói. Hai bên xướng họa cho đến khuya. Những bài xướng họa đều là chữ Hán. Và những vần thơ đều chứa đựng khí vị thần tiên, chớ không đề cập đến quốc sự. Các nhân sĩ có ý chán, bỏ ra về lần lần. Lúc đã thưa người, cọ liền viết một câu Quốc âm:
Nghìn thu Hà Nhạc nương theo bóng,
Một gánh quân thân gởi lại chàng.
Vân Sơn tiên sinh biết thần tiên không phải người xa lạ nhưng chưa đoán được là ai, thì cọ viết tiếp:
Chim kêu dưới suối Đá Dàn,
Em còn chút mẹ cậy chàng viếng thăm.
Vân Sơn tiên sinh liền ôm cọ khóc lớn:- Mai Nguyên Soái! Mai Nguyên Soái! Cố nhân ơi! Cố nhân!Câu chuyện không mấy chốc đã truyền xa. Nhưng rồi qua lại ngày qua, già đi trẻ đến, câu chuyện lần lần phai nhạt chỉ còn nghe “Chim kêu dưới suối Đá Dàn…”Ngày nay:
Ai lên thăm suối Đá Dàn
Để lòng tưởng tới can tràng người xưa.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:53
Suối ĐụcTên chữ là Trược Tuyền. Phát nguyên tại vùng núi phía Bắc ngả Tùng Chánh, chảy vào Thuận Hạnh, chạy gần chân núi Chà Rang, qua ruộng Ba Gò, xuống Hữu Hạnh, rồi hợp cùng suối An Hành chảy vào sông Gò Găng tức sông Quai Vạc.Nước suối hơi ngà ngà như nước vo gạo. Do đó mà mệnh danh. Suối chảy giữa khoảng đồng trống gò hoang, phong cảnh không có chi lạ. Duy tại Thuận Hạnh, gần đường cái đi, có hai bụi tre lâu đời mọc ở hai bên bờ suối phía Nam phía Bắc. Hai ngọn giao liên, hợp thành một cái nhà tạm thiên nhiên, bóng lồng nước mát. Dưới gốc tre phía Bắc, nổi lên một ụ gò mối vừa to vừa cao. Bò trâu qua lại hằng ngày, cạ lưng vào hoặc lấy sừng hút, năm này sang năm nọ, chân gò mối bị lõm sâu vào thành một mái hiên.Đã có “nhà tạm tre” lại có “mái hiên gò mối” đủ che mưa tủ nắng, nên khách bộ hành gặp lúc mưa to nắng dữ, thường ghé vào đụt cho qua cơn. Bởi vậy suối cũng có tên nữa là Suối Đục.Những lúc ghé vào Suối Đục đụt nắng, đụt mưa, trai “anh hùng” gái “thuyền quyên” thường hay gặp gỡ. Mắt qua lời lại, nhiều khi gây nên nợ nên duyên, và “nảy nở” ra những câu hát huê tình làm vang danh Suối Đục: – Ghé vào Suối Đục đụt mưa,Chẳng duyên thời nợ gió đưa gặp nàng.Tư bề ruộng vắng gò hoang,Cho đây gởi chút can tràng được chăng?- Giữa đường không tiện nói năng,Xửng mưa cùng xuống Gò Găng tỏ tình.Gò Găng có chợ có đình,
Người quen thấy mặt thần minh chứng lời.
Đó là gặp lúc mưa. Còn gặp lúc nắng thời: – Trời mưa không quán không nhà,Bờ tre Suối Đục đôi ta cùng ngồi,Chờ cho ráo giọt mồ hôi,Cầm tay tỏ thiệt rằng tôi yêu mình.- Yêu nhau thời mối thời manh,Tình trao cát trắng dâu xanh tốt gì,Bọt bèo chút phận nữ nhi,
Miệng đời thị thị phi phi cực lòng.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:55
Suối Nước NóngSuối ở tại thôn Hội Vân quân Phù Cát, chữ gọi là Thang Khê. Suối ở giữa gò mọc cây tràm và chổi thanh hao (dùng nấu dầu khuynh diệp). Phát nguyên từ vùng núi thấp ở phía Bắc, đến Hội Vân nước chảy vào một vũng lòng chảo rộng chừng một sào, đáy sâu chừng trên dưới một thước tây, đá mọc lởm chởm. Nước nóng từ dưới “đáy chảo” trào lên, bong bóng sôi, hơi bốc. Mùi tanh tanh. Nước ngoài chảy vào pha với nước nóng trong vũng, rồi chảy xuống gò, theo hướng Nam chảy vào sông Quai Vạc. Vì có nước lạnh pha lẫn nên nước ở bốn phía bìa, nhiệt độ không cao bằng nước ở giữa vũng. Nước ở giữa vũng nóng phỏng tay. Những người ở chung quanh, khi làm heo làm gà, thường đem đến suối mà trụng. Khi xuống khỏi gò chừng năm chục thước thì nước nguội hẳn và không còn phảng phất mùi tanh.Ngoài vũng nước nóng ra, suối không có gì lạ.Nhưng dưới thời Pháp thuộc, suối đã làm chấn động cả tỉnh.Nguyên có một người mắc bệnh phong đến tắm mấy bận thì bệnh lành. Tiếng đồn. Những người có bệnh ngoài da, như ghẻ ruồi, chùm bao… đến tắm cũng đều lành hết. Tiếng nổi vùn vụt… người ta đồn rằng “đức Thánh Mẫu” giáng trần chữa bệnh cứu dân. Ban đầu năm mười người đến…, và mới chỉ có những người mắc bệnh ngoài da. Rồi mỗi ngày mỗi đông thêm, và những người vàng da, ỏng bụng, đau ruột ruột đau gan, đau phèo đau phổi…, cả đến kẻ mù, người câm… hết gần đến xa, đều kéo đến… Đi đường hỏi thăm nhau. Ai nấy đều bảo linh nghiệm hết sức”… Ai nấy đều tin và một số người bệnh vừa đến tới suối “trong mình khỏe lắm rồi!”. Một đồn mười, mười đồn trăm, đồn ngàn, đồn muôn… Tự nhiên chẳng những rắn sanh chân mà sanh cả sừng cả gạc! Người khắp tỉnh kéo nhau đi… Người Phú Yên, Quảng Nghĩa nghe đồn cũng đưa nhau đến… Chật cả đường, đầy cả đồng… Chen nhau mà tắm gội, lấn nhau mà múc nước đem về nhà tặng bà con… Có đến gần cả tháng, ngày nào cũng đông nghẹt cả người. Chánh quyền địa phương sợ lâu ngày sanh biến, liền ra lệnh cấm ngăn. Nhưng chận ngã này người ta đi ngả khác. Sau phải bắt giam một số mới “chấm dứt” được việc “đi tìm nước thiêng”.Nhờ đó mà suối nước Nóng nổi tiếng.Có gì đâu. Suối nước nóng từ các lớp đá nóng trong lòng đất chảy ra, có chất lưu hoàng, tức là diêm sinh, trị được các chứng bệnh hô hấp, ghẻ sài, phong thấp, nhức óc… những người mắc phải những bệnh ấy uống hoặc tắm nước nóng ở suối thì tất nhiên bệnh giảm hoặc ít hoặc nhiều. Nếu bệnh nhẹ thì khỏi hẳn. Nhưng vì không biết tính chất của nước, nên mới tưởng rằng linh thiêng. Người mình lại có tánh ưa long trọng hóa sự việc. Nhiều người không hẹn nhau, nhưng vì “đồng thanh tương ứng “, cùng nhau gây nên một “phong trào nước thiêng”. Không phải chỉ ở Bình Định mới có suối nước nóng. Trong sách “Đất Việt Trời Nam” của Thái Văn Kiểm có bài nói về Suối Nước Nóng ở Việt Nam. Thái quân cho biết rằng ” khắp lãnh thổ Việt Nam, người chuyên môn nghiên cứu về suối nước nóng đã tìm ra từ trước đến nay gần 100 suối”. Các địa điểm đều có ghi rất rõ trong Đất Việt Trời Nam.Trong các Suối Nước Nóng ở Việt Nam, chỉ có suối Vĩnh Hảo ở Bình Thuận được khai thác theo phương thức khoa học.Suối Nước Nóng ở Thừa Thiên, nằm ở nguồn Tả Trạch sông Hương, cách Huế chừng 30 cây số, được vua Minh Mạng ban cho tên là “Tây Lãnh Thang Hoằng” và được vua Thiệu Trị liệt vào “Thần Kinh nhị thập thắng cảnh” với thơ đề vịnh khắc vào bia đá dựng trên bờ suối.Còn suối Hội Vân ở Bình Định thì:- Thời Pháp thuộc các nhà chuyên môn đến lấy nước thử và cho biết rằng trong nước có rất nhiều chất lưu hoàng và nóng 73 độ.- Thời Tự Đức, quan chánh chủ khảo trường Bình Định khoa Ất Mão (1855) là Bảng Nhãn thị Trạng Nguyên Vũ Duy Thanh có đến thăm và đề vào đá một vịnh rằng: Cảnh ấy khen ai khéo đặt bày,Nước sôi một vũng ở nơi đây.Rát bao nhiêu độ càng thêm nóng,Nắng mấy mươi phen vẫn cứ đầy.Lò tạo hóa nung thâu sớm tối,Lửa âm dương nấu mãi xưa rày.Đồ Bàn dấu cũ nay còn lại,Muốn hỏi nguồn cơn nỗi nước này.
Thật là một tao ngộ đáng ghi.
Và ngày nay, đá tuy không còn nét chữ, nhưng tên người đề thơ cùng mấy vần thơ lưu niệm vẫn còn mãi trong lòng người biết quí Suối Nước Nóng Hội Vân.
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi turbo » 20-04-2007, 14:56
Suối Nước NgọtChảy xuống đầm Nước Ngọt, ngoài con sông La Tinh ra còn nhiều suối, mạch nước dồi dào, mà người địa phương gọi là sông.Vì chung chảy vào đầm Nước Ngọt nên xin gọi chung những suối ấy là “Suối Nước Ngọt” cho được gọn gàng.Những suối đó là:- Sông Ngòi phát nguyên tại vùng Núi Bà ở phía Nam đầm Nước Ngọt, chảy từ Chánh Hùng, Chánh Thắng, ra An Quang để xuống Đầm. Đi con đường từ Chợ Gành xuống Đề Gi phải qua cầu bắc ngang sông, gọi là Cầu Ngòi.- Sông Đức Phổ cũng từ vùng Núi Bà chảy ra Chánh Danh, Gia Lạc, rồi chuyển mình xuống Đạo Long, An Trị, đến Đức Phổ để trút nước vào Đầm.- Sông Bến Trễ, có hai ngọn. Một từ vùng núi Lạc Phụng chảy vào, một từ Núi Hương ở Trung Thuận chảy xuống, hợp nhau ở An Hoan rồi xuống Công Trung Thanh Xuân để vào Đầm.- Sông Xuân Kiển từ triền phía Đông núi Lạc Phụng chảy vào Nam, qua Xuân Chánh, để vào Đầm.Sông Xuân Kiển và sông Ngòi ở bờ phía Bắc và phía Nam đầm. Bến Trễ và Đức Phổ ở bờ phía Tây; Bến Trễ ở gần Xuân Kiển, phía Bắc, Đức Phổ ở gần sông Ngòi, phía Nam.Trong bốn con sông trên, chỉ có sông Đức Phổ là có tiếng.Có tiếng nhờ nhiều cá.Sông Đức Phổ từ nguồn đến Đầm, dài chỉ độ mười một, mười hai cây số. Sông có nhiều con suối nhỏ rót vào nên nước không bao giờ cạn. Khúc sông tại vùng Đạo Long, An Trị lại rất sâu và có nhiều hầm hố, nên cá tụ rất nhiều. Nhiều nhất và ngon nhất là giống cá Vược.Cá Vược ở đây lớn con và nhiều mỡ, thân trắng nõn nà như những bắp tay cô gái Tây Phương , nhìn cá bơi trong lòng nướctrong xanh thì thật là ngon mắt.Chính giống cá Vược đã làm cho nhiều người ở phương xa để ý đến sông Đức Phổ. Không biết giống cá Vược này có phải là loại cá Lư Ngư ở Ngô Giang mà Trương Hàn mỗi lần gió thu thổi chạnh nhớ đến phong vị, đó chăng? Chỉ biết rằng, ngoài vẻ đẹp bề ngoài vô cùng gợi hứng, thịt cá Vược sông Đức Phổ rất ngon. Côn Giang có cá chép, Lại Giang có cá bống, thì Đức Phổ có cá vược. ba giống cá này đã làm cho mỗi con sông có một biệt thú đối với khách “Dân Thiên” tri vị.Còn các tay hàn mặc lại tìm thấy nơi sông Đức Phổ, cũng như nơi sông Côn, sông Lại Dương, cái thú của thầy Trang lúc chơi trên hào cùng thầy Huệ. Nên có mấy câu tỏ tình: Côn Giang cá chép mép son,Lại Giang cá bống trắng non vóc ngà.Tình cờ Đức Phổ lần qua,Đầy sông cá vược nõn nà búp măng.Đừng lòng tung lưới tấn đăng,
Để lòng chung thú đớp trăng giữa vời.
Hương vị của sông Đức Phổ kể cũng đã ngọt ngào, nên mệnh danh là “Suối Nước Ngọt” tưởng thật xứng đáng vậy.Trong những nơi đồng vắng non cao của Bình Định, còn nhiều suối nhiều khe , phong cảnh đẹp đẽ, khí vị thanh thoát. Nhưng chưa được xem tường, chỉ mới nghe mà nghe cũng chưa được rõ, nên tạm “dừng bước” nơi đây: Nguồn tiên mạch suối còn đầy,Còn duyên bút mực còn ngày tới lui.Tình sâu ai dễ khơi vơi,
Muôn năm vàng đá tạc lời nước non…
turbo Đội phó
Bài viết: 1978 Ngày tham gia: 02-04-2004, 09:09 Đến từ: Bình Định Đã cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 10 lần Blog: Xem blog (3)
bởi redshark » 19-05-2009, 10:59
Hầm Hô, vẻ đẹp huyền ảoVề Bình Định, bên cạnh nét đẹp huyền thoại của 7 cụm tháp Chàm nổi tiếng, đến huyện Tây Sơn du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của thắng cảnh Hầm Hô.Người dân nơi đây giải thích rằng, vì có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè biết sắp tới chỗ nguy hiểm, nên gọi là Hầm Hô.Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng. Những lùm cây xanh làm dịu đi vẻ hiểm trở của những vách đá nhấp nhô. Những bụi sim với màu lá xanh, hoa tím xen lẫn những khóm phong lan cheo leo trên đá, lửng lơ trên những cành cây.
Bức tranh thiên nhiên sống động. Ảnh: Thanh Tâm Đến với Hầm Hô, du khách không chỉ đắm mình vào cảnh núi non hùng vĩ mà còn tận hưởng những tuyệt tác của thiên nhiên ngay dưới lòng sông. Với chiều rộng trên dưới 30 mét, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng.Vào mùa nước cạn, những ngày trời trong xanh, khi những tia nắng ban mai rọi xuống, những khối đá hoa cương ánh lên muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn vạn viên kim cương khoe mình trên làn nước trong xanh. Mỗi trụ đá mang cho mình một hình dáng riêng, chắp cánh cho trí tưởng tượng của du khách nơi đây; đá lớn, đá nhỏ, khối vuông, khối tròn, có những cụm nhìn tựa đàn voi đang tắm, có những dãy trông như thể bầy ngựa đang phi…
Thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Thanh Tâm. Nếu có dịp du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, du khách sẽ có dịp đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên nhiên. Cảnh vật kỳ thú nơi đây bắt đầu với bờ đập nước trong veo và mát lạnh. Vượt qua bờ đập, đi ngược dòng sông một đoạn khách sẽ gặp một vách đá dựng đứng như tường thành với cái tên dân gian Hòn Đá Thành.Ngược về phía thượng nguồn, độ dốc càng lớn, nước chảy càng mạnh. Từng đoạn, từng đoạn chia khúc thành những thác nhỏ, nước chảy ầm ầm dội vào vách núi, cảnh vật càng thêm huyền ảo. Đây đó vang lên tiếng gù của chim Cu Gáy, tiếng hót véo von của chim Khướu, chim Vành Khuyên, tiếng kêu tích tích của những chú chim Sâu. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng Tắc Kè vọng lại từ những hốc đá, lùm cây.Ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên, du khách còn có dịp sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử. Tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Cũng ở nơi này, anh hùng Mai Xuân Thưởng đã xây dựng căn cứ kháng Pháp. Danh thắng này vì thế còn có ý nghĩa thiêng liêng của một chứng tích lịch sử.Một tour du lịch về Bình Định chắc hẳn du khách sẽ khám phá thêm được nhiều nét đẹp khác nữa.
Theo vnexpress.net
redshark Đội phó
Bài viết: 2732 Ngày tham gia: 06-03-2009, 13:48 Đến từ: Tuy Phước, Tp. HCM Đã cảm ơn: 297 lần Được cảm ơn: 141 lần Blog: Xem blog (8) CĐV của: TNG
Quay về Nước non Bình Định (Quách Tấn)
Ai đang online?
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang online và 1 khách