Mến tặng cả họ nhà giáo!(nhân ngày 20/11).*** Cha tôi kể hồi nhỏ cha học không có ngày 20 tháng 11.Người ta nói’’mồng một tết cha, mồng ba tết thầy’’ nhưng ít khi cha được ông tôi và những người lớn nhắc nhở để thăm những ông giáo già mà cha đã học. Cha và lũ trẻ trong xóm là trẻ quê rin 100%! Lũ trẻ đi học được trang bị cho những bộ đồ khác nhau. Có đứa có dép thì không có mũ, có đứa bận sơ mi quần tây hẳn hoi…Lại không mang dép.Người ta không cho con em học ngay trường công, mà phải học trường làng hoặc xa hơn là các lớp học tư mà thầy là những ông giáo vừa hết primère tương đương với bậc tiểu học như bây giờ nhưng nói và biết nhiều về tiếng pháp.Mồng 5 tháng 5 âm lịch, nhà quê thường hay tổ chức cúng. Và có nhà mua cho con vài cái dứa hoặc một chục xoài bảo con đi thăm thầy, nhưng có năm có, năm không chứ không đều và thành lệ như bây giờ.-Thế cha có nhớ kỉ niệm nào về những ông thầy mà cha đã học hồi nhỏ không? Tôi hỏi.Cha tôi húp một ngụm nước trà và lấy giọng:-Cha nhớ năm cha học lớp 6 ở trường cấp 2,3 An Nhơn có lần cha bị không thuộc bài!-Thì trong đời học sinh ai lại không có vài lần không thuộc bài, có gì đâu mà cha nói!***…Khi mới giải phóng chính quyền mới tiếp quản, rất thiếu giáo viên nên họ mới sử dụng lại một số giáo viên của chế độ cũ sau khi đã kiểm tra lý lịch. Cách sử dụng đó họ gọi là lưu dung-một từ nghe có vẻ hoa mỹ và nhân đạo.Dạy môn tiếng pháp cho lớp cha học là một giáo viên lớn tuổi. Ông tên là Nguyễn vănTường, dáng người cao gầy, mắt thầy sáng , vầng tráng cao lộ vẻ thông minh.Những năm đó thật là đói khổ. Nhà nội tôi thì nghèo và con đông. Bà nội sau của tôi lại đẻ như gà! Nên cha, ngoài thời gian học ở trương thì về nhà ẵm em, ru em ngủ, nấu cơm cho ông bà nội tôi đi làm hợp tác xã về ăn. Cha không có thời gian học ở nhà mà cũng chẳng có ai nhắc nhở.Buổi học chiều hôm đó cha bị thầy tiếng pháp kêu lên dò bài đầu giờ. Thầy bảo trò hãy viết bằng tiếng pháp các từ mua, bán, đi và đến!(acheter, vendre, aller, venir).Cha tôi cầm cục phấn và đi đến bảng đen và…Đứng im! cục phấn và cái bàn tay phải cũng không cử động một chút nào! Mặc dù các bạn ngồi bàn đầu cố nhắc bài cho, nhưng tiếng pháp chứ đâu phải tiếng việt đâu, mà nói ra là biết liền! Sau 5 phút đứng như chào cờ! Thầy bảo cha tôi lại gần và hỏi một cách dịu dàng:-Sao con không thuộc bài?Sau một lúc ấp úng tự nhiên cha thấy xấu hổ quá và cha khóc! Cha trả lời lí nhí là…Ở nhà con mắc giữ em!-Bây giờ thầy cho con nợ, bữa sau con phải trả bài. Nếu buổi sáng con mắc làm công việc nhà thì buổi tối con gắng học. Vì có học mới hiểu biết con ạ! Nhưng con phải bị phạt lần nầy!Thầy Tường bảo cha tôi về nhà viết bốn từ đó 100 lần. Cha cầm vở về chỗ và nước mắt chảy dài, cha tức tưởi đến nỗi đái ra quần . Cha dị quá sá, suốt buổi học chỉ ngồi im một chỗ.Sau cái vụ đó cha đã cố gắng học tiếng pháp và học đều các môn, cuối năm cha được kết quả học sinh tiên tiến và đặc biệt điểm môn tiếng pháp rất cao.-Như vậy có gì đâu mà cha phải cảm động dữ vậy? Tôi gần hết muốn nghe…Cha tôi lừ mắt nhìn tôi và nói:-Làm người thầy không phải biết dạy học không thôi! Nếu chỉ biết dạy thì cái máy nó cũng biết! Như bây giờ các con đang học cái máy tính đó mà! Cái điều quan trọng nhất là người thầy phải biết quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh! *** …Chỉ có một câu hỏi chứng tỏ sự quan tâm của ông thầy, mà cha tôi sau 35 năm rồi mà ông vẫn nhớ! Làm người thầy không chỉ biết dạy và thu đủ học phí như ngày nay, mà điều quan trọng phải có một tấm lòng biết quan tâm đến từng hoàn cảnh của học sinh! Theo tôi nghĩ đó là cái dấu ấn sâu và đẹp nhất trong sự nghiệp trồng người!
Người viết: T.u.U.
Sửa lần cuối bởi truong vinh loc vào ngày 19-11-2010, 09:46 với 1 lần sửa trong tổng số.
Thật thà người với người:Tình cảm bền lâu .Thành thật với tình yêu:Tình yêu bền vững .Thành thật là hòa bình và hạnh phúc!
Xin đừng lừa dối dân tộc tôi!