Chào mừng bạn đến với trang blog của RedShark
Thủ thuật mới điều trị chấn thương gai chày
by redshark on Sat Jun 20, 2009 3:35 pm
Sau cú xoạc chân cứu nguy cho đội nhà, cầu thủ H.B.T. (thuộc một đội bóng miền Trung) bị chấn thương gai chày, được Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ định mổ. T. buồn phát khóc vì nghĩ phải nằm lâu một chỗ. Nhưng do được điều chỉnh gai chày bằng đinh Kirschner nên chỉ vài ngày sau, anh đã có thể dùng nạng ra sân xem đồng đội thi đấu.
Trong cấu trúc ở đầu gối có một hệ thống dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, giúp khớp gối vững và mâm chày không bị trượt ra khỏi vị trí của nó. Các dây chằng này bám vào mặt khớp bằng một gai chày nhỏ như móng ngón tay cái. Khi bị chấn thương do một lực tác động thẳng từ phía trước, xương bánh chè sẽ vỡ, hoặc dây chằng chéo sau đứt. Nếu bị chấn thương từ phía sau, nhất là trong các trường hợp ngã, chân sẽ xoạc thẳng ra trước quá mức nên gai chày thường bị bứt ra khỏi khớp. Trong các trường hợp này, khớp gối bị lỏng khiến nạn nhân khi đứng thì rất đau, bước đi chập chững và quỵ ngay sau đó.
Từ trước đến nay, loại chấn thương trên luôn được điều trị bằng cách mổ hở, bộc lộ xương đầu gối, lật bánh chè sang bên rồi dùng đinh y học hoặc chỉ thép để vít gai chày vào vị trí cũ. Phải mất 6 tháng đến 1 năm, người bệnh mới có thể phục hồi hoạt động. Trong trường hợp gai chày bị vỡ vụn thành nhiều mảnh, việc phẫu thuật sẽ phức tạp hơn và bệnh nhân cần cả năm trời mới phục hồi được. Ngoài ra, khi mổ hở, bác sĩ phải rạch một đường dài 15-20 cm để bộc lộ khớp gối. Vì thế, sau mổ, người bệnh sẽ phải nằm viện lâu, dùng một lượng kháng sinh khá lớn...
Để điều trị hiệu quả hơn các trường hợp chấn thương gai chày khớp gối, nhất là để phục vụ tốt SEA Games 22, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy đã nghiên cứu và thực hiện thành công thủ thuật mới: dùng đinh y học Kirschner. Trong phương pháp này, các bác sĩ sử dụng một khung ngắm để định vị rồi khoan lỗ, đưa đinh y học vào. Do có khung ngắm, phẫu thuật viên chỉ phải mổ một đường tối đa 5 cm để bẻ gập đầu đinh nhằm cố định lại vị trí gai chày (đinh này được để luôn trong khớp gối). Mới đây, phương pháp trên được cải tiến thêm một bước: bẻ gập đinh bằng nội soi; do đó đường mổ dài 5 cm đã được thay bằng hai lỗ nhỏ xíu để đưa đầu ống nội soi vào đầu gối. Toàn bộ thủ thuật chỉ kéo dài tối đa là 20 phút (bằng 1/3 so với phương pháp cũ). Sau mổ, bệnh nhân không cần nằm viện, có thể hoạt động bình thường sau 2 tháng.
Sau 16 ca điều trị được chọn ngẫu nhiên ở nhiều thời điểm khác nhau từ tháng 6/2002 đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã khẳng định, việc dùng đinh y học có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp cũ: vết mổ nhỏ, bệnh nhân chóng hồi phục, chỉ dùng đến một lượng kháng sinh nhỏ... nên giảm được đáng kể chi phí điều trị. Đối với phẫu thuật viên, công việc cũng nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
Tiến sĩ Lương Đình Lâm, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, cho biết, kỹ thuật mới rất đơn giản, dễ huấn luyện; các cơ sở y tế không có nội soi vẫn thực hiện được. Điều cốt yếu là phải có khung ngắm định vị, mà dụng cụ này rất dễ làm. Ông cũng cho biết, từ tháng 6 trở đi, tất cả các bệnh nhân bị chấn thương gai chày ở Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được điều trị bằng phương pháp này.
Người Lao Động
Trong cấu trúc ở đầu gối có một hệ thống dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, giúp khớp gối vững và mâm chày không bị trượt ra khỏi vị trí của nó. Các dây chằng này bám vào mặt khớp bằng một gai chày nhỏ như móng ngón tay cái. Khi bị chấn thương do một lực tác động thẳng từ phía trước, xương bánh chè sẽ vỡ, hoặc dây chằng chéo sau đứt. Nếu bị chấn thương từ phía sau, nhất là trong các trường hợp ngã, chân sẽ xoạc thẳng ra trước quá mức nên gai chày thường bị bứt ra khỏi khớp. Trong các trường hợp này, khớp gối bị lỏng khiến nạn nhân khi đứng thì rất đau, bước đi chập chững và quỵ ngay sau đó.
Từ trước đến nay, loại chấn thương trên luôn được điều trị bằng cách mổ hở, bộc lộ xương đầu gối, lật bánh chè sang bên rồi dùng đinh y học hoặc chỉ thép để vít gai chày vào vị trí cũ. Phải mất 6 tháng đến 1 năm, người bệnh mới có thể phục hồi hoạt động. Trong trường hợp gai chày bị vỡ vụn thành nhiều mảnh, việc phẫu thuật sẽ phức tạp hơn và bệnh nhân cần cả năm trời mới phục hồi được. Ngoài ra, khi mổ hở, bác sĩ phải rạch một đường dài 15-20 cm để bộc lộ khớp gối. Vì thế, sau mổ, người bệnh sẽ phải nằm viện lâu, dùng một lượng kháng sinh khá lớn...
Để điều trị hiệu quả hơn các trường hợp chấn thương gai chày khớp gối, nhất là để phục vụ tốt SEA Games 22, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy đã nghiên cứu và thực hiện thành công thủ thuật mới: dùng đinh y học Kirschner. Trong phương pháp này, các bác sĩ sử dụng một khung ngắm để định vị rồi khoan lỗ, đưa đinh y học vào. Do có khung ngắm, phẫu thuật viên chỉ phải mổ một đường tối đa 5 cm để bẻ gập đầu đinh nhằm cố định lại vị trí gai chày (đinh này được để luôn trong khớp gối). Mới đây, phương pháp trên được cải tiến thêm một bước: bẻ gập đinh bằng nội soi; do đó đường mổ dài 5 cm đã được thay bằng hai lỗ nhỏ xíu để đưa đầu ống nội soi vào đầu gối. Toàn bộ thủ thuật chỉ kéo dài tối đa là 20 phút (bằng 1/3 so với phương pháp cũ). Sau mổ, bệnh nhân không cần nằm viện, có thể hoạt động bình thường sau 2 tháng.
Sau 16 ca điều trị được chọn ngẫu nhiên ở nhiều thời điểm khác nhau từ tháng 6/2002 đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã khẳng định, việc dùng đinh y học có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp cũ: vết mổ nhỏ, bệnh nhân chóng hồi phục, chỉ dùng đến một lượng kháng sinh nhỏ... nên giảm được đáng kể chi phí điều trị. Đối với phẫu thuật viên, công việc cũng nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
Tiến sĩ Lương Đình Lâm, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, cho biết, kỹ thuật mới rất đơn giản, dễ huấn luyện; các cơ sở y tế không có nội soi vẫn thực hiện được. Điều cốt yếu là phải có khung ngắm định vị, mà dụng cụ này rất dễ làm. Ông cũng cho biết, từ tháng 6 trở đi, tất cả các bệnh nhân bị chấn thương gai chày ở Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được điều trị bằng phương pháp này.
Người Lao Động