Đổi tên giải VĐQG, nhưng liệu có thành công!?

Đổi tên giải VĐQG, nhưng liệu có thành công!?

Postby PV Khanh Vinh » Fri Feb 10, 2012 12:56 am

Góc Nguyễn Nguyên!

BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐỔI TÊN

Tuần qua làng bóng Việt Nam nóng lên chuyện Tổng cục TDTT lệnh VFF phải chỉ đạo VPF đưa cái tên Super League trở về với tên gọi thực tế và thuần Việt hơn. Chỉ đạo trên khiến tốn nhiều giấy mực và cũng tốt rất nhiều tiền, nhiều công sức đặc biệt khi Super League đã chạy được 4 vòng đấu.
Thực chất thì Super League cũng chẳng sai nhưng rõ ràng cái tên đấy không hay và không có tí gì liên quan đến giải bóng đá Việt. Nói như nhiều người là cái tên đấy tự phong về mặt hình thức cho giải đấu mà lần đầu các ông bầu điều hành đồng thời muốn “chôn” V-League (Việt Nam – League) mà VFF từng điều hành 11 mùa vào dĩ vãng.
Những người hiểu việc và hiểu sâu sa hơn mọi vấn đề lại cho rằng bản chất của việc đổi tên nằm ở chỗ Tổng cục TDTT muốn giúp VFF tái lập lại trật tự trong đó có “chủ quyền” hẳn hoi của một tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền quản lý và tổ chức các hoạt động bóng đá. Cái “chủ quyền” mà Tổng cục TDTT có lúc rất mất mặt khi nhận ra VFF đang bị chìm vào cái bóng của một công ty mà VFF có cổ phần lớn nhất nhưng quyền hành thì bị lẫn vào sự chỉ đạo lẫn phán quyết của các ông bầu.
Tôi tin rằng nếu không có chuyện VPF vỗ mặt VFF và “tra khảo” các hợp đồng về thương quyền truyền hình cũng như đặt VFF vào phía bên kia chiến tuyến của VPF thì sẽ không có những chỉ đạo kiểu “lệnh” như đã và đang làm.
VPF chỉ là một công ty được hình thành, được trao quyền tổ chức các giải đấu và xét cho cùng thì nó cũng chỉ là những công ty trực thuộc LĐBĐ quốc gia như những công ty của Anh, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan… từng tổ chức Premier League, League 1, J-League, Thai Premier League…
Khác biệt của VPF là để lộ ra sự lấn sân, lấn quyền và bị xem là “lật đổ” quá sớm nên kiểu gì thì cũng sẽ bị tổ chức quản lý thể thao về mặt nhà nước từng bước lặp lại trật tự.
Việc đổi tên mang tính bắt buộc chắc chắn mới chỉ bước một trong việc chấn chỉnh lại những cái mà VFF bất lực trước “công ty con” VPF được hình thành để hỗ trợ VFF làm tốt hơn lại chuyển sang cực đối lập với VFF.
Một khi cơ quan nhà nước như Tổng cục TDTT đã ra “sắc lệnh” thì giới bóng đá hiểu rằng đã đến lúc nhưng gì đi ngoài lề sẽ phải trở lại đúng chỗ, đúng tuyến.
Sau “lệnh” đổi tên có thể sẽ còn nhiều “lệnh” nữa và những va đập trước đây rồi sẽ bị buộc phải trở lại trật tự vì “lệnh” đấy cũng chính là đi sai tuyến và bị tuýt còi.

NGUYỄN NGUYÊN

(Báo Bình Dương cuối tuần)
SQC Bình Định - Con bệnh thành tích!
PV Khanh Vinh
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 376
Joined: Thu Jan 10, 2008 11:14 am
Location: Tây Sơn
Has thanked: 13 times
Have thanks: 76 times
Blog: View Blog (0)
Fan of: Arsenal, Barca, Pháp
Top

Re: Đổi tên giải VĐQG, nhưng liệu có thành công!?

Postby PV Khanh Vinh » Fri Feb 10, 2012 12:58 am

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn:
“VPF phải tuân thủ cuộc chơi”
Tổng cục TDTT vừa ra công văn chỉ đạo VFF ngừng sử dụng cái tên Supper League sau 5 vòng đấu tồn tại. Để độc giả hiểu thêm về quan điểm nền tảng khi đưa ra quyết định của Tổng cục, Bình Dương cuối tuần đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Tuấn.

- Là người ký công văn gửi VFF về việc đổi tên giải, xin ông cho biết rõ hơn về vụ việc cũng như quan điểm của Tổng cục TDTT về vấn đề này?
* Sau khi được thành lập, công ty VPF đã trình lên Tổng cục TDTT Điều lệ mùa giải 2012 và Quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Tuy nhiên hai văn bản này còn rất nhiều điểm chưa hợp lý. Theo nguyên tắc, VFF sau khi phê duyệt phải hỏi ý kiến các thành viên Ban chấp hành và phải được thông qua, rồi mới trình lên Bộ VH, TT&DL ban hành. Do Quy chế và Điều lệ mùa giải 2012 chưa được ban hành nên Tổng cục đã chấp thuận để VPF sử dụng Điều lệ giải và Quy chế bóng đá chuyên nghiệp ban hành năm 2011 để điều hành các giải đấu. Điều đó cũng có nghĩa đến thời điểm này, giải vẫn phải dùng tên gọi V-League như trước.
- Phía VPF khẳng định đã xin phép ý kiến Tổng cục TDTT trước khi sử dụng cái tên Super League nhưng giờ lại bị chỉ đạo phải thay?
* Có thể đó chỉ là những báo cáo miệng bởi không ai đồng ý khi không có văn bản, chưa kể thời điểm đó Quy chế và Điều lệ mùa giải mới cũng chưa được ban hành.
- Tuy nhiên đã 5 vòng đấu trôi qua, việc ban hành Quy chế và Điều lệ mùa giải 2012 vì sao lại chậm trễ như vậy?
* Như tôi đã nói, Quy chế và Điều lệ mùa giải 2012 có nhiều điểm chưa hợp lý cần phải điều chỉnh. Hơn nữa, VFF và VPF cũng cần phải khẩn trương hơn nữa để hoàn thiện 2 văn bản này.
- Những phản ứng gần nhất từ VPF, cho thấy công ty này không chấp thuận việc trở lại với cái tên V-League. Nếu VPF không chấp nhận yêu cầu đổi tên từ VFF thì sao?
Cuộc chơi nào cũng phải có quy định riêng của cuộc chơi đó. Ở đây, VPF phải hiểu mình vẫn đang điều hành giải bằng Quy chế và Điều lệ mùa giải 2011. Nếu VPF không chấp thuận sẽ có công cụ của Nhà nước để xử lý.
- Nói như ông thì sau khi Quy chế và Điều lệ mùa giải 2012 được Bộ VH, TT&DL phê duyệt, VPF sẽ thoải mái trong việc đặt tên giải đấu?
* Việc VPF muốn đặt tên là Super League hay V-Super League, chúng tôi không hề can thiệp. Họ cứ để xuất, Bộ VH, TT&DL sẽ duyệt hay không, dựa trên các tiêu chí: Giải VĐQG thì phải thể hiện được là giải của Việt Nam, có thể viết tắt thành chữ V. Chúng tôi không bao giờ ép VPF phải dùng lại tên giải V-League như trước nhưng khi mà Quy chế và Điều lệ mùa giải 2012 chưa được ban hành, họ buộc phải tôn trọng Quy chế và Điều lệ mùa giải 2011.
- Qua sự việc lần này, ông muốn nói gì với người hâm mộ xung quanh nhiều ý kiến cho rằng giữa Tổng cục TDTT, VFF và VPF đang xảy ra “chiến tranh”?
* Tôi xin khẳng định là Tổng cục TDTT luôn ủng hộ việc thay đổi để bóng đá Việt Nam tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Quan điểm của tôi là các bên luôn hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hướng tới một mục đích chung là tạo ra một giải đấu chất lượng, đưa bóng đá Việt Nam ngày một phát triển.
Xin cảm ơn ông!



Ý kiến những người trong cuộc

Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng:
Tôi cho rằng quan trọng là chất lượng và sự thay đổi, phát triển, các trận đấu thu hút được khán giả và người hâm mộ Việt Nam tự hào về nền bóng đá của mình. Còn thời gian qua, chúng ta quá ồn ào chỉ vì một cái tên của giải đấu là điều không nên.

HLV Phan Thanh Hùng (HN T&T):
Tôi đồng tình quan điểm cần phải thể hiện được tên của quốc gia ở tên giải đấu. Ngay cả những nền bóng đá phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc...cũng đều làm như vậy.

HLV Nguyễn Hữu Thắng (SLNA):
Tôi cho rằng việc tên gọi không quá quan trọng. Quan trọng là nếu thay đổi hiện tại, các CLB sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Với những CLB khó khăn như chúng tôi, việc phải in lại logo trên áo thi đấu, biển quảng cáo, vé vào sân, lịch thi đấu...sẽ rất tốn kém.

HLV Lê Huỳnh Đức (SHB.ĐN):
Tôi cho rằng chất lượng của giải đấu mới là yếu tố cốt lõi, và chúng ta đang cần điều này. VPF cần thể hiện được những thay đổi tích cực trong công tác điều hành, tổ chức giải. Còn việc thay đổi tên, nếu cần thiết thì nên làm ngay từ đầu mùa giải hoặc chờ đến giữa giai đoạn để các CLB không gặp khó khăn.

Nhóm phóng viên Bình Dương cuối tuần (Thực hiện)
SQC Bình Định - Con bệnh thành tích!
PV Khanh Vinh
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 376
Joined: Thu Jan 10, 2008 11:14 am
Location: Tây Sơn
Has thanked: 13 times
Have thanks: 76 times
Blog: View Blog (0)
Fan of: Arsenal, Barca, Pháp
Top

Re: Đổi tên giải VĐQG, nhưng liệu có thành công!?

Postby PV Khanh Vinh » Fri Feb 10, 2012 12:59 am

NHÌN TỪ LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI
Đổi tên, đổi mới nhưng có thành công?

Trong lịch sử bóng đá, từng có rất nhiều giải VĐQG được đổi tên, chưa kể là các giải cúp. Đổi tên không chỉ thuần túy là có tên gọi mới, mà còn là hy vọng về những thay đổi nhằm tạo ra hiệu quả tốt hơn trong hoạt động và phát triển. Nhưng, thực tế không phải lúc nào cũng như ý muốn.

Nhiều thất bại, ít thành công
Các giải China Super League của Trung Quốc và MLS của Mỹ được thành lập với mục tiêu thúc đẩy nền bóng đá của 2 quốc gia hùng mạnh bậc nhất về kinh tế. CSL được đầu tư khá nhiều tiền của nhưng lại gặp vô số khó khăn vì những vấn nạn của bóng đá Trung Quốc như hối lộ, móc ngoặt, bạo lực sân cỏ, suy thoaí kinh tế… Trong khi đó, MLS lại không thu hút được khán giả đến sân đông đảo vì chất luợng chuyên môn chưa cao, hơn nữa bóng đá chưa thể cạnh tranh với bóng bầu dục, golf, khúc côn cầu hay bóng rổ tại xứ sở cờ hoa.
Đổi tên một giải VĐQG đồng nghĩa với những hy vọng nhưng áp lực đặt ra rất lớn, và thường thì hiệu quả không như ý muốn. Trừ một ngoại lệ thành công rực rỡ là giải Ngoại hạng Anh Premier League.
Premier League ra đời năm 1992 do chính các CLB tham gia giải này thành lập, mỗi CLB là một cổ đông còn LĐBĐ Anh (tuy cũng là một cổ đông theo danh nghĩa) chỉ tham gia ở vai trò cố vấn, chỉ đạo các vấn đề thực thi luật và giải quyết những tranh chấp về chuyên môn. Phần còn lại, các CLB của Premier League sẽ tự quyết hoạt động về tài chính, cơ cấu vận hành giải… Premier League từ khi ra đời đã nhanh chóng đạt được những thành công tạo nên nguồn cảm hứng cho các giải VĐQG ở nhiều nước khác muốn học tập. Trong đó có cả các ông bầu của VPF.
Giải mã ẩn số Premier League
Lợi nhuận của các CLB thuộc Premier League cũng cao hơn bất kỳ giải VĐQG nào tại châu Âu. Bóng đá Anh tuy không nắm được thị phần truyền hình ở mức áp đảo nhưng vẫn đủ sức khuynh đảo nền tài chính của bóng đá lục địa già.
Giải VĐQG Anh cũng là giải có tổng thu nhập cao nhất từ 8 năm qua (1,7 tỷ bảng), chiếm đến 22% tổng thu nhập của các giải VĐQG tại châu Âu (7,5 tỷ bảng). Vài thống kê thuyết phục về sức mạnh tài chính của bóng đá Anh: CLB giàu bậc nhất thế giới trong 5 năm qua đến từ nước Anh (M.U, với giá trị trên thị trường chứng khoán vào khoảng 1,1 tỷ bảng, thu nhập cách đây 8 năm đã là 171,5 triệu bảng). Trong top 10 CLB giàu nhất thế giới đã có đến 5 đội bóng Anh (chiếm gần 50%). Tính trong top 20, nước Anh có 8 đại diện (40%). Chỉ trong 4 năm, khoảng cách về thu nhập giữa Premier League và La Liga (giải VĐQG giàu thứ nhì tại châu Âu) đã tăng từ 100 triệu euro lên 825 triệu euro, hiện nay đã lên đến hơn 1 tỷ euro.
Theo ước tính của hãng kiểm toán nổi tiếng Deloitte & Touche, thu nhập trong ngày diễn ra trận đấu tại Premier League còn cao hơn cả tổng thu nhập của Ligue 1, Serie A, Bundesliga trong điều kiện tương tự cộng lại. Một cách so sánh đơn giản: Premier League = Ligue 1 + Serie A + Bundesliga!
Giá vé tại Premier League rất cao, nhưng các CĐV vẫn không ngần ngại đổ tiền vào ngân quỹ của các đội bóng. Đây cũng là nguồn thu không nhỏ để bóng đá Anh phát triển không ngừng. Tại Anh, các CLB cùng BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Anh sẽ cùng các hãng truyền hình ngồi vào bàn đàm phán (khác với ở TBN, Real Madrid và Barcelona được tách khỏi BTC La Liga và tự thương lượng thu nhập bản quyền truyền hình của mình). Các đội bóng lớn như M.U, Liverpool dĩ nhiên không thể chấp nhận chuyện hưởng cùng phần chia như các CLB nhỏ ở thị phần tiền bản quyền truyền hình tại nước ngòai, phần chia hợp lý sẽ làm tất cả hài lòng vì Premier League là sở hữu chung của 20 CLB tham gia giải này. Quyền lợi của các CLB thuộc Premiership sẽ là: 50% tiền bản quyền sẽ được chia giữa các CLB, 25% khác phụ thuộc vào tần suất suất hiện của từng đội, 25% còn lại cho các thành phần khác.
Bên cạnh bản quyền truyền hình, việc kinh doanh từ hoạt động tại SVĐ nhân ngày diễn ra trận đấu cũng mang ý nghĩa sống còn. Cuối tháng 9-2007, tờ The Financial Times đưa ra thống kê gây ngỡ ngàng: Arsenal chính thức trở thành CLB giàu nhất (hiểu theo nghĩa doanh thu cao nhất) tại Anh với doanh thu trong mùa bóng 2006 - 07 là 200 triệu bảng, tăng gần gấp đôi (115 triệu bảng) so với mùa 2005 – 06. Vậy, đâu là cú hích cho sự chuyển mình thần kỳ của Arsenal? Câu trả lời thật đơn giản: sân Emirates (sức chứa gần gấp đôi sân cũ Highbury). Nói cách khác, các chuyên gia tài chính đã biết từ vài năm trước khi xây SVĐ mới là Arsenal sẽ tăng gần gấp đôi doanh thu khi rời Highbury.
Premier League kinh doanh thành công nên chất lượng cầu thủ không ngừng cải thiện, trình độ chuyên môn ngày một tăng. Nhà giàu vì thế càng giàu hơn và thành công hơn cả trong bóng đá lẫn kinh doanh! Đó cũng chính là chiếc “chìa khóa vàng” giúp cho giải đấu này thành công rực rỡ sau khi đổi tên mới chứ không hẳn là giải này đổi tên mới được như ngày hôm nay.
Đây cũng chính là thông tin rất đáng để các ông bầu bóng đá Việt Nam cần phải suy nghĩ lại khi kỳ vọng việc đổi tên từ V.League sang Supper League sẽ mang đến thành công rực rỡ tương tự như…. Premier League.

KHÁNH VINH
(Bình Dương cuối tuần)
SQC Bình Định - Con bệnh thành tích!
PV Khanh Vinh
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 376
Joined: Thu Jan 10, 2008 11:14 am
Location: Tây Sơn
Has thanked: 13 times
Have thanks: 76 times
Blog: View Blog (0)
Fan of: Arsenal, Barca, Pháp
Top

Re: Đổi tên giải VĐQG, nhưng liệu có thành công!?

Postby PV Khanh Vinh » Fri Feb 10, 2012 1:02 am

Cảm ơn đĩa ổi, 2 cái ly, 1 chai rượu, 1 bữa bún cá ứ ự của bác Lộc giúp cho ý tưởng thăng hoa trở lại sau 6 ngày dồn nén trong BVĐK. 2 trang con làm hôm qua, bác đọc nhé!
SQC Bình Định - Con bệnh thành tích!
PV Khanh Vinh
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 376
Joined: Thu Jan 10, 2008 11:14 am
Location: Tây Sơn
Has thanked: 13 times
Have thanks: 76 times
Blog: View Blog (0)
Fan of: Arsenal, Barca, Pháp
Top

Vi Lít cũng có trận coi được

Postby bundooroo » Sun Mar 25, 2012 1:35 pm

Chiều nay coi TT trận Becamex Bình Dương và Saigon FC thấy mấy điều:
- Khán giả coi rất đông, có lẽ khoảng 15 ngàn
- Trận đấu khá hấp dẫn và kịch tích, cầu thủ 2 đội chơi hay, nhanh và máu lửa, đặc biệt là các cầu thủ ngoại, nhìn phong cách thi đấu của những cầu thủ này, nhất là nước chạy, chuyền và sút thấy khác xa với mấy Tây Bình Định.

Quả thật, V-League nếu trận nào cũng như thế này thì hàng tuần có thể kéo khán giả đến sân nhiều lắm chứ. Còn nhìn lại đội nhà, nếu mùa này có thể lên hạng thì phải thay đổi thật mạnh mẽ mới có thể theo kịp những đội bóng đang chơi ở đây.
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
User avatar
bundooroo
Giám sát
 
Posts: 7200
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Has thanked: 622 times
Have thanks: 299 times
Blog: View Blog (27)
Fan of: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!
Top

Re: Vi Lít cũng có trận coi được

Postby anh5baulung » Sun Mar 25, 2012 3:20 pm

bundooroo wrote:Chiều nay coi TT trận Becamex Bình Dương và Saigon FC thấy mấy điều:
- Khán giả coi rất đông, có lẽ khoảng 15 ngàn
- Trận đấu khá hấp dẫn và kịch tích, cầu thủ 2 đội chơi hay, nhanh và máu lửa, đặc biệt là các cầu thủ ngoại, nhìn phong cách thi đấu của những cầu thủ này, nhất là nước chạy, chuyền và sút thấy khác xa với mấy Tây Bình Định.

Quả thật, V-League nếu trận nào cũng như thế này thì hàng tuần có thể kéo khán giả đến sân nhiều lắm chứ. Còn nhìn lại đội nhà, nếu mùa này có thể lên hạng thì phải thay đổi thật mạnh mẽ mới có thể theo kịp những đội bóng đang chơi ở đây.


Đúng vậy BUN ạ!
Đây là trận cầu được chờ đợi nhất giải, bởi đơn giản là nó "hoàn toàn cởi mở kiểu nam bộ gần 100%", người hâm mộ thích thú vì:
- Hai huấn luyện viên cùng lò " Cảng Sài Gòn", trong đó Tuấn nhím là đàn em của Chỉnh" ghế 1 chân" ( vì cầu thủ giữ 3 chân!);
- Đa số các cầu thủ B.BD là xuất thân từ Sài gòn;
- Trận đấu nhiều cầu thủ ngoại nhất ( mà cầu thủ ngoại thì ít tị hiềm, rẻ chia như cầu thủ nội miền Trung và miền Bắc?);
* Đơn cử nếu Tăng Tuấn ở HAGL hay đội bóng MT; MB thì sẽ bị cô lập theo kiểu "ma cũ, ma mới", không kết dính như khi được đá với Philani & Anh Đức ( xin nói: Bố mẹ Anh Đức gốc Huế ( MT), nhưng Đức sinh đẻ tại BD, nên thoáng hơn). Và bàn thắng của Tăng Tuấn minh chứng cho sự vô tư vì đồng đội của Philani & Anh Đức.
- Là cuộc đối đầu của hai đội bóng có hàng công mạnh nhất và hàng thủ hoàn hào nhất giải.

Trận đấu sẽ hay hơn, nếu đội của Lư Đình Tuấn không bị mất hai trụ cột quan trọng trước khung thành, buộc Tuấn nhím phải sử sụng hàng hậu vệ chắp vá, không ăn ý.

Và, với một đàn anh kinh nghiệm hơn, Chỉnh "béo" đã tinh ranh chọn đấu pháp hợp lý, nhử thằng em Tuấn "lấy công bù thủ", phải trả giá phút thứ 8.

Do nhiều yếu tố như phân tích trên kết hợp lại, cống hiến cho chúng ta một trận đấu hay là như vậy!
anh5baulung
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 2140
Joined: Sat Apr 23, 2011 11:35 pm
Has thanked: 161 times
Have thanks: 213 times
Blog: View Blog (1)
Fan of: SQC Binh Dinh
Top

Vi Lít cũng có trận coi được

Postby longevityqn » Mon Mar 26, 2012 4:01 am

Vi Lít giờ thật đáng xem...Longe chủ yếu xem tran khi có các đội như HN T&T, SG FC bởi đắng cấp quá khác, nội binh khủng và lối đá sexy :D; Danang va Binh duong: đã qua thời nhung lối đá chắc và chiến thuật. Đồng Tháp: tinh thần Nam bộ... :lol:
Chỉ có trời mới biết tại sao tui yêu đội Bình Định
User avatar
longevityqn
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Posts: 930
Joined: Wed Oct 05, 2005 6:51 am
Location: Nguoi Nha nuoc
Has thanked: 55 times
Have thanks: 64 times
Blog: View Blog (1)
Fan of: Binhdinh, Chelsea, Real Madrid
Top


Return to Bóng đá, dự đoán và bình... loạn

Who is online

Users browsing this forum: Alexa [Bot], Google [Bot] and 13 guests