Thị trường chuyển nhượng và hợp đồng cầu thủ

Moderators: Quy Ninh, Bình Lâm, Casanova

Thị trường chuyển nhượng và hợp đồng cầu thủ

Postby Mekong on Sun Aug 31, 2008 12:02 pm

Cầu thủ VN tăng giá ào ào: Thật hay ảo?
Image
Công Vinh giá bao nhiêu là đúng?
(TT ngày 31/8) - Sếp của một đội bóng lớn mấy ngày nay ăn không ngon ngủ không yên vì phải liên tục làm việc với các cầu thủ do họ liên tục "bắn tiếng" đòi ra đi. Ông cho biết sự xuất hiện của một vài đại gia vung tiền không run tay đã khiến giá cầu thủ nội tăng ào ào. Nhưng chuyện đó là tốt hay xấu? Giá tăng đó là thật hay ảo?

Có thể phân các đội bóng ở VN thành mấy hạng như sau: Vinakansai Ninh Bình, T&T Hà Nội... bị liệt vào nhóm "phá giá”, đưa ra những số tiền cao ngất ngưởng để thu hút cầu thủ. Nhóm thứ hai cũng là đại gia như Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An... tiền không thiếu nhưng dứt khoát không mua cầu thủ nội "bằng mọi giá”. Và cuối cùng, nhóm những đội bóng còn nặng nợ với nhà nước kiểu như SLNA, Nam Định, Khánh Hòa... thì thật sự lo lắng nạn "chảy máu cầu thủ” do hấp lực của đồng tiền.
Gọi là ba nhóm, nhưng thật sự chỉ có hai phe:
1. Bên nâng giá chuyển nhượng cầu thủ đến chóng mặt.
Mới vài năm trước, việc chuyển nhượng tiền vệ Trường Giang từ Tiền Giang về Bình Dương với giá 1 tỉ đồng đã làm thiên hạ nhảy nhổm, thì nay đã có người tuyên bố tiền đạo Công Vinh cỡ 7 tỉ đồng là...chơi được. Những đại gia nâng giá ào ào lập luận rằng: "Chúng tôi là dân kinh doanh, tiền không phải vỏ hến. Vì vậy, cái mức chúng tôi đưa ra là đã có suy nghĩ, tính toán, chấp nhận được". Thậm chí, có người còn dẫn chuyện bên Tây để biện minh cho mình, đó là vụ Real Madrid mua những Zidane, Figo, Beckham với giá 60-70 triệu USD/cầu thủ. Ngày ấy, những vụ chuyển nhượng này cũng bị xem là "phá giá”, là chơi ngông. Nhưng vài năm sau ai cũng ngả mũ trước vị chủ tịch CLB Real Madrid, khi các phi vụ "ngông nghênh" đều mang lại những món lợi kếch sù do khán giả ùn ùn đến sân, đồ lưu niệm đắt đến phỏng tay nhưng bán chạy hơn tôm tươi!

2. Nhóm các đội bóng không đồng tình với việc nâng giá ào ào các cầu thủ VN thì cho rằng do khủng hoảng lực lượng cầu thủ nội nên mới dẫn đến việc "sốt giá”! Người ta đưa ra hai vấn đề để chứng minh rằng các mức giá 7 tỉ đồng cho Công Vinh, 3 tỉ đồng với đôi chân Như Thành...hiện tại là ảo.

Thứ nhất, so sánh với giá chuyển nhượng các cầu thủ ngoại. Nếu xếp hạng chân sút tại V-League mới kết thúc, Công Vinh xếp sau vô số cầu thủ ngoại, nhưng ngược lại không có ai lên đến 7 tỉ đồng.

Thứ hai
, các doanh nghiệp làm bóng đá cho rằng không thể lấy chuyện của Real Madrid để so với VN, bởi khi kéo được những Zidane, Figo, Beckham về sân Bernabeu cũng đồng nghĩa với việc lượng khán giả tăng lên vùn vụt. Trong khi đó, cho dù có Công Vinh cũng khó mà kéo khán giả đến sân. Ngoài ra, các đội bóng đá đại gia cho biết hiện nay mỗi năm họ thâm thủng theo đội bóng xấp xỉ 2 triệu USD. Vì vậy, khi một nền bóng đá mà CLB vẫn còn lỗ lã, việc nâng giá cầu thủ bất chấp các bài toán kinh tế chưa giải quyết xong thì đó là "giá ảo".

Chuyện phe nào đúng, phe nào sai có lẽ phải đợi thời gian trả lời. Bởi sự thành công của đội bóng (không chỉ hiện tại mà phải tính cho cả 5-7 năm sau) mới là câu trả lời chính xác nhất.
Thật ra, nỗi lo đáng chú ý hơn cả không phải là việc giá ảo hay giá thật mà là một hiện tượng đáng báo động trong giới cầu thủ VN, đó là việc cầu thủ đang ngày càng bị phân tâm bởi tiền bạc. Ở nền bóng đá chuyên nghiệp thật sự, các cầu thủ thường có người đại diện của mình lo lắng về việc chuyển nhượng, "làm giá” để họ tập trung tập luyện, chăm sóc cho chuyên môn.

Riêng tại VN, chuyện người đại diện là điều chưa có nên các cầu thủ phải kiêm nhiệm. Vì thế, ông Nguyễn Văn Vinh - giám đốc kỹ thuật đội Hoàng Anh Gia Lai - ngao ngán bảo: "Tôi thật sự kinh sợ cầu thủ VN. Họ học mánh khóe làm tiền quá nhanh..."!
Vâng, bài học năm ngoái một ngôi sao đã tự thổi giá của mình, thậm chí cả ký hợp đồng ghi nhớ với đội V làm đội mà anh đang chơi phải hoảng hốt ký ngay hợp đồng cao hơn bình thường... hiện đang được nhiều cầu thủ áp dụng theo!

Các nhà quản lý nói gì?

* Ông Trần Văn Đường (giám đốc điều hành CLB Becamex Bình Dương):

Tiền chuyển cao thì mừng cho cầu thủ
Một cầu thủ được định giá cao trong chuyển nhượng cũng như có số tiền lót tay cao và lương bổng tốt thì nên mừng cho họ. Đời cầu thủ ngắn nên nếu họ được ra giá cao để đi đến nơi có thể giúp họ phát triển chuyên môn hơn nữa thì càng làm bóng đá VN hưởng lợi, khi họ nỗ lực chứng tỏ mình lãnh đồng tiền xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra.

* Ông Phạm Phú Hòa (giám đốc điều hành CLB Đồng Tâm Long An):
Do không làm tốt khâu đào tạo
Không thể trách thị trường chuyển nhượng VN hiện nay có hiện tượng trả giá cao để mua về cầu thủ giỏi, vì đó là quy luật thị trường. Nó chỉ chứng tỏ nhiều CLB VN không thể tự mình đào tạo nên những cầu thủ giỏi dẫn đến phải bỏ tiền nhiều ra mua về các ngôi sao. Chúng tôi có đủ tiền để mua về những cầu thủ giỏi nhưng không làm thế! Đơn giản là với số tiền tỉ đó, chúng tôi có thể dành cho việc đào tạo trẻ để phục vụ tương lai. Việc mua về một ngôi sao của bóng đá VN thực chất chỉ để giải quyết vấn đề chuyên môn chứ chưa thể đem về lợi nhuận cho CLB.

* Ông Trần Tiến Đại (quyền giám đốc điều hành CLB Vinakansai Ninh Bình):
Đắt hay rẻ không quan trọng nếu như thu lợi được từ cầu thủ

Tôi nghĩ việc một CLB sẵn sàng bỏ số tiền lớn mua một cầu thủ giỏi về có lợi cho bóng đá VN vì nó kích thích các cầu thủ đó nỗ lực thi đấu hơn để xứng đáng với số tiền mà CLB bỏ ra, hoặc những cầu thủ khác cũng muốn chứng tỏ mình hơn để có thể tìm được một nơi vừa ý hơn và thu nhập cao hơn. Mua về một cầu thủ giỏi không chỉ giúp một đội bóng giải quyết được vấn đề chuyên môn đang thiếu của mình hoặc cho một tham vọng cao hơn, mà còn thu lợi lại từ kinh tế. Có thể không giúp thu lợi nhuận lớn như các cầu thủ ngôi sao bóng đá thế giới về cho CLB mới, nhưng ít ra các cầu thủ ngôi sao của VN cũng có thể giúp buổi tập tại CLB mới thêm sinh động hơn, khán giả mua vé đến sân cũng đông hơn để xem cầu thủ mới thi đấu ra sao, từ đó giúp CLB thu lợi hơn với sự có mặt của mình.

* Ông Đỗ Quang Hiển (nguyên chủ tịch CLB T&T):

"Chúng tôi không mù quáng"
Do nguồn cung không dồi dào và thậm chí là đang hụt hẫng nên giá chuyển nhượng của cầu thủ VN cao ngút trời, thậm chí có nhiều người không tương xứng với giá trị ảo như thế. T&T do chưa có nguồn đào tạo trẻ nên buộc phải chiêu mộ cầu thủ từ các nơi về. Nhưng sẽ không mù quáng lao theo các cuộc chuyển nhượng với cái giá nhiều tỉ đồng như thế.

* Ông Nguyễn Văn Vinh(giám đốc điều hành kiêm giám đốc kỹ thuật CLB Hoàng Anh Gia Lai):

Đừng quá đề cao đồng tiền
Làm bóng đá chuyên nghiệp không phải chỉ cần có nhiều tiền là nên chuyện, là có tất cả. Nói về tiền, mấy CLB mạnh bằng Hòa Phát, Hà Nội ACB, Ximăng Ninh Bình mùa này nhưng họ có trụ hạng hoặc thăng hạng chuyên nghiệp được đâu. Trong khi đó, nhiều cầu thủ Quân Khu 4 lĩnh lương chưa tới 2 triệu đồng/tháng, một trận thắng được thưởng không hơn 30 triệu đồng cho cả đội, vậy mà họ vẫn ào ào tiến tới để đoạt vé thăng hạng chuyên nghiệp cùng danh hiệu vô địch hạng nhất quốc gia. Phải làm sao cho cầu thủ, các đội bóng thấy được điều đó...

S.H. - N.K. thực hiện
Mekong
Thành viên
 
Posts: 20
Joined: Tue Aug 05, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby MyLang on Mon Sep 01, 2008 8:07 am

Thị trường chuyển nhượng BĐVN:
Khi những chữ ký làm nên thế lực


(TT&VH) - Chức vô địch V-League thuộc về Bình Dương cũng đồng nghĩa với việc lần thứ 7 liên tiếp, nó không thuộc về một đội bóng phía Bắc. Liệu những cuộc tuyển quân mà sự dịch chuyển từ Bắc vào Nam đã bớt đi và những cái tên lớn từ miền Trung ngược ra Bắc có phải là những biểu hiện cho thấy các CLB đang nung nấu một sự thay đổi ?

Thực ra, cuộc thay đổi ấy suýt chút nữa đã xảy ra khi trong phần lớn quãng thời gian của mùa giải 2008, XMHP cùng với Thể Công thay nhau đứng ở vị trí số 1 cho tới vòng 21 trong một mùa giải có 26 vòng đấu.

Nó cùng với những cơ hội rất rõ ràng về điểm số, lịch thi đấu và cả hệ số đối đầu đã chỉ ra những cơ sở cho một cuộc soán ngôi, bởi 2 đội bóng vừa trở lại chuyên nghiệp từ giải hạng Nhất.

Nhưng khi cả 2 đội bóng ấy đều đánh rơi những cơ hội của họ; với Thể Công là hàng loạt trận thua liên tiếp; với XMHP là trận thua quyết định ở Pleiku trước HAGL, tất cả đều phải xem lại những dự báo của mình. Những cơ hội tự đánh rơi bao giờ cũng cho thấy hoặc người ta chưa đủ tiềm lực, hoặc cả một đội bóng (từ những ông chủ cho tới các cầu thủ) chưa thực sự khát khao.
Dẫu vậy, những cái mà họ làm được ít nhiều cũng đã tạo ra sự thay đổi của cả cái làng bóng này khi người ta nhìn về họ. Nếu nói về XMHP một vài năm trước như một điểm đến của các cầu thủ nội người ta sẽ nghĩ đó là một câu chuyện đùa. Trên thực tế, suốt một thời gian dài, cũng chỉ có Ngọc Thanh về đó, và nên nhớ khi tiền đạo này cập bến với đất Cảng anh ta cũng chỉ là một cầu thủ hạng hai.
Image
Ngọc Thanh chơi tốt trong màu áo XM.HP

Chính bởi thế, khi XMHP đang được cân nhắc như là điểm đến của Minh Đức (Sông Lam), của Thành Lương (HANCB), thậm chí là của cả Công Vinh (Sông Lam) hay của những chân sút ngoại đã và đang đầu quân cho Thép Cảng, thì ít nhiều cán cân cũng đã có sự điều chỉnh. Cũng cần nhắc lại là tất cả những cái tên kể trên cũng đều đã được tiếp cận bởi các đội bóng khác nhau từ Nam chí Bắc.

Thể Công cũng là một đội bóng của nhiều sự lựa chọn khác nhau dù cho tới lúc này vẫn chưa có một ngôi sao nào xác nhận sẽ về với đội bóng quân đội dù người ta biết đội bóng này cũng đang nhắm tới cả các ngôi sao của Sông Lam.

Bóng đá thế giới nói chung và BĐVN trong thời điểm hiện tại, việc tăng cường lực lượng bằng cách vung tiền ra mua quân vẫn là bằng chứng xác đánh nhất chứng tỏ tiềm lực. Và cũng nhờ cách này là chủ yếu, sức mạnh của các nhà vô địch mới hình thành.

Bình Dương vô địch 2 năm liên tiếp chính là nhờ họ đã biến mình thành điểm đến của các cầu thủ từ 4-5 năm trở lại đây nhờ những khoản tiền vượt cấp so với mặt bằng của BĐVN. Gỗ trước đây còn điển hình hơn cả Bình Dương. Và Gạch cũng là một đội bóng như thế, dù những mưu mẹo của họ đã che đậy khá kín những cuộc tăng cường lực lượng bằng tiền tỉ hay vài trăm triệu.

Sự thay đổi này chắc chắn chỉ có lợi cho một cuộc chơi rất cần có sự đa dạng trong các cuộc cạnh tranh như V-League. Mùa giải 2008 khi Bình Dương bảo vệ thành công ngôi vô địch của họ một cách trầy trật rõ ràng là một sự thay đổi rất tích cực với cả một nền bóng đá, thay vì việc họ dễ dàng bảo vệ ngôi vô địch như Gỗ hay phần nào đó là Gạch đã làm.

Và nhìn ở chiều hướng ngược lại, khi các đội bóng phía Bắc hoạt động nhộn nhịp trên thị trường chuyển nhượng, nó cũng là động lực để các đội bóng miền Trung và miền Nam củng cố lực lượng của họ.

Xem ra, ý nghĩa tích cực nhất của V-League 2008 chính là ở tính bản lề của nó, mở ra cho V-League trong tương lai có một diện mạo mới, chứ không phải là sự giậm chân tại chỗ như người ta từng nghĩ khi giờ chót, các tân binh thất bại trong cuộc đua vô địch.

Phong Vũ

4 cầu thủ của K.Khánh Hòa về với Ninh Bình cũng là một tín hiệu cho thấy sự thay đổi vì HAGL đã nhắm tới họ cho mục tiêu tăng cường lực lượng ở mùa sau.
Ông lái vần say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng

MyLang
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 274
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby MyLang on Mon Sep 01, 2008 8:25 am

Các CLB đua nhau “săn” cầu thủ :
Còn ai lo đào tạo trẻ?


(PLTPHCM.01/9/08)- Hết một mùa giải, nhiều đội bóng lại lăn vào chiến dịch “săn” cầu thủ cho mùa bóng mới. Người ta đua nhau làm giá và phá giá trong khi các lò đào tạo cầu thủ biết mà vẫn ngậm đắng nuốt cay...

Tuổi thọ cầu thủ không cao và khi các CLB chỉ lo ngắt ngọn mà quên đi cái gốc đào tạo trẻ thì cầu thủ đã chín chắn trở nên của hiếm khiến cho giá thị trường leo thang đến chóng mặt. Bóng đá thời buổi chuyên nghiệp bây giờ cầu thủ không còn tin vào lời hứa lẫn cái tình cảm quê hương nữa mà chỉ quan tâm đến cái cục tiền lót tay nặng hay nhẹ.

Mỗi lứa cầu thủ đủ chín một năm ở CLB đếm chưa hết ngón của một bàn tay trong khi 28 đội bóng tại V-League lẫn hạng nhất không phải ở đâu cũng có lứa trẻ kế thừa.
Image
Sông Lam Nghệ An năm ngoái đã vung tiền tỷ lót tay và ưu đãi nhà đất giữ Huy Hoàng ở lại nhưng bây giờ thì bất lực. Ảnh: XUÂN HUY
Các anh nhà giàu mới nổi làm bóng đá hầu hết là vãi tiền ra mua cầu thủ để có đội mà chơi và không có khái niệm đào tạo. Tiền lót tay cho cầu thủ nhiều cũng là một cách cải thiện đời sống cho họ nhưng mặt trái của nó lại làm cho các CLB chủ quản có công phát hiện và cất công đào tạo phải ngậm ngùi nuốt đắng.

VFF chiếu theo luật FIFA quy định cầu thủ trên 23 tuổi vào dạng chuyển nhượng tự do khiến cho nhiều CLB giỏi đào tạo trẻ như bóng đá xứ Nghệ phải kêu trời. HLV Nguyễn Văn Thịnh dẫn chứng một lứa 25 cầu thủ Sông Lam Nghệ An đào tạo mất 10 năm, tốn biết bao nhiêu tiền của nhưng chỉ có bốn hoặc năm cầu thủ chơi được. Thế rồi vào năm sau, khi vừa đủ chín và trên 23 tuổi, họ dứt áo ra đi với bạc tỷ lót tay trong khi CLB chỉ có 300 triệu đồng tượng trưng.

VFF khuyến khích đào tạo trẻ nhưng chính sách lại đang làm khó các địa phương. Trong khi đó, doanh nghiệp nhảy vào bóng đá rầm rộ theo kiểu xây nhà từ nóc mà không cần nhìn xuống cái gốc đào tạo trẻ để nuôi phong trào cho mình. Chính cái kiểu vung tay quá trán mua cầu thủ của nhiều “đại gia” sẽ tất yếu xảy ra bất cập bởi các địa phương không muốn làm bóng đá trẻ nữa, vừa không có tiếng lại không có miếng. Vì thế rất dễ dẫn đến hệ quả các CLB muốn làm bóng đá chuyên nghiệp đặt nền móng với các lứa U sẽ dần nản chí rồi thả lỏng công cuộc này.

“Con đường tơ lụa” của bóng đá Việt Nam đã hình thành nhưng kẻ đi đường quang thì ít mà người quàng bụi rậm lại nhiều!
GIA HUY


“Nhà giàu” đi chợ

Sau một mùa bóng, nhiều CLB địa phương nơm nớp lo sợ mất quân nhưng vẫn không có cách nào giữ nổi khi các “ông lớn” đi chợ. Hầu hết các doanh nghiệp khi nhảy vào bóng đá đều không có nguồn đào tạo trẻ và không cần đào tạo trẻ mà gần như chỉ đi “bắt” quân từ nơi khác.

T&T Hà Nội chỉ một mùa chi bạo tiền gom quân đã lên hạng và mùa bóng tới chắc chắn sẽ làm điêu đứng nhiều CLB khác bởi cái thế mạnh vì gạo của mình. Họ từng vung nhiều tỷ đồng để lấy Dương Hồng Sơn, Hoàng Sơn, Minh Hải..., gửi mấy trăm triệu cho Tiền Giang chỉ để mượn Long Giang, mua Casiano, Cristiano hết hai trăm ngàn USD.

Vinakansai Ninh Bình muốn chơi bóng đá liền mua cả đội hạng Sơn Đồng Tâm, rồi mạnh tay chi tiền để có Hữu Thắng, Quốc Trung, Cao Xuân Thắng, Lã Mạnh Tường, Mai Tiến Thành... Giám đốc điều hành Trần Tiến Đại của Ninh Bình có nhiều kinh nghiệm môi giới mua bán cầu thủ và mới đây đã “bắt” thành công bốn cầu thủ Khánh Hòa với kiểu ứng trước lót tay bạc tỷ.

VĂN THỌ


CLB biết nhưng đành chịu

- Giám đốc điều hành Lê Quang Nhật của Thép Cảng: “Chúng tôi thỏa thuận với các cầu thủ trên nguyên tắc hầu bao của đội chấp nhận được. Anh em nào không đồng ý với thu nhập hoặc phí lót tay thì cứ đi thoải mái. Chúng tôi vì sự sống còn của đội bóng chứ không vì bất cứ cá nhân nào!”.

- Trưởng đoàn bóng đá Tiền Giang Nguyễn Nam Hùng: “Đào tạo cầu thủ từ tuổi 13 nhưng đến 18 tuổi vừa kịp cứng cáp, chưa kịp sử dụng được gì, đến 23 tuổi phải mất trắng. Nỗi đau này của người làm bóng trẻ có mấy ai biết?”.

- Giám đốc điều hành Hồ Văn Chiêm của SLNA: “Chúng tôi biết cầu thủ mình dao động dữ lắm và muốn xin đi nhưng CLB nghèo không có khả năng thì biết làm sao. Trước mắt, chúng tôi động viên các em vì chữ tình mà ở lại, còn như không được cũng đành chịu vậy”.

Nguyệt Thanh
Ông lái vần say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng

MyLang
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 274
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby MyLang on Tue Sep 02, 2008 12:52 am

Giữ chân “sao” bằng tiền tỷ .

02-09-2008 00:41:36 GMT +7
Image
TMN.CSG không giữ chân được trung vệ Lưu Ngọc Hùng bởi Vinakansai Ninh Bình đã chi tiền lót tay cho anh gần 2 tỷđồng!_Ảnh: Q.Liêm

Tấn Tài ở lại Khánh Hòa, Như Thành “trọn nghĩa” với Bình Dương trong lúc Công Vinh, Thanh Bình, Thành Lương... vẫn đang được nhiều đội bóng chèo kéo bằng những khoản tiền tỷ

Mùa giải 2009 còn 5 tháng nữa mới khởi tranh nhưng cơn sốt săn tìm cầu thủ đã trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, những chân sút nội đang lên hoặc đang khoác áo tuyển quốc gia tiếp tục được các đội bóng giàu tham vọng săn đón nhiều nhất.

Đặt cọc trước cả nửa năm

Ngay khi mùa bóng 2008 còn chưa kết thúc, Vinakansai Ninh Bình (V. Ninh Bình) hiểu rằng hy vọng thăng hạng V-League 2009 đã không thành. Lập tức, đội bóng của “cò” Tiến Đại đã tiến hành những bước chuẩn bị lực lượng hùng hậu để có thể lên hạng ở mùa giải tới. Lần lượt Lưu Ngọc Hùng (TMN.CSG) và Nguyễn Tấn Điền (Khatoco Khánh Hòa) được V. Ninh Bình mời chào và ký vào hợp đồng ghi nhớ với mức giá gần 2 tỉ đồng/người. Thủ môn Tô Vĩnh Lợi của Boss Bình Định cũng như tiền đạo Việt Thắng của ĐTLA cũng đã lọt vào tầm ngắm của đội bóng này, vốn đã tăng cường cựu HLV Ngân hàng Đông Á – ông Vital.

Không phải chỉ có V.Ninh Bình mới lo đi săn tìm nội binh chất lượng cao từ trước giải hơn cả nửa năm mà những đại gia khác như ĐTLA, HAGL, SHB Đà Nẵng, XM. Hải Phòng hay Becamex Bình Dương cũng đã sớm đánh tiếng với những nội binh đang lên hoặc các tuyển thủ VN đang chơi cho các đội khác. Những cái tên như Công Vinh (TCDK.SLNA), Thành Lương (Hà Nội ACB), Thanh Bình, Phong Hòa, Quý Sửu, Tấn Trường (Cao Su Đồng Tháp)... tất nhiên được xem là mục tiêu săn đuổi số 1. Sau những màn trình diễn ấn tượng tại V-League, Cúp Quốc gia cũng như ở tuyển quốc gia dưới trướng HLV H. Calisto, Lương “dị” của Hà Nội ACB liên tục được Hòa Phát Hà Nội, XM.Hải Phòng... mời gọi về đầu quân với mức lương ngất ngưởng khiến cầu thủ nhỏ nhắn này đang rất phân vân. Tương tự, vì đến hết giai đoạn 1 V-League 2009, Công Vinh sẽ hết hạn hợp đồng với TCDK.SLNA nên giờ đây hàng loạt đội bóng đã lao vào cuộc đua tranh chữ ký của chân sút số 1 tuyển VN này.

Trung thành sẽ được ưu đãi

Trước những sự chèo kéo của một số đối thủ, các đội bóng lo lắng, sợ mất “sao” nên quyết tâm giữ chân nội binh tốt cũng đã trở nên bình thường. Đội bóng phố núi HAGL từng không giấu giếm ý định mời gọi bằng được tiền vệ mà họ rất thích là Lê Tấn Tài của Khatoco Khánh Hòa. Tuy nhiên, mới đây sau những lời thuyết phục đầy ân tình của ban lãnh đạo đội bóng tỉnh nhà, Tấn Tài đã quyết định tái ký hợp đồng 3 năm với khoản tiền 700 triệu đồng. Đồng thời, trong các điều khoản ở lại đó, Tấn Tài nhiều khả năng sẽ được lãnh đạo tỉnh duyệt cấp nhà ở TP Nha Trang để anh tiện việc vừa chơi bóng lâu dài vừa phụng dưỡng cha mẹ vốn vẫn đang ở huyện cách nơi tập luyện đến hơn 70 km.

Nếu Tấn Tài quyết định chọn ở lại tỉnh nhà thì một trung vệ người Bắc như Vũ Như Thành lại quyết định gắn bó trọn vẹn sự nghiệp với Becamex Bình Dương khi ký hợp đồng 10 năm với khoản tiền 4,8 tỉ đồng. Trong đó, Như Thành sẽ chơi bóng thêm khoảng 5-7 năm rồi tiếp tục làm trợ lý HLV ở đội bóng miền Đông Nam Bộ đến hết hợp đồng, thể hiện rõ quyết tâm sẽ lập nghiệp luôn ở miền Nam (anh có nhà tại TPHCM).

Anh Dũng
http://www.nld.com.vn/tintuc/the-thao/t ... 237697.asp
Ông lái vần say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng

MyLang
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 274
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby MyLang on Tue Sep 02, 2008 1:34 am

Phía sau thị trường chuyển nhượng cầu thủ :
“ Săn ” cầu thủ , cầu thủ “ săn ”

01-09-2008 22:47:19 GMT +7
THIÊN ANH

Chuyến đi “săn” hy hữu nhất ở làng bóng Việt Nam chính là cuộc đấu trí dữ dội của Thể Công và Ninh Bình ở trong... trại giam cựu tuyển thủ Quốc Vượng.

Trong khi phía Thể Công âm thầm tổ chức nhiều đợt đến trại giam thăm, làm đơn xin giảm án lẫn giúp trả nợ 180 triệu đồng cho Quốc Vượng thì đại diện Ninh Bình lặng lẽ mang cả hợp đồng vào trại cho anh ký. Ngay cả CLB chủ quản Sông Lam Nghệ An cũng ngỡ ngàng bởi Quốc Vượng vẫn là cầu thủ của mình nhưng các “đối thủ” lại vào cuộc xin chữ ký nhanh nhảu quá. Thế nên dù mới ra khỏi trại giam và vẫn còn chịu án treo giò hơn hai năm nữa của VFF nhưng cơn sốt “săn” Quốc Vượng rất ầm ĩ khiến giá trị cầu thủ đã vượt ra khỏi song sắt.

Các cầu thủ thành danh vừa hết một mùa giải và sắp cạn hợp đồng với CLB chủ quản cũng nghe rất nhiều cuộc điện thoại mời mọc lẫn gạ gẫm về đầu quân nơi khác với những lời hứa hẹn hấp dẫn. Nhưng gần đây, thị trường chuyển nhượng cầu thủ trong nước lại đang bị gây nhiễu khiến những người đi “săn” rất dễ bị “săn”.

Chẳng hạn như hai cầu thủ Nam Định gặp chấn thương dai dẳng đến giữa mùa mới ra sân lại nhưng vẫn có thông tin một CLB muốn mua với giá bảy tỷ đồng (!?). Chưa biết cái giá ấy thật hay ảo nhưng có một điều chắc chắn là ai muốn “sờ” vào sẽ phải chi ra không dưới bảy tỷ đồng.

Chiêu thức các cầu thủ hay áp dụng nhất chính là việc tự nâng “giá sàn” tiền lót tay của mình lên rồi lấp lửng: “Nếu anh (chú) trả cao hơn thì em (con) sẽ suy nghĩ lại”. Thế nên rất nhiều CLB mạnh vì gạo đã sụp bẫy mà không biết mình... bị lừa. Như chân sút Công Vinh năm ngoái có chỗ chịu chi sáu tỷ đồng thì bây giờ đã tăng thêm một tỷ đồng nữa mà khối người tranh nhau...

Năm ngoái, Huy Hoàng khi lên tập trung đội tuyển đã gặp trực tiếp HLV Triệu Quang Hà để ký bản hợp đồng ghi nhớ về T&T Hà Nội với cái giá hai tỷ đồng (giá kỷ lục giữa năm 2007). Chính cái động thái cứ tưởng như vô tình ấy đã khiến bóng đá xứ Nghệ phải nháo nhào tìm mọi cách giữ chân Huy Hoàng. Ngay lập tức, anh có đất, có tiền không thua kém mà vẫn đạt ý nguyện ở lại quê hương và không phải mang tiếng phụ tình.

Khi cầu thủ chưa ý thức hết giá trị của mình và khi các đội bóng chỉ lo “săn” cầu thủ mà mất gốc đào tạo nguồn thì tất yếu thị trường sẽ loạn rồi phát sinh ra hiện tượng “săn” ngược.

Tiền của đổ vào bóng đá chuyên nghiệp ngày càng nhiều qua những cuộc “săn” nhưng đáng tiếc đấy không phải là hiệu ứng tích cực để phát triển bóng đá chuyên nghiệp.
http://www.phapluattp.vn/news/the-thao/ ... _id=226287
Ông lái vần say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng

MyLang
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 274
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby nghiabinh on Tue Sep 02, 2008 11:44 am

Nghe nói đến các đại gia đòi mua các cầu thủ,thấy mà rầu cho bình định quá,cầu thủ mới chưa thấy ,cầu thủ cũ đòi đi
Hy vọng với nhà tài trợ mới,mọi chuyện sẽ thay đổi
nghiabinh
Thành viên
 
Posts: 32
Joined: Thu Aug 28, 2008 1:17 pm
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby bundooroo on Tue Sep 02, 2008 4:31 pm

nghiabinh wrote:Nghe nói đến các đại gia đòi mua các cầu thủ,thấy mà rầu cho bình định quá,cầu thủ mới chưa thấy ,cầu thủ cũ đòi đi
Hy vọng với nhà tài trợ mới,mọi chuyện sẽ thay đổi


Với nhà tài trợ mới đến, chúng ta có quyền hy vọng!
NGƯỜI XỨ NẪU, NÓI TIẾNG NẪU, NẪU NÓI GÌ MẶC NẪU, MÌNH VẪN TỰ HÀO LÀ NGƯỜI XỨ NẪU!

bundooroo
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1594
Joined: Sun Apr 13, 2008 10:06 am
Location: outside Vietnam
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby MyLang on Thu Sep 04, 2008 1:27 am

Xu hướng chuyển nhượng cầu thủ mùa 2009

“Lúa non” vẫn đắt giá


03-09-2008 22:03:21 GMT +7
Image
Tiền đạo Công Vinh (trái) của TCDK.SLNA là cầu thủ nội được săn đón nhất hiện nay. Ảnh: H.Anh

(NLĐ.04/9/08)_Mùa bóng 2008 vừa kết thúc được vài ngày nhưng thông tin về thị trường chuyển nhượng trong nước đã diễn ra cực kỳ sôi động với hàng loạt thương vụ trị giá bạc tỉ. Đáng tiếc là so với những mùa chuyển nhượng trước, xu hướng hớt tay trên, mua “lúa non” từ các đối thủ khác thay vì tự đào tạo một lực lượng trẻ kế thừa dường như có dấu hiệu ngày càng gia tăng.

Đợi đào tạo xong là hớt tay trên

Tiền đạo trẻ Lê Công Vinh của TCDK.SLNA là một ví dụ điển hình trong việc các đội bóng giàu tiềm lực nhưng chưa chú trọng vào đào tạo lớp trẻ nên thường đi săn “lúa non” từ các đội bóng khác. Ngay sau khi mùa giải kết thúc, V. Ninh Bình đi tiên phong trong việc ngã giá với Công Vinh. Nếu đồng ý về với đại gia ở giải hạng nhất này, Vinh nhận ngay 5 tỉ đồng, lương tháng 40 triệu đồng, còn riêng đội TCDK.SLNA nhận 300 triệu đồng cho cái gọi là “công lao đào tạo tài năng trẻ”. Không ồn ào như V.Ninh Bình nhưng XM.Hải Phòng lại tỏ ra rất đáng sợ khi một mặt ngấm ngầm thương lượng với Công Vinh, mặt khác tuyên bố không cần thêm tiền đạo sau khi trụ cột Ngọc Thanh đã chơi một mùa giải tuyệt vời.

Rõ ràng sự can thiệp tiền bạc mạnh tay của những đội bóng giàu tiền lắm của kiểu như XM.Hải Phòng, V. Ninh Bình hay T&T Hà Nội... có sức tác động rất lớn đến việc giữ chân cầu thủ trẻ của các đội bóng nổi tiếng có “lò” đào tạo tốt ở VN như TCDK.SLNA, ĐPM.Nam Định, SHB Đà Nẵng hay Boss Bình Định. Tuy nhiên, trước làn sóng xuất hiện của hàng loạt đội bóng tuy không có chuyên môn cao cũng như chiều sâu về lực lượng nhưng lại chi tiền mua cầu thủ rất mạnh tay thì những “lò” kia chao đảo cũng là điều dễ hiểu. Boss Bình Định có dàn cầu thủ giỏi, vừa đạt được độ chín cần thiết như Hoàng Lâm, Khoa Thanh, Ngân Hưng... nhưng chưa kịp sử dụng thì đã bị các đại gia hớt tay trên. Hậu quả là sau sự ra đi hàng loạt của các trụ cột, đội bóng đất võ phải nhận suất rớt hạng V-League, đồng thời đang tiếp tục đối mặt với nạn chảy máu cầu thủ.

Cần tìm giải pháp hạn chế

Vẫn biết mất bao công sức để đào tạo ra một thế hệ cầu thủ giỏi rồi lại bị những đội khác nẫng tay trên là rất đau, tuy nhiên, trong thực trạng chuyên nghiệp nửa vời như hiện tại của bóng đá VN, ngăn chặn nạn chảy máu cầu thủ rất khó. Gần đây, LĐBĐ châu Âu đưa ra quy định bắt buộc mỗi CLB dự Champions League phải có ít nhất 5 cầu thủ trẻ của chính CLB đào tạo để hạn chế tình trạng chảy máu cầu thủ, khiến những đại gia chú trọng đến đào tạo tuyến trẻ riêng biệt. Đây cũng là cách làm để LĐBĐ VN học tập và tìm thêm nhiều giải pháp khác.

Theo Giám đốc kỹ thuật Hoàng Anh Gia Lai Nguyễn Văn Vinh, do công tác đào tạo, giáo dục ở từng lứa tuổi trong lớp trẻ của các CLB còn khá yếu nên việc nhiều cầu thủ tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã sớm tiêm nhiễm vấn đề tiền bạc. Khi bước vào tuổi trưởng thành, tạo được chút ít tiếng vang, các cầu thủ đã tự gắn cho mình cái mác “sao” nên nếu ở đội bóng giàu có thì không sao, nhưng khi đã ở các đội bóng không dư dả về tiền bạc, họ lập tức nghĩ đến chuyện đầu quân cho các đại gia khác để được bằng anh bằng em. Vì thế, việc các cầu thủ này dứt áo nơi đào tạo mình để tìm đến chân trời giàu có hơn, dù có phải xuống chơi ở giải có đẳng cấp thấp hơn ngày càng nhiều dù họ vẫn còn trẻ, điển hình như Mai Tiến Thành, Lưu Ngọc Hùng về Ninh Bình, thủ môn Dương Hồng Sơn đến T&T Hà Nội...
Nhận 7 tỉ, Công Vinh về Hải Phòng?

Theo một nguồn tin vào tối 3-9, Công Vinh đã đồng ý về Hải Phòng và sẽ bỏ túi ngay 7 tỉ đồng, nhận thêm một căn nhà ở Hải Phòng cũng như mức lương cao nhất cho một cầu thủ nội hiện nay, khoảng 50 triệu đồng/tháng!

Anh Dũng
Ông lái vần say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng

MyLang
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 274
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby Mekong on Fri Sep 05, 2008 7:35 am

Cầu thủ Việt Nam thời nay - Kỳ1:
Những chữ ký trị giá tiền tỷ

Image
Thủ môn Dương Hồng Sơn - cầu thủ đã thẳng thắn công khai mức thu nhập của mình - Ảnh: S.H.

TT - Cuộc khủng hoảng trong khâu đào tạo cầu thủ trẻ hơn một thập niên qua khiến chữ ký của những ngôi sao đã ở bên sườn dốc sự nghiệp hay những cầu thủ mà trình độ chuyên môn chỉ ở tầm kha khá chợt mang giá trị tiền tỉ trong các hợp đồng chuyển nhượng...

Năm năm trước, bóng đá VN đã rúng động với thông tin tiền vệ Trần Trường Giang của đội hạng nhất Tiền Giang - phát hiện mới của HLV Calisto ở Tiger Cup 2002 - chuyển sang khoác áo Bình Dương với phí chuyển nhượng lên đến…1 tỉ đồng. Nói rúng động bởi ở cùng thời điểm ấy, tài năng trẻ Minh Phương rời Cảng Sài Gòn (CSG) về chơi cho Đồng Tâm Long An chỉ với giá 399 triệu đồng.

Hai năm sau, kỷ lục chuyển nhượng của Trường Giang bị phá vỡ khi Nguyễn Trung Kiên (Nam Định) chuyển đến CSG với mức 1,6 tỉ đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên vào thời điểm ấy, những khoản chuyển nhượng đều được chuyển vào tài khoản của các CLB.

Những kỷ lục mới


Trước mùa bóng 2008, Vinakansai Ninh Bình làm ngỡ ngàng cả làng bóng khi “bứng” được tiền vệ tấn công Hữu Thắng rời Bình Dương. Ngày ấy, dù bước chạy vẫn còn khập khiễng vì đầu gối phải còn đau, vậy mà Hữu Thắng vẫn kịp đưa vào tài khoản của Bình Dương 2 tỉ đồng và riêng anh là 500 triệu. Lại một kỷ lục mới ra đời!

Không chỉ những tên tuổi lớn, ngay những cựu tuyển thủ sắp rời xa sân bóng và các cầu thủ có chuyên môn kha khá một chút cũng lọt vào tầm ngắm của các đại gia.

Đó là trường hợp của cựu tuyển thủ Quốc Trung. Chấn thương dai dẳng đã khiến trung vệ Quốc Trung rời CLB Thể Công để trở thành sinh viên Đại học TDTT trong hai niên khóa 2006, 2007. Những tưởng nghiệp đá bóng của Trung chỉ còn là dĩ vãng, bất ngờ anh được T&T mời về chơi giải hạng nhất mùa này với tiền lót tay 1 tỉ đồng! Đã giải nghệ, Trung bỗng nhiên có được món quà từ trên trời rơi xuống.

Không được trọng dụng ở Nghệ An, Cao Xuân Thắng vào Nam chơi cho Ngân Hàng Đông Á và sau đó trở ra Bắc sau khi đội Ngân Hàng Đông Á giải thể. Ngoài lối đá tận tình và sinh hoạt lành mạnh, dù không thật xuất sắc về chuyên môn nhưng Xuân Thắng vẫn được Vinakansai Ninh Bình lấy về với giá 1,3 tỉ đồng.

Chưa hết, ngay khi V-League 2008 chưa kết thúc, trung vệ Lưu Ngọc Hùng đã sớm nói lời chia tay với Thép Miền Nam CSG để về đầu quân cho Vinakansai Ninh Bình với giá 1,5 tỉ đồng. Ba năm trước, khi còn chơi bóng đá phong trào ở vùng ven Sài Gòn rồi được các HLV Thép Cảng nhận về đội, chắc hẳn không bao giờ Hùng dám mơ tới việc có ngày mình sẽ trở thành tỉ phú. Tương tự, với việc đặt bút ký vào bản hợp đồng ghi nhớ cùng Vinakansai Ninh Bình trước vòng 25 V-League 2008, tiền vệ Trọng Bình sẽ có 1,2 tỉ đồng sau khi hoàn tất việc thanh lý hợp đồng cùng K.Khánh Hòa.

Tuy chẳng để lại được dấu ấn gì khi chơi cho Thép Miền Nam CSG nhưng việc được khoác áo tuyển Olympic VN dự SEA Games 24 (dù không được đá chính) đã giúp trung vệ Đại Đồng lọt vào tầm ngắm và được T&T kéo về với 1,8 tỉ đồng chuyển nhượng. Trong đó, Đồng nhận được 700 triệu đồng.

Cũng chính vì thị trường cầu thủ đang “sốt” nên khi hay tin các đại gia đang ve vãn quân của mình, B.Bình Dương lập tức tái ký hợp đồng cùng Vũ Như Thành - trung vệ số 1 của bóng đá VN hiện tại - ngay sau lượt đi V-League 2008. Với việc ở lại B.Bình Dương, tài khoản của Thành có tới… 4 tỉ đồng! Lại thêm một kỷ lục chuyển nhượng mới vừa được thiết lập.

Hỏi về tính chuẩn xác của con số này thay vì phản kháng quyết liệt, đại diện đội Bình Dương chỉ cười rồi phản ứng hết sức nhẹ nhàng: “Làm gì có con số “dữ dằn” vậy…”. Tuy nhiên, đây là con số hoàn toàn có thể tin được bởi Tài Chính Dầu Khí SLNA dù kinh phí khá eo hẹp nhưng vẫn giữ chân được Huy Hoàng thêm hai mùa bóng sau khi chi riêng cho trung vệ thép này 1,2 tỉ đồng. Do đó, con số 4 tỉ đồng với một Như Thành đang độ sung sức và khả năng cống hiến dài hơn Huy Hoàng rất nhiều là con số đáng tin cậy.

Lương + thu nhập: con số bí mật?

Có một quy định bất thành văn trong các cầu thủ là không được công bố mức lương hay thu nhập hằng tháng của mình. Hầu hết các CLB đều có chung hình thức chi trả là chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân hoặc mời cầu thủ đến ký tại văn phòng rồi nhận bao thư đựng tiền. Cách làm như thế tránh được sự so đo... Do lương là điều tế nhị nên ít khi cầu thủ nào chịu công bố mức lương với giới truyền thông, trừ khi được tiết lộ bởi lãnh đạo CLB khi cầu thủ ấy ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc gia hạn hợp đồng.

Tìm hiểu từ nhiều nguồn tin đáng tin cậy hoặc do lãnh đạo CLB công khai trên mặt báo, chúng tôi được biết mức lương bình quân của K.Khánh Hòa, ĐPM Nam Định, Thép Miền Nam CSG, Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai, SHB Đà Nẵng, Tài Chính Dầu Khí SLNA… bình quân 16-18 triệu đồng/tháng với những cầu thủ thuộc đội hình chính. Cá biệt, một số cầu thủ nhận 20-25 triệu đồng/tháng do đạt được thỏa thuận trước lúc ký hợp đồng như Huy Hoàng, Lưu Ngọc Hùng, Lương Minh Trung, Trọng Bình, Tấn Điền, Hữu Chương...

Duy chỉ mỗi thủ môn Dương Hồng Sơn (T&T Hà Nội) là mạnh dạn công bố với Tuổi Trẻ trưa 1-9 về mức lương của mình là 30 triệu đồng/tháng! Đây là một trong rất ít cầu thủ nội có mức lương thuộc hàng top hiện tại. Ngoài khoản lương nói trên, Dương Hồng Sơn cho biết thêm: “Mỗi tháng có bốn trận đấu, nếu may mắn T&T Hà Nội thắng hết cả bốn thì vừa lương vừa thưởng của tôi sẽ đạt mức gần 100 triệu. Còn nếu T&T Hà Nội chỉ thắng hai trận, thu nhập của tôi vào khoảng… 50 triệu đồng/tháng”.

Ngoài khoản lương bình quân nói trên, các cầu thủ VN còn có thêm tiền thưởng từ CLB qua thành tích thắng hoặc hòa trên sân đối phương. Trong số các CLB ở VN, T&T là đội duy nhất công khai mức thưởng 8 tỉ đồng ngay từ đầu mùa bóng. Khoản tiền thưởng 8 tỉ ấy đã được chia hết sau 26 vòng đấu. Và khi giành được quyền thăng hạng chuyên nghiệp cùng kỳ tích: ba năm thăng liền ba hạng, bầu Hiển đã thưởng thêm cho toàn đội 2 tỉ đồng. Với 10 tỉ đồng tiền thưởng nói trên, nếu chia bình quân, mỗi cầu thủ đá chính của T&T sẽ được nhận không ít hơn 300 triệu đồng.

Với các CLB còn lại, dù tiền lương không thật cao nhưng họ cũng có nhiều khoản chi để kích thích tinh thần luyện tập của cầu thủ bằng quy định: cầu thủ đá chính sẽ được nhận 4-5 triệu đồng/trận. Một tháng có bốn vòng đấu, nếu được ra sân cả bốn trận, họ có thêm 16-20 triệu đồng. Nếu thắng cả bốn vòng đấu, họ sẽ nhận được thêm ngần ấy tiền nữa. Cộng chung các khoản, thu nhập hằng tháng của cầu thủ khoảng 50 triệu đồng là bình thường.

Trong ba tháng cuối ở Giải hạng nhất 2008, các cầu thủ đá chính của Vinakansai Ninh Bình bình quân nhận được 40-50 triệu đồng/tháng.Cá biệt có tháng lên đến 60-70 triệu đồng nhờ có nhiều trận thắng và hoàn thành mục tiêu lọt vào top 5 - HLV Nguyễn Văn Sĩ cho biết.

SĨ HUYÊN - NGUYÊN KHÔI

--------

Các cầu thủ sử dụng nguồn thu nhập khá cao này vào việc gì?

Kỳ 2: Tiền tỉ chảy vào đâu?
Mekong
Thành viên
 
Posts: 20
Joined: Tue Aug 05, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby Quy Ninh on Sat Sep 06, 2008 3:48 am

Cầu thủ VN thời nay - Kỳ 2:
Tiền tỉ chảy vào đâu?

Chiếc Honda RVA4 sang trọng của Huy Hoàng đậu gần dãy nhà nghỉ cũ kỹ của CLB Tài Chính Dầu Khí SLNA - Ảnh: Tuấn Tú

TT - Ngoài một số ít cầu thủ có thú chơi xe hơi xịn, nhiều cầu thủ cũng đã chuẩn bị cho quãng đời “hậu bóng đá” của mình bằng cách mua đất, xây nhà, mua cổ phiếu hay tích lũy vốn liếng...

Cuối tháng 8-2008, người hâm mộ không khỏi “choáng” khi thấy thủ môn Dương Hồng Sơn (T&T Hà Nội) vi vu trong chiếc Audi Q7 trị giá 120.000 USD. Đây là hiệu xe nằm trong top 10 chiếc xe ưa thích nhất của các cầu thủ Anh trong năm 2007. Audi Q7 hiện được các ngôi sao tại Anh sử dụng như Michael Ballack (Chelsea), Solskjaer (M.U) hay Theo Walcott (Arsenal).

Tuy nhiên, trò chuyện cùng Sơn hôm 1-9 về chuyện chiếc xe Audi Q7, anh nói: “Chơi xe hơi xịn là đam mê của tôi, cảm giác ngồi sau vôlăng chiếc Audi Q7 này quả thật rất sướng. Thích nhưng tôi vẫn chưa thể mua nó bởi đang để dành tiền mua nhà tại Hà Nội”.

“Chạy đua” với xe?

Với chiếc Honda RVA4 có giá gần 70.000 USD, trung vệ Nguyễn Huy Hoàng hiện là cầu thủ có chiếc xe đắt nhất trong làng bóng VN. Tuy nhiên, “kỷ lục” của Huy Hoàng có thể bị phá khi trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng đang chuẩn bị mua một chiếc xe khác đắt hơn nhiều.

Nguyễn Mạnh Dũng hiện là một trong số ít cầu thủ VN mê chơi và độ lại xe hơi cho độc đáo hơn. Cuối năm 2007, Dũng mua chiếc Kia Picanto với giá gần 20.000 USD. Sau đó, Dũng bỏ thêm 2.500 USD để độ lại với mục tiêu “tránh đụng hàng”. Tháng 6-2008, Dũng lấy chiếc Honda RVA4 vừa qua sử dụng vài tuần với giá 59.000 USD. Nhưng chiếc này cũng chỉ gắn bó với Dũng hơn một tháng sau khi có người mua lại với giá 63.000 USD.

Giải thích về chuyện đổi xe, Dũng nói: “Tôi mê xe và độ xe hơi nên nếu có ai trả giá có lời thì bán để tìm mua chiếc khác xịn hơn. Tôi đang cân nhắc mua một chiếc xe hơi với giá khoảng 100.000 USD. Nhưng nếu có nhiều tiền tôi thích mua chiếc X6 mới ra của BMW với giá bán tại VN khoảng 210.000 USD”!

Bảo hiểm đôi chân bằng... ôtô

ImageChiếc Honda RVA4 sang trọng của Huy Hoàng đậu gần dãy nhà nghỉ cũ kỹ của CLB Tài Chính Dầu Khí SLNA - Ảnh: Tuấn Tú
Ba năm trước, khi còn khoác áo B.Bình Dương, Hữu Thắng đã tậu được chiếc Grandis với giá hơn 30.000 USD. Giải thích về việc mua xe, Thắng nói: “Nhà quận 4, đi tập ở tận Bình Dương. Mỗi khi về thăm nhà, chạy xe máy rất nguy hiểm. Đời cầu thủ ngắn lắm, chỉ cần vướng phải một tai nạn nhỏ là không thể ra sân, đó là chưa nói đến nguy hiểm tính mạng. Do đó, tôi buộc phải sắm xe hơi để di chuyển.

Thứ hai, gia đình của tôi hiện có tới bốn người, Luật giao thông quy định khi đi xe máy thì trên xe chỉ có hai người lớn cùng một trẻ em dưới 6 tuổi. Nhà có bốn người, không lẽ khi đi chơi, thăm viếng bạn bè lại phải bỏ bớt một người ở nhà hay sao. Tôi sắm xe hơi và sử dụng thiết thực chứ không cần phải se sua, khoe khoang. Tôi nghĩ rằng với thu nhập hiện tại, việc cầu thủ có xe hơi cũng không là điều gì quá đáng”.

Hay như Mạnh Dũng, chiếc xe hơi đầu tiên anh mua chỉ với mục đích phục vụ cho cô con gái nhỏ của mình trước cái lạnh của mùa đông Hà Nội. Khi ấy, Mạnh Dũng lên mạng tìm kiếm, đặt mua xe từ Mỹ, rồi độ thêm âm thanh, video cho con gái xem hoạt hình trên đường di chuyển. Chính những lần mày mò rồi theo xem người ta độ xe như thế khiến Dũng mê xe hơi lúc nào chẳng biết. Về phương diện kinh tế, Dũng nói: “Chạy 100km mất có 6 lít xăng, quá tiện lợi”.

Thấy Dũng mua xe, các đồng đội Lê Anh Dũng, Lưu Danh Minh cũng tìm hiểu rồi chọn mua dòng xe Kia bởi giá của nó phù hợp với túi tiền. Cách đây hai tháng, thủ môn Thế Anh (B.Bình Dương) cũng vừa lấy chiếc Innova với giá 31.000 USD với phương thức trả trước 50%, số còn lại trả góp trong hai năm.

Nói về chuyện tậu xe của mình, Thế Anh cho biết: “Quy chế sinh hoạt của CLB cho phép số cầu thủ lớn tuổi, có gia đình được phép rời trại tập trung sau buổi tập. Do vậy, tôi quyết định sắm xe để di chuyển an toàn từ nơi đóng quân về nhà tại TP.HCM. Do quen biết nên khoản nợ 15.000 USD còn lại được chia nhỏ ra trả dần nên cũng không đáng ngại. Việc mua xe hơi là phần thưởng cho những nỗ lực tôi bỏ ra trong tập luyện, thi đấu. Mai này nếu kẹt tiền thì bán lại và chắc cũng có được số vốn kha khá. Ngoài việc sắm xe hơi và mua được căn hộ nho nhỏ ở chung cư, hai vợ chồng tôi đang tích lũy thêm để chuẩn bị cho những dự định trong tương lai sau khi giã từ sân cỏ...”.

Những người chí thú

Dù có trong tay bạc tỉ từ tiền chuyển nhượng cùng mức lương vài mươi triệu đồng/tháng nhưng không phải cầu thủ nào cũng sa vào thói ăn chơi, se sua. Nhiều cầu thủ đã dành dụm tiền để mua đất xây nhà như Tấn Tài, Minh Phương, Tài Em, Thế Anh, Hữu Thắng, Việt Thắng, Quang Huy, Văn Nhiên, Hồng Minh...
ImageNgôi nhà của tiền vệ Tài Em được xây dựng bằng tiền đá bóng - Ảnh: CTV
Nhưng đáng nể nhất là hậu vệ Chu Ngọc Cảnh (HAGL). Ngoài chuyện chắt chiu tiền bạc để giúp hai người anh cùng cô em gái yên tâm học đại học, Cảnh còn mua đất và xây cho cha mẹ ngôi nhà khá bề thế ở TP Vinh. Giám đốc kỹ thuật HAGL Nguyễn Văn Vinh luôn tự hào mỗi khi nhắc đến Chu Ngọc Cảnh. Ông nói: “Giá mà có được nhiều cầu thủ biết chăm lo cho gia đình và luôn tận tụy với nghề nghiệp của mình như Ngọc Cảnh thì đáng quý biết dường nào...”.

Việc ăn chơi không hẳn là điều phổ biến trong giới đá bóng. Nhiều cầu thủ cũng biết lo toan cuộc sống của mình bằng những sự đầu tư khác nhau. Chẳng hạn như Đồng Tâm Long An bán cổ phiếu ưu đãi cho cầu thủ để mai này họ sẽ có số vốn kha khá khi giã từ thi đấu. HAGL thì chiếu cố cho các cầu thủ công thần bằng cách giúp họ mở đại lý bán các loại sản phẩm nội thất. Bình Dương và Đà Nẵng thì bán đất giá nội bộ vừa để giữ chân cầu thủ, vừa giúp họ có được cơ ngơi sau khi treo giày.

Mốt chơi xe tay ga và điện thoại xịn


Ngoài nhóm cầu thủ có xe hơi, những dòng xe tay ga đắt tiền hiệu SHi hoặc Dylan (có giá từ 110 triệu đồng/chiếc trở lên) cũng được nhiều cầu thủ ưa chuộng. Sử dụng được vài tháng, họ lại chi hàng chục triệu đồng để đổi sang chiếc xe đời mới hơn. Thi thoảng mới bắt gặp hình ảnh một cầu thủ thuộc hàng sao, có giá chuyển nhượng bạc tỉ, chễm chệ trên chiếc Spacy hay Attila cũ kỹ.

Đáng nể hơn cả là tuyển thủ quốc gia L., người luôn sở hữu chiếc SHi láng coóng cùng điện thoại Vertu (vỏ nạm vàng 14 kara, có giá hơn trăm triệu đồng). Nghe đâu có chiếc Vertu đời mới nhất, L. lặng lẽ xuất hiện để tìm hiểu và sau đó bỏ thêm 5-7 triệu đồng để đổi máy cũ lấy máy mới.


SĨ HUYÊN - NGUYÊN KHÔI
User avatar
Quy Ninh
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1597
Joined: Sat Mar 22, 2008 9:03 am
Location: Quy Ninh - Gia Định
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby Quy Ninh on Sat Sep 06, 2008 3:50 am

Cầu thủ VN thời nay (Kỳ 3):

Nỗi đau “quần đùi áo số”!
Image
Lê Huỳnh Đức (phải) chăm chú học tại khóa đào tạo HLV. Anh là một trong số ít cầu thủ chí thú, biết lo cho tương lai. Ảnh: S.H.

TT - Tôi đã nhiều lần gặp Quyến từng là chàng trai “vàng” của bóng đá VN. Nhưng không có lần nào hình ảnh của Quyến buộc tôi phải nhớ nhiều như hôm anh gia nhập “Gia đình Pepsi” hồi tháng 4-2004.

Hôm ấy Quyến rụt rè trong bộ đồ quần jean áo thun, ánh mắt đầy vẻ ngượng ngập khi bắt tay những người sang trọng. Đặc biệt, trông Quyến thật tội khi đầy vẻ lúng túng lúc bắt tay và chụp ảnh chung với ngôi sao Mỹ Tâm...

Sở dĩ nhắc lại câu chuyện của Văn Quyến, bởi có thể nói đây là trường hợp tiêu biểu trong làng bóng VN về hiện tượng sa đà theo hưởng thụ, hủy hoại sự nghiệp của mình.

Một trường hợp tiêu biểu

Hãy nhớ lại Quyến thuở nhỏ là một cậu bé chăn trâu nghèo khổ ở một làng quê Nghệ An. Nhờ những buổi quần thảo bóng bưởi, mọi người thấy được khả năng thiên phú nơi đôi chân cậu bé. Thế là những lời động viên giúp Quyến tự tin lên đường ứng thí cuộc thi tuyển sinh năng khiếu của đoàn bóng đá SLNA. Thật dễ dàng, Quyến đã được chọn và khăn gói từ giã mẹ lên đường nhập học.

Ở đoàn bóng đá SLNA, người ta đã dạy Quyến những gì? Đương nhiên phần lớn thời gian là kỹ năng chơi bóng. Những buổi học văn hóa theo chương trình bổ túc thì được chăng hay chớ và người dạy lẫn người học đều ý thức rằng nó chỉ diễn ra cho có.

Và rồi từ 17 giờ trở đi Quyến làm gì? Tất cả HLV dạy đá bóng, thầy cô dạy văn hóa đều đã về. Giờ chỉ còn lại Quyến và bạn bè cùng lớp. Họ, những cậu bé 12-13 tuổi, làm gì thấy gì trong khoảng thời gian từ chiều đến khi lên giường ngoài hình ảnh các đàn anh người thì nhậu, người sát phạt và người lên đồ hiệu dập dìu đi chơi với bạn gái...

Đầu óc tinh khôi của Quyến đã được vạch lên những nét vẽ đầu tiên không mấy đẹp đẽ. Và nếu nhiều bạn đồng lứa như Thuật, Tấn... cuối tuần về nhà đều được bố mẹ răn đe, giáo dục, nhắc nhở thì Quyến không may khi bố mẹ chia tay nhau, người mẹ chỉ biết đắp đổi sự thiếu thốn tình cảm của con bằng sự nuông chiều.

Và rồi tài năng của Quyến bắt đầu tiến triển tốt đẹp, nổi tiếng và kèm theo những khoản thu nhập mà cậu bé chăn trâu ngày nào dù có mơ cũng không thấy nổi. Tiền ấy được Quyến làm gì ngoài việc học theo các đàn anh ăn nhậu, sát phạt và bạn gái. Thậm chí khi trưởng thành, tiếp xúc với cuộc đời, gặp gỡ những người sang trọng, nổi tiếng, Quyến có gì ngoài tài đá bóng? Và ở những nơi ấy, đâu có chỗ cho Quyến phô diễn tài của mình, tiếp xúc trò chuyện thì anh chả biết nói gì! Thế là mặc cảm về cái không có gì đó được anh cố che đậy bằng áo bằng quần, bằng điện thoại đắt tiền, bằng khả năng uống rượu tây sành sỏi...

Ông Nguyễn Văn Vinh - giám đốc điều hành CLB Hoàng Anh Gia Lai, một người am hiểu sâu sắc đời sống bóng đá VN - cũng từng thừa nhận con đường của Văn Quyến cũng là mẫu số chung của nhiều cầu thủ VN hiện nay. Ông Vinh còn khẳng định do người lớn đã không tạo nên môi trường sinh hoạt lành mạnh cho cầu thủ. Thậm chí người lớn còn “tập” các cầu thủ trẻ sự dối trá qua các việc như khai man tuổi tác, chỉ đạo buông trận này, đá trận kia...

Nói về chuyện người lớn “dạy” cho trẻ con nói láo, tôi chợt nhớ lại câu chuyện xảy ra tại buổi lễ Văn Quyến gia nhập “Gia đình Pepsi”. Đó là việc ông Phạm Phú Ngọc Trai - tổng giám đốc Pepsi VN - đã hỏi Quyến: “Cháu có hút thuốc không?”. Và Quyến đã trả lời chắc nịch: không. Ông Trai hỏi thêm: “Nghe nói cháu nhậu dữ lắm phải không?”. Các vị lãnh đạo đội SLNA có mặt ở đấy đã vội đỡ lời: “Lúc trước thì có chứ bây giờ hết rồi”! Trời ạ, trên thực tế đó là thời điểm mà tài năng nhậu và rít thuốc lá của Quyến đang phát triển tỉ lệ thuận với tài nghệ đá bóng!

”Không có kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời”

Thật thú vị, tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn là một người cũng có những quan tâm đến hiện tượng tiêu dùng quá mức để khẳng định mình trong giới trẻ hiện nay nói chung và cầu thủ bóng đá nói riêng. Anh cho biết: “Trong một lần nói chuyện với 150 bạn trẻ xoay quanh chủ đề tiêu dùng cho bản thân, tôi đã phát ra 150 phiếu thăm dò. Kết quả có đến 72,8% cho biết sẵn sàng xài thoải mái vô tư hết khả năng mình có. Thậm chí cả tạm ứng, vay mượn để xài cho thỏa mãn ý thích. Điều đó nói lên một điều chuyện tiêu xài không nghĩ đến ngày mai là một vấn đề lớn của giới trẻ chứ không riêng gì giới cầu thủ.

Tuy nhiên, không phủ nhận mức độ tiêu xài quá độ của giới cầu thủ có phần trội hơn giới trẻ nói chung. Tôi cũng đã có khảo sát giới cầu thủ và được biết dù hiện nay họ nhận mức lương khá cao, nhưng nếu ngày 10 nhận lương thì đến ngày 20 là nhẵn túi! Thậm chí khi nhận được những món tiền lớn lên đến hàng trăm triệu đồng từ việc chuyển nhượng, họ cũng xài bằng hết qua việc mua sắm các vật dụng đắt tiền.

* Theo ông, do đâu mà có lối sống đó?

- Theo tôi, nhìn chung giới trẻ hiện nay rất kém về kỹ năng quản lý tài chính. Đặc biệt, phần lớn không có kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời. Lý do vì gia đình, xã hội và nhà trường chúng ta hiện nay ít chú trọng đến chuyện này, trong khi đó sức hấp dẫn của tiêu dùng quá lớn. Nhiều bạn trẻ học nhiều còn chưa ý thức được chuyện tích lũy, lo lắng cho tương lai thì chả trách sao các cầu thủ vốn không được học hành đầy đủ.

Bên cạnh đó, các cầu thủ khác với giới trẻ thông thường, đó là học phải sống trong môi trường làm việc hơi bất thường. Thông thường các cầu thủ phải dồn hết sức cho tập luyện, thi đấu trong một thời gian kéo dài vài tháng. Khi kết thúc, họ muốn được đền bù. Nếu ai may có gia đình giáo dục, kèm cặp sẽ hướng được sự đền bù vào các hoạt động tích cực, còn ai không may chắc chắn đi theo con đường hưởng thụ tiêu cực.

* Nếu có một lời khuyên cho ngành thể thao, ông sẽ nói gì?

- Tôi đã tìm hiểu câu chuyện này ở nhiều nước và thấy trong tất cả CLB thể thao chứ không riêng gì bóng đá, người ta đều có chuyên gia tâm lý. Và chính họ là những người hướng dẫn kỹ năng sống, giải tỏa những suy nghĩ bất bình thường xuất hiện trong đầu VĐV.

Tuy nhiên, thật khó làm được điều này trong hoàn cảnh chúng ta hiện nay. Một phần do các nhà quản lý thể thao chưa ý thức được tầm quan trọng của chuyên gia tâm lý, một phần nữa chúng ta cũng quá thiếu thốn đội ngũ này. Trường Năng khiếu nghiệp vụ thể thao TP.HCM mỗi năm có mời tôi một đôi lần đến nói chuyện với các VĐV trẻ, nhưng thú thật tôi cũng không đi được vì quá bận. Tuy nhiên, tôi nghĩ đã đến lúc ngành thể thao phải chú trọng đến vấn đề này thật nghiêm túc, đặc biệt ở các trung tâm đào tạo, trường năng khiếu. Cuối cùng, gia đình cũng phải tham gia tích cực hơn trong việc quản lý, giáo dục con em mình, không thể giao khoán tất cả cho trường, cho trung tâm đào tạo.

Tài Em: “Tôi là người may mắn”

Trong làng bóng VN hiện nay, Tài Em được xem là mẫu cầu thủ nghiêm túc, biết nghĩ đến tương lai. Anh tâm sự: ”Cầu thủ VN ngày nay thu nhập khá cao. Khi chưa có gia đình, mỗi tháng tôi chỉ xài hết khoảng 40% thu nhập cho mình và giúp đỡ cha mẹ, còn lại để tích lũy cho tương lai khi hết đá bóng. Về tương lai, hiện nay tôi đang lo học tiếng Anh và chuẩn bị đăng ký học ĐH TDTT để khi giã từ thi đấu sẽ chuyển sang công tác huấn luyện. Tôi nghĩ tôi may mắn khi được cha mẹ luôn nhắc nhở mình sinh ra trong một gia đình nghèo nên phải biết quý trọng đồng tiền, phải biết lo dành dụm cho tương lai. Bên cạnh đó, tôi cũng may mắn được sống và làm việc trong một đội bóng trong sáng, đoàn kết, những người lãnh đạo thật sự là những tấm gương tốt”.


HUY THỌ
User avatar
Quy Ninh
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1597
Joined: Sat Mar 22, 2008 9:03 am
Location: Quy Ninh - Gia Định
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby Quy Ninh on Mon Sep 08, 2008 1:25 am

Ai ngăn cơn bão giá ?

Giá cầu thủ nội đang tăng vùn vụt tạo ra một cơn bão giá bất kể giá trị thật của cầu thủ. Nguyên nhân bắt nguồn từ mặt bằng cầu thủ nội đang khan hiếm trầm trọng và căn bệnh trầm kha của những đại gia học làm bóng đá chuyên nghiệp đang muốn dùng mãnh lực đồng tiền để gặt lúa trên cánh đồng khác thay vì trải qua công thức gieo, đầu tư và gặt trên thửa ruộng nhà mình.

Cơn bão giá ấy đang đánh vào lòng tham của cầu thủ bằng những khoản lót tay bạc tỉ và những chế độ kèm theo. Nó kéo theo hàng loạt những phản ứng phụ đi ngược lại với sự phát triển tự nhiên của bóng đá chuyên nghiệp. Chẳng hạn mùa qua hàng loạt tuyển thủ quốc gia "ẵm" tiền tỉ chạy vội về những đội hạng nhất và kết quả là nằm luôn ở đấy mà không có cửa trở lại đội tuyển. Cái đấy về mặt kinh tế thì là lên, nhưng mặt chuyên môn thì lại xuống trầm trọng và nó làm mất đi những thương hiệu từng thành danh ở đội tuyển.

Cơn bão giá ấy đang được các đại gia tung ra để "bắt" người nhằm làm phong phú cho bộ khung nhà mình và rút ruột các đối thủ. Nó đang tạo ra những hiềm khích, những bất đồng trong làng bóng ta dù khi cãi nhau người ta vẫn lấy luật ra để luận anh hùng.

Hết mùa bóng mới, rất nhiều đội bóng bị rút ruột và cũng nhiều đội lấy lời kêu gọi suông rằng vì tình yêu với đội bóng quê hương, nhưng tình yêu ấy đã bị đồng tiền lót tay lấn át.
Về mặt hình thức, thì khi đồng tiền được tung ra và có mua, có bán thì người ta vẫn nhầm lẫn đó là một phần của bóng đá chuyên nghiệp, nhưng bản chất thì không phải. Nó là cuộc đi săn của những trọc phú với một cái đích có người để đá mà không cần phải đào tạo, phải đầu tư.

Ngược lại, thì cũng chính những trọc phú ấy có khi bị săn ngược bởi cái giá ảo mà cầu thủ tự nâng giá mình lên và làm giá với các CLB muốn săn người.

Ai có trách nhiệm ngăn cơn bão giá để cầm máu thị trường cầu thủ đang tự phát với những cơn sốt ảo?

Cái đấy hơn ai hết những nhà điều hành bóng đá nước nhà và quy chế bóng đá chuyên nghiệp phải chặt chẽ hơn để bảo vệ cái chung theo kiểu buôn bán có nơi, có chỗ và có khung giá đàng hoàng.

Bóng đá chuyên nghiệp lệ thuộc vào đồng tiền, nhưng đồng tiền chi cho bóng đá chuyên nghiệp không đúng chỗ sẽ nảy sinh những phản ứng phụ và tác hại khó lường trong việc giữ chất và giữ giá trị thật của bóng đá.
Theo Nguyễn Nguyên / Lao động
User avatar
Quy Ninh
Đội phó
Đội phó
 
Posts: 1597
Joined: Sat Mar 22, 2008 9:03 am
Location: Quy Ninh - Gia Định
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Postby Mekong on Mon Sep 08, 2008 2:48 am

Thựcảo


Thị trường chuyển nhượng cầu thủ bóng đá VN đã bắt đầu sôi động từ vài mùa qua. Nhưng nó thực sự trở thành đề tài nóng bỏng trong năm nay khi giá trị các cầu thủ trẻ tài năng đã lên đến con số hàng tỷ.

Sự thay đổi chóng vánh đó đã khiến giới chuyên môn gióng lên hồi chuông cảnh báo: giá cầu thủ hiện nay là ảo. Có nghĩa là giá trị mua bằng tiền cao hơn rất nhiều so với giá trị tài năng. Thị trường này cũng giống như thị trường bất động sản hay chứng khoán, khi cung không đủ cầu sẽ dẫn đến tình trạng giá ảo. Nhà đất, cổ phiếu trước đây cũng rơi vào thực trạng này.

Trở lại thị trường chuyển nhượng cầu thủ Việt Nam, hiện tượng loạn giá là hậu quả của một nền bóng đá yếu kém trong công tác đào tạo trẻ. Vì vậy chúng ta mới thấy có hai xu hướng.

Một là, những anh nhà giàu mới như V.Ninh Bình, T&T Hà Nội, XM.Hải Phòng đều chấp nhận mua giá cao, đơn giản vì họ có mục tiêu phấn đấu rất rõ ràng. Với đội hạng Nhất V.Ninh Bình là muốn lên V-League; với T&T HN vừa lên V-League muốn khẳng định mình là thế lực mới và XM.Hải Phòng thì muốn đoạt chức vô địch quốc gia. Vì mục tiêu trước mắt, họ sẵn sàng chi tiền tỷ để chiến thắng. Đó là cách đánh bóng thương hiệu đạt được hiệu quả cao nhất như HA.GL, GĐT.LA, B.Bình Dương đã từng thực hiện. Là những doanh nhân thành công, chắc chắn những ông chủ của ba đội V.NB, T&T.HN và XM.HP không đốt tiền, vấn đề ở đây là họ không đủ thời gian cũng như chưa có điều kiện đào tạo cầu thủ trẻ.

Hai là, những đội bóng doanh nghiệp cựu binh như HA.GL, GĐT.LA do có thời gian và điều kiện đầu tư, nên họ không thích ăn xổi bằng cách lao vào cuộc đua mua cầu thủ nội giá cao, thay vào đó là tập trung đào tạo trẻ.

Có thể hơi khập khiễng khi so sánh thị trường chuyển nhượng cầu thủ với thị trường địa ốc và chứng khoán. Nhưng có một điểm rất chung là cả ba thị trường này luôn cần những phân tích, dự đoán của các nhà quản lý, chuyên gia vì đó là kiến thức rất quan trọng để các nhà đầu tư tham khảo trước khi đưa ra quyết định mua bán.

Thế mà VFF lại đứng ngoài cuộc. Các chuyên gia cũng không mạnh miệng khẳng định: trình độ chuyên môn V-League đang đi xuống trong khi giá cầu thủ lại lên. Đó là chưa nói đến một số cầu thủ do kiếm tiền quá dễ đã lao vào những cuộc ăn chơi thác loạn.

Sự vô cảm này đã khiến cho bóng đá Việt Nam tồn tại nghịch cảnh: cái cần lên (trình độ chuyên môn) thì không lên, còn cái cần xuống đúng với giá trị thực (giá cầu thủ nội) thì không xuống…

Đặng Hoàng
http://www6.thanhnien.com.vn/tntt/tnbdt ... 260787.tno
Mekong
Thành viên
 
Posts: 20
Joined: Tue Aug 05, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Hợp đồng chuyên nghiệp của cầu thủ Bình Định & Việt Nam

Postby MyLang on Mon Sep 08, 2008 3:18 am

Từ những hợp đồng chuyên nghiệp đầu đời của các cầu thủ , từ các bài viết về Thị trường chuyển nhượng cầu thủ của Mekong , từ những bài học đắt giá của Bình Định xảy ra trong quá khứ , chúng ta cùng ôn lại những bài học ấy nhằm tránh những vết xe đổ có thể xảy ra trong thời gian sắp tới . "Ôn cố tri tân" .
MyLang post những bài đã tìm được và cũng mong các bạn cùng nhau chia sẽ vấn đề này :

Hợp đồng chuyên nghiệp của cầu thủ Bình Định & Việt Nam


Bài thứ I :Cầu thủ Minh Mính sẽ không rời khỏi đội Bình Định
Báo Bình Định ngày 27/7/ 2003 (GMT+7)
Image
Minh Mính (áo đỏ) trong trận chung kết cúp quốc gia 2003.

Tuần qua một số tờ báo thể thao loan tin Minh Mính đầu quân cho đội Gạch Đồng Tâm Long An (GĐT-LA). Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào?

* 1 tỷ đồng cũng không chuyển nhượng

Trong buổi làm việc mới đây với phóng viên Báo Bình Định, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở TDTT Bình Định, tỏ ý rất phẫn nộ về việc làm của lãnh đạo đội bóng GĐT-LA. Ông cho biết việc tiếp xúc và đặt vấn đề mời Minh Mính đầu quân cho GĐT-LA là việc làm sai với quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Theo ông, đội GĐT-LA muốn hợp đồng với cầu thủ nào phải hỏi LĐBĐ VN để được cung cấp danh sách, sau đó mới có cuộc trao đổi giữa 2 CLB, trải qua 2 bước này mới đến bước thứ 3 là gặp gỡ cầu thủ. Đằng này CLB GĐT LA lại làm quy trình ngược là tiếp xúc với cầu thủ trước.

Ông Lê Văn Minh cũng bày tỏ quan điểm của mình là dù có bóng đá chuyên nghiệp thì cũng phải có định hướng quản lý của Nhà nước. Minh Mính được đào tạo tại Trường Năng khiếu TDTT Bình Định, được đầu tư về mọi mặt bằng tiền đóng góp của người dân Bình Định để có thành tích như hôm nay thì không có lý gì lại có chuyện "người trồng cây kẻ hái quả". Và ông Minh khẳng định: Dù CLB GĐT-LA có đưa giá chuyển nhượng 1 tỉ đồng cũng không chơi!

Trong bản "Hợp đồng cầu thủ chuyên nghiệp" được ký giữa Lê Minh Mính với HLV Dương Ngọc Hùng có xác nhận của Giám đốc Sở TDTT Lê Văn Minh đề ngày 1-1-2003, tại điểm 1 ghi rõ: "Bản hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 1-1-2003 theo sự nhất trí của cả 2 bên bằng văn bản và sẽ có hiệu lực cho tới ngày (để trống), tháng (để trống) năm (để trống) (Tuy nhiên không kéo dài quá 2 năm kể từ ngày bắt đầu có hiệu lực trừ khi đã chấm dứt trước đó để có hợp đồng sửa đổi)". Như vậy dù không ghi cụ thể ngày, tháng, năm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng nhưng rõ ràng khi chưa có "hợp đồng sửa đổi" thì hiệu lực của hợp đồng này sẽ được kéo dài 2 năm. Nghĩa là phải đến ngày 1-1-2005 thì "Hợp đồng cầu thủ chuyên nghiệp" giữa Mính và đội Bình Định mới hết hạn.

Bên cạnh đó, Sở TDTT cũng đã trình ra một hợp đồng không thời hạn mang tên "Hợp đồng VĐV Đội bóng đá CNBĐ" ghi số 14/HĐ/TDTT ký ngày 30-10-1997. Hợp đồng này chỉ thấy ghi mức lương trả 500.000 đồng/ tháng và ghi cụ thể các điều khoản được cho học văn hóa, học ngoại ngữ và tạo điều kiện học nghề sau khi từ giã bóng đá nhưng cũng không thấy ghi thời điểm kết thúc.

Đây có thể coi là 2 căn cứ xác đáng nhất để Sở TDTT ràng buộc Minh Mính.
* Minh Mính: Tôi muốn có tương lai

Tiếp xúc với Lê Minh Mính, chúng tôi được biết cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo đội bóng GĐT-LA với Minh Mính là có thật. Trong tháng 7, đội Bình Định đang được nghỉ phép nên các cầu thủ được tự do trong sinh hoạt, đi lại. Trong cuộc tiếp xúc, lãnh đạo đội bóng GĐT-LA hứa sẽ bảo đảm nghề nghiệp ổn định cho Mính sau khi hết đá bóng. Mính cho biết vấn đề tiền lương, lãnh đạo đội GĐT LA chỉ cho biết "anh em sao thì Mính vậy", nhưng đó không phải là điều quan trọng. Cũng theo Lê Minh Mính, trong cuộc tiếp xúc này, Mính có nói là hợp đồng giữa anh với đội Bình Định đã hết hạn nhưng anh cũng nói lại rằng "muốn tôi về với GĐT-LA phải có ý kiến của lãnh đạo Sở TDTT Bình Định."

Khi được hỏi vì sao Minh Mính bảo là hợp đồng đã hết hạn trong khi hợp đồng tại Sở TDTT cho thấy thời hạn có thể kéo dài đến ngày 1-1-2005, Minh Mính cho biết do thời điểm ký hợp đồng là thời điểm đội đang thi đấu vòng loại giải Cúp Quốc gia tại TP Hồ Chí Minh và Mính chỉ biết đây là thủ tục để nộp lên LĐBĐVN chứ Mính không nghĩ đó là hợp đồng giữa 2 bên vì nếu là hợp đồng giữa 2 bên thì Mính cũng phải có một bản.

Bây giờ thì Minh Mính đã hoàn toàn yên tâm ở lại đội bóng Bình Định. Tuy nhiên nỗi băn khoăn lớn nhất của anh là hiện đã 25 tuổi, liệu khi kết thúc sự nghiệp bóng đá, tương lai của anh sẽ như thế nào?


. Quang Khanh

Ngày 1-1-1994, cùng với Lê Thanh Phương và Nguyễn Văn Hiển, Lê Minh Mính chính thức được HLV Lê Thanh Huy đưa về Trường năng khiếu TDTT Bình Định. Mùa giải năm 1996-1997, trong lúc đang học lớp 12, Minh Mính được chọn là cầu thủ chính thức và đã nỗ lực cùng đồng đội đưa đội bóng BĐ lên lại hạng Nhất sau thời gian xuống hạng do bị kỷ luật.
Cuối năm này, Mính thi đỗ vào Đại học TDTT ngành bóng đá nhưng anh đã lựa chọn làm cầu thủ thay vì vào trường đại học.

Đội BĐ sau mùa bóng 1996-1997 lại lận đận rớt hạng. Mùa bóng sau Mính lại cùng đồng đội đưa đội lên hạng trở lại để mùa bóng 1999-2000 chính thức thi đấu ở hạng Chuyên nghiệp. Trong suốt thời gian này, cặp tiền đạo sắc nét của BĐ vẫn là Minh Mính và Công Long, trước khi có sự xuất hiện của Blessing.

Từ khi lên hạng Chuyên nghiệp, Minh Mính thi đấu lận đận. Suốt mùa bóng 1999-2000 rồi 2000-2001, hiệu suất ghi bàn của Minh Mính rất thấp. Minh Mính cũng từng được tuyển vào đội bóng đá quốc gia nhưng chủ yếu ngồi ở ghế dự bị. Bù lại Mính lại rất có duyên với giải Cúp Quốc gia. Tại VCK Cúp Quốc gia năm 2001, Minh Mính đã gây ngạc nhiên khi lập hactrik vào lưới SLNA và góp phần to lớn đưa đội BĐ đạt HCĐ.

Ở V.League 2002-2003, suốt giai đoạn 1 Minh Mính thi đấu rất kém cỏi, hiệu suất ghi bàn quá thấp. Mính bất mãn, nhiều lúc muốn treo giày và có lần anh chính thức thổ lộ với HLV Dương Ngọc Hùng xin được đá ở vị trí hậu vệ để giảm bớt sức ép phải ghi bàn. Trong quá trình tập luyện, HLV Dương Ngọc Hùng thấy Minh Mính phù hợp với vị trí tiền vệ công và thử đẩy Mính vào đá ở vị trí này trong trận gặp HAGL và ngay từ trận đầu đá ở vị trí tiền vệ Mính đã thể hiện được mình. Anh đã ghi bàn đầu tiên vào lưới HAGL, mở đầu cho loạt 3 bàn thắng gỡ hòa trong một trận cầu rất căng thẳng. Trận đấu tiếp theo gặp HKVN tại sân Hà Nội. Minh Mính được đưa vào đá 70 phút cuối và chính anh đã ghi bàn thắng duy nhất vào lưới đội HKVN, mở ra trận thắng trên sân khách đầu tiên cho đội BĐ suốt từ 2 mùa giải qua. Sau đó Minh Mính lại tiếp tục ghi bàn ở trận thắng Nam Định trên sân Quy Nhơn. Và anh đã đóng góp xuất sắc vào vị trí thứ 4 của đội BĐ trong mùa giải V.League 2002-2003.

Tuy nhiên thành tích đáng khen ngợi hơn là thành tích ghi 8 bàn ở giải Cúp quốc gia 2002-2003 mà bàn thắng quyết định đưa Minh Mính lên bục vinh quang "Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết" là c
Ông lái vần say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng

MyLang
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 274
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Re: Hợp đồng chuyên nghiệp của cầu thủ Bình Định & Việt Nam

Postby MyLang on Mon Sep 08, 2008 3:21 am

Trong cơn lốc tiền của BĐVN:
Khi hợp đồng ký bằng “sao”, “gạch”


(TT&VH Online) - Nếu Thanh Bình ký hợp đồng mới với Đồng Tháp, tiền đạo này sẽ có 1,5 tỉ đồng. Vậy thì một cầu thủ ở Thể Công, để ký hợp đồng thì sao, anh ta sẽ nhận được gì? Câu trả lời là thêm 1 “ngôi sao”- thêm 1 cấp bậc , từ hàm thiếu úy được phong lên trung úy, chẳng hạn.

Sĩ quan đá bóng

Trung vệ Nguyễn Anh Tuấn, người sau 6 năm chơi bóng ở Thể Công vẫn chỉ là một Hạ sĩ. Sau một mùa giải khẳng định khả năng như một trong những hậu vệ đáng chú ý nhất của V-League, Tuấn chuẩn bị được (hay là bị?) gắn bó với đội hơn nữa bằng việc thăng cấp, trở thành sĩ quan quân đội chuyên nghiệp.

Quyết định này tương tự như việc ký một bản hợp đồng mới của các cầu thủ chuyên nghiệp bình thường ở các đội. Sự khác biệt là nếu như người ta được hưởng một khoản tiền nào đó thì, cũng như bất cứ quân nhân đá bóng nào khác ở Thể Công, phần thưởng cho họ là cấp bậc trong quân ngũ, chỉ vậy thôi!

5 năm trở về trước, một quyết định như thế là niểm mơ ước của bất cứ cầu thủ nào, thậm chí khiến cả họ hàng của các cầu thủ cũng hãnh diện. Chơi bóng cho Thể Công, là một sĩ quan đá bóng và được ghi nhận không phải là điều dễ dàng.
Image
Nguyễn Anh Tuấn chuẩn bị được ký HĐ mới bằng cách thêm “sao” lên ve áo

Giờ đây, dù niềm tự hào vẫn còn, song, những đổi thay theo chiều hướng chuyên nghiệp, thực dụng hơn, thì phần thưởng đó không phải là tất cả. Một sĩ quan đá bóng sau khi treo giày cũng vẫn chỉ có thể hoạt động trong lĩnh vực bóng đá (như HLV chẳng hạn). Tức là tương lai chỉ được đảm bảo bằng những thu nhập trong hiện tại.

May là bất cứ cầu thủ nào ở Thể Công cũng hiểu và nhận thức, rằng đã là những người lính thì phải hy sinh. Đã gắn bó với Thể Công thì đội bóng nó cũng như một phần của cuộc đời của họ vậy.

Nhưng thực tế này lại làm lộ ra những hạn chế vẫn chưa được khắc phục ở một đội bóng quân đội.

Thể Công – 3 bước chưa thể tới chuyên nghiệp

Sự chuyển đổi về cơ cấu, giao đội bóng cho Viettel là bước đi tất yếu. Nó tạo ra môi trường có vẻ chuyên nghiệp cho các cầu thủ chơi bóng. Nhưng Thể Công luôn đi chậm một vài bước so với tiến trình phát triển của các CLB Việt Nam.

5 năm trước đây là sự chậm chễ trong quá trình chuyển đổi mô hình trước xu thế doanh nghiệp hóa ồ ạt và mạnh mẽ. Bây giờ là sự cố tình làm ngơ trước một xu thế khác cũng đang làm thay đổi cơ bản diện mạo một nền bóng đá: sở hữu và chuyển nhượng cầu thủ. Và điều này làm các cầu thủ Thể Công dù đang được hưởng những mức lương khá ngật ngưỡng (loại A 20 triệu, loại B 16 triệu…) và mức thưởng mơ ước với nhiều đội bóng (tối thiểu 17 triệu/người/trận thắng), họ vẫn cứ là những người có tổng thu nhập thấp nhất.

Mỗi năm, cầu thủ Thể Công kiếm bao nhiêu ? Mới đây, người của đội bóng này đã “tính cua trong lỗ”, rằng mỗi cầu thủ có thể đút túi khoảng 600 triệu đồng/năm. Nhưng với một điều kiện: phải thắng tất cả những trận đấu mà họ tham dự để ôm thưởng!!!

Quả là sốc, và ngay cả những cầu thủ của đội bóng này cũng không hiểu làm cách nào để một tập thể có tiềm lực cỡ trung bình khá có thể đè ngửa 13 đội bóng còn lại ra chiến thắng trong cả 2 lượt đi và về.

Trên thực tế, một cầu thủ Thể Công đá chính, hưởng lương loại A từ đầu mùa đến giờ kiếm được [8 (trận thắng) x 17 triệu] + [7 (trận hòa) x 6 triệu] = 178 triệu tiền thưởng và 140 triệu tiền lương, tổng cộng là gần 320 triệu. Cộng với những khoản thưởng tùy hứng nữa thì con số này tăng thêm khoảng 30 triệu nữa là 350 triệu. Nhưng 40% số đó không chảy vào túi họ, vì lính ở Thể Công không được hưởng thông lệ của thế giới bóng đá (CLB trả hộ thuế thu nhập cho HLV và cầu thủ) mà đều phải è cổ ra chịu. Tức là một cầu thủ cỡ như Phước Tứ, Phương Nam… chỉ kiếm được khoảng 200 triệu từ đầu mùa. Và nếu cứ tiếp tốc độ này cho tới cuối năm 2008 (chỉ còn 7 vòng đấu) thì khả dĩ lắm họ cũng chỉ kiếm được 100 triệu nữa.

300 triệu tổng thu nhập/năm là con số thoạt nghe đầy mơ ước. Đúng, mơ ước so với Thể Công trước kia, hay so với thu nhập của người lao động bình thường ngoài xã hội. Nhưng nó chẳng thấm tháp gì so với thu nhập của cầu thủ chuyên nghiệp có trình độ trung bình khá hiện nay được quy ước khoảng 300-500 triệu đồng tiền ký/năm hợp đồng.

Nói cách khác, các cầu thủ ở đội bóng khác, chỉ cần ký hợp đồng với CLB mới hoặc tái ký là nghiễm nhiên có cả cục tiền (chưa kể lương thưởng) đã bằng hoặc nhiều hơn so với các cầu thủ của đội bóng quân đội. Đấy là chưa nói tới việc, lương và thưởng ở Thể Công dù ngất ngưởng cũng chưa phải là đỉnh so với các đội bóng khác, như XMHP, HAGL, ĐTLA chứ chưa nói tới Bình Dương.
Cuộc cải tổ của Thể Công rõ ràng chưa đi đến cái đích mong muốn. Vì suy cho cùng, một đội bóng chuyên nghiệp phải có cách ứng xử với các cầu thủ theo đúng thông lệ chuyên nghiệp, dù họ vẫn mang mác người lính.

Phạm Tấn
Ông lái vần say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn rời khỏi bến My Lăng

MyLang
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Posts: 274
Joined: Wed Jan 30, 2008 4:43 am
Blog: View Blog (0)
Top

Next

Post a reply

Smilies
em22 em36 em26 em39 em29 em35 em31 em34 em32 :D :) ;) :( :o :shock: :? 8-) :lol: :x :P :oops: :cry: :evil: :twisted: :roll: :!: :?: :idea: :arrow: :| :mrgreen: :geek: :ugeek:
Quote Selected
 

Return to Bóng đá, dự đoán và bình... loạn

Who is online

Users browsing this forum: Alexa [Bot], dihatti, nguoiquen, tieulamvy and 12 guests