Hải Giang – bên biển bên sông

Cảm xúc, tản mạn về đất và người Bình Định, những gửi gắm tâm tình qua các danh lam thắng cảnh, địa danh, dấu xưa thành cũ...

Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi lalala » 03-02-2010, 18:19

Hải Giang - một làng chài nhỏ nằm tách biệt dưới chân núi Tam Tòa trên bán đảo Phương Mai, và khá xa lạ đối với chính cả người dân Qui Nhơn. Có lẽ chính cái tách biệt, cái xa, cái hẻo lánh đó đã run rủi đưa La đến ấy bằng nhiều phương cách khác nhau.



Cách nhanh nhất mất khoảng 45 phút để đến Hải Giang là chúng ta xuống bến Hàm Tử thuê một chuyến thuyền đi ngang qua cửa Thị Nại, rồi chạy men theo bờ đá ngược lại về hướng Bắc. Cách thứ hai là chúng ta chạy xe máy qua xã đảo Nhơn Hải và leo bộ khoảng 40 phút vượt qua một đỉnh núi nhỏ. Cách thứ ba là chúng ta xuống bến Hàm Tử đi đò qua làng chài Hải Minh, sau đó leo qua đỉnh núi Tam Tòa để qua cái làng có tên là Hải Giang xa lắc bên kia núi. Vượt dốc chỉ có hơn một… tiếng rưỡi, đứng trên đỉnh núi cao ngắm về phía trung tâm TP Qui Nhơn có lẽ khó nhọc cũng tan biến. Theo con đường mòn quạnh quanh với hoa cỏ dại, nhìn sóng rung rinh dưới tận chân núi, không đi lạc thì thế nào cũng đến được Hải Giang!



Làng chài Hải Giang rộng hơn 100 ha, trước mặt là biển xanh cát trắng, phía sau là đồng ruộng trồng dưa trồng lúa. Hai cái này được ngăn cách nhau bằng một động cát. Ở phía Nam có một ngôi chùa có tên là Phật Lồi.






Theo như Nước Non Bình Định của Quách Tấn: "Dưới chân Hòn Mai có một bàu nước ngọt khá rộng và một ngôi chùa cổ. Chùa thờ một tượng Phật bằng đá xanh cao lớn bằng hình người. Phía sau lưng tượng có một hàng chữ bùa. Tượng này người địa phương tìm thấy ở dưới mé bàu. Truyền rằng xưa kia tượng ở tận ngoài Lao Xanh (Pou-lo-Gam-bir). Một hôm tự nhiên biến mất. Nhân dân tìm mãi không thấy. Sau nghe người Phương Mai được tượng Phật, bèn tới nhìn thấy quả là tượng Phật của mình, mới đòi lại. Nhưng hàng trăm người xúm khiêng mà giở lên không nổi, đành phải cúng lại cho người Phương Mai.”





Người dân địa phương may một cái áo vàng choàng xung quanh tượng, chỉ chừa khuôn mặt. La phải nhờ người trông coi mở nút áo ra để… chụp hình!






Cũng theo Quách Tấn: “Những năm có bệnh dịch, bệnh tả, thì tượng Phật tự nhiên đổ mồ hôi. Người địa phương lấy son thoa nơi lưng Phật, lấy giấy vàng in những hàng chữ bùa, đem về dán nơi nhà và đốt uống với nước lã. Người có bệnh lành bệnh, người không bệnh tránh khỏi bệnh". Và tục này vẫn giữ cho đến ngày nay, cứ mỗi Tết đến người dân ở đây và bên xã Nhơn Hải với một niềm tin tươi sáng như thế đều qua đây lấy bùa.





Pho tượng làm cho người chiêm ngưỡng có một cảm giác kỳ bí khó hiểu. Thật đáng tiếc là “lòng tham của con người” đã dùng vật cứng đẽo một phần sau gáy của tượng để tìm đồng đen. Vết nứt được trám lại bằng xi măng. Một đàn chim én ríu rít ngoài cổng chùa.




Còn phía Bắc làng có một dòng suối nhỏ dùng dằn chảy từ một cái đầm nước ngọt trong làng ra tới biển, nhưng cát đã lấp mất lối ra. Trên vách núi cuối con suối có một số chữ Champa khắc trên đá. Người già địa phương nói đây là chỉ dẫn đến… kho báu.





Người ta tìm nhiều cách để đọc nội dung của những dòng chữ này, một trong những cách đó là trét… xi măng.



Bơi ra cách bờ khoảng 15m, đứng trên những rạn đá ngầm. Hãy một lần dùng kính lặn (10 ngàn đồng/cái) để chiêm ngưỡng cuộc sống dưới đáy biển, thử ấp iu những chú cá nhỏ quây quần bên rạn dá, khẻ chạm tay vào những đụm san hô sùn sụn đầy màu sắc... để xem cảm giác thế nào?





Lặn ngụp đã đời rồi, nhớ nướng tôm nướng cá nhậu hén…






"Living this life
Requires a heart.
You know for what, my love?
For the wind -- to spread it everywhere..."
Trịnh Công Sơn

http://www.mangbinhdinh.com
http://khachuan.multiply.com/ - blog của La

Các thành viên đã cảm ơn lalala về bài viết này: 7
asco, bundooroo, only4u, redshark, Restive Horse, truong vinh loc, vinh hy
Hình đại diện của thành viên
lalala
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Bài viết: 337
Ngày tham gia: 10-04-2004, 18:07
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 38 lần
Blog: Xem blog (0)
  • Website

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi vinh hy » 03-02-2010, 18:40

Qúa tuyệt ! Thanks bạn LALALA vì bài viết và hình ảnh.
"Sống nhân ái để bảo toàn năng lượng, dùng năng lượng để làm cuộc sống tốt hơn."

Sân sau
Hình đại diện của thành viên
vinh hy
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 2760
Ngày tham gia: 18-01-2009, 18:07
Đến từ: Tuy Phước ; Tp HCM
Đã cảm ơn: 179 lần
Được cảm ơn: 474 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: Binh Định;Arsernal;Pháp

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi asco » 03-02-2010, 21:06

Cảm ơn bạn lalala rất nhiều
Tấm hình dưới đây nhìn nét chữ sao thấy giống Thái, Campuchia... quá nhỉ
asco
Thành viên
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: 17-08-2006, 15:43
Đến từ: TPHCM
Đã cảm ơn: 9 lần
Được cảm ơn: 5 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi tpdhai » 04-02-2010, 00:28

Qua tuyet, cam on ban da gioi thieu 1 diem dep cua QN nen den de tham quan
tpdhai
Thành viên
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: 16-11-2004, 19:32
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi lalala » 08-02-2010, 18:45

asco đã viết:Cảm ơn bạn lalala rất nhiều
Tấm hình dưới đây nhìn nét chữ sao thấy giống Thái, Campuchia... quá nhỉ
[ Image ]


Tấm bia sau lưng tượng này có hình ngũ giác, đỉnh nhọn. Trên ghi 12 dòng chữ Chămpa cổ. Để nghiên cứu giải mã có lẽ phải cần các nhà chuyên môn!
"Living this life
Requires a heart.
You know for what, my love?
For the wind -- to spread it everywhere..."
Trịnh Công Sơn

http://www.mangbinhdinh.com
http://khachuan.multiply.com/ - blog của La
Hình đại diện của thành viên
lalala
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Bài viết: 337
Ngày tham gia: 10-04-2004, 18:07
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 38 lần
Blog: Xem blog (0)
  • Website

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi bundooroo » 08-02-2010, 18:49

lalala đã viết:
asco đã viết:Cảm ơn bạn lalala rất nhiều
Tấm hình dưới đây nhìn nét chữ sao thấy giống Thái, Campuchia... quá nhỉ
[ Image ]


Tấm bia sau lưng tượng này có hình ngũ giác, đỉnh nhọn. Trên ghi 12 dòng chữ Chămpa cổ. Để nghiên cứu giải mã có lẽ phải cần các nhà chuyên môn!


Bỏ lên google translate coi nó dịch ra hông? :D

Tiếng Chăm là ngôn ngữ của người Chăm ở Đông Nam Á, và trước đây là ngôn ngữ của Vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam. Đây là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo, được 100.000 người ở Việt Nam, 220.000 người ở Campuchia (1992) và một số nhỏ ở Thái Lan và Malaysia sử dụng. Các ngôn ngữ Chăm khác được nói ở Việt Nam là Ra Glai, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru, H'roi) và một dân tộc thiểu số tại đảo Hải Nam. Tiếng Chăm có liên hệ với các ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia khác tại Indonesia, Malaysia, Madagascar và Philippines.

Chữ viết Chăm được sử dụng để viết tiếng Chăm. Bộ chữ cái này bắt nguồn từ chữ Phạn thuộc hệ Bhrami.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Ch%C4%83m
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
Hình đại diện của thành viên
bundooroo
Giám sát
 
Bài viết: 5811
Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06
Đã cảm ơn: 289 lần
Được cảm ơn: 140 lần
Blog: Xem blog (27)
CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi ngocviendesign » 10-02-2010, 06:17

Bình yên lắm, mình có dịp về Qui Nhơn sẽ đi 1 chuyến.
Ai rãnh thì hú em nhậu... phone: 0907205217
http://www.ngocvienphoto.com
ngocviendesign
Đội phó
Đội phó
 
Bài viết: 1023
Ngày tham gia: 24-03-2008, 08:44
Đã cảm ơn: 106 lần
Được cảm ơn: 107 lần
Blog: Xem blog (0)
  • Website
  • Tài khoản Yahoo

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi thanh1023 » 07-06-2010, 22:14

Biển Hải Giang đẹp lắm! Anh em thu xếp làm một chuyến qua đó chơi, tắm biển, ngắm cầu gai, cá, ...Khi ăn uống ráng giữ vệ sinh môi trường ở đây vì rác từ những khách đến chơi đang làm xấu đi rặng cây, bãi cát và nước biến.
thanh1023
Thành viên
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: 15-01-2008, 09:32
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Hải Giang – bên biển bên sông

Gửi bàibởi lalala » 06-10-2010, 09:46

Phát hiện mới về minh văn Champa ở Hải Giang


Năm 1932, các học giả Pháp đã làm một bản tổng kiểm kê minh văn Champa, theo bản thống kê này, Bình Định có 19 minh văn. Những năm gần đây, Bình Định phát hiện thêm bia hình trụ ở Tháp Đôi (Quy Nhơn) và bia hình lá đề tạc sau lưng tượng “Phật Lồi” ở Linh Sơn Tự (Nhơn Hải, Quy Nhơn). Vừa qua, thêm một minh văn Champa được phát hiện, đó là bia Hải Giang thuộc xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn.
Giống như bia Thanh Sơn (Hoài Châu, Hoài Nhơn) được người Pháp kiểm kê năm 1932, bia Hải Giang cũng được khắc trên một tảng đá tự nhiên nằm sát bờ biển, chân sườn núi đâm ngang ra biển giữa thôn Hải Giang và thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải thuộc bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn.


Hình ảnh
Hòn đá chữ hang Bà Dăng.


Bán đảo Phương Mai là một hệ thống núi đá trùng điệp, phía Đông và Nam là biển, phía tây tiếp giáp đầm Thị Nại, phía Bắc nối liền với huyện Phù Cát bởi dãy cồn cát kéo dài 5km. Nơi đây, từng chứng kiến nhiều biến cố lịch sử qua các thời đại từ Champa đến Đại Việt. Thời Lý (1010-1225) có sự kiện Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang đem quân vào giúp vua Chiêm dẹp loạn đóng quân ở Tam Tòa, chân núi phía Tây - Nam bán đảo Phương Mai. Để tưởng nhớ công lao Uy Minh Vương, vua Chiêm đã cho xây dựng đền Tam Tòa để thờ ông. Khi vua Lê Thánh Tông đem quân vào đánh Chiêm, đến đây cầu đảo đã phong cho Uy Minh Vương – Lý Nhật Quang là “Tam Tòa Sơn Thần”, các triều đại sau đều có sắc phong tặng. Hiện nay dấu tích vẫn còn.

Trong nhiều năm gần qua, trên khu vực Hải Giang đã phát hiện một số di tích văn hóa Champa. Đáng chú ý là tượng “Phật Lồi” (tượng Bồ Tát) được nhân dân phát hiện chôn dưới chân đồi, đưa lên lập chùa thờ tự. Ngoài ra, còn một số di tích văn hóa Champa khác như Gò Luôn, Ụ Đầm Bé, gò Giếng Hời… tìm thấy rất nhiều gạch đá và bình hũ sành.

Bia Hải Giang là một khối đá lớn nhô ra biển, cao khoảng 5m, dài hơn 10m, tạo một hang đá nhỏ, tục danh là hang Bà Dăng. Theo các cụ già nơi đây cho biết: Dân làng phát hiện xác Bà Dăng nằm chết ở hang đá này, nên lấy tên bà đặt cho tên hang đá. Và gọi bia là “Hòn Đá Chữ” hang Bà Dăng. Nội dung bia được khắc trên đỉnh của vách đá, chiều dài khoảng 5m và chia làm hai phần riêng biệt, bởi mặt vách đá hai bên lệch nhau 50cm. Một bên có chiều rộng 60cm, khắc 3 hàng chữ; một bên rộng 80cm khắc 4 hàng chữ, cao 10cm, nét chữ khắc vuông. Nhận định ban đầu: Bia Hải Giang khắc kiểu chữ Champa cổ thuộc giai đoạn muộn cùng thời với hai bia khắc trên đá tự nhiên khác là bia Cà Xơm (huyện Vĩnh Thạnh) và bia Thanh Sơn (huyện Hoài Nhơn), khoảng thế kỷ XIII - XIV.

Bia nằm sát bờ biển, mùa mưa bão sóng vỗ mặt bia nên chữ không còn sắc nét. Gần đây, có một số người đến khu vực “Hòn Đá Chữ” hang Bà Dăng đào xới tìm vàng và dùng hồ xi măng bôi lên mặt bia làm cho nét chữ càng mờ. Sau khi phát hiện, tấm bia này đang được cán bộ ngành bảo tồn bảo tàng tiếp tục nghiên cứu.

*
Nguyễn Thanh Quang
"Living this life
Requires a heart.
You know for what, my love?
For the wind -- to spread it everywhere..."
Trịnh Công Sơn

http://www.mangbinhdinh.com
http://khachuan.multiply.com/ - blog của La
Hình đại diện của thành viên
lalala
Đội hình 2
Đội hình 2
 
Bài viết: 337
Ngày tham gia: 10-04-2004, 18:07
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 38 lần
Blog: Xem blog (0)
  • Website


Quay về Nước non Bình Định

Ai đang online?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang online và 2 khách