Y đức thời nay ở Bình Định !

Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi loixua » 03-08-2009, 14:51

Chuyển viện lòng vòng để trục lợi ?

01/08/2009 0:52

Sức khỏe bệnh nhân nguy cấp, nhưng các trung tâm y tế (TTYT) cơ sở lại chuyển viện lòng vòng, không đúng tuyến khiến cơ hội cứu sống bệnh nhân càng mong manh hơn.

Hình ảnh
Bà Hồ Thị Sỹ đang điều trị tại BVĐK tỉnh Bình Định - Ảnh: Đ.P

Ông Nguyễn Châu Đồng (70 tuổi, ở H.Hoài Ân, Bình Định) bị ngã từ độ cao hơn 2,5m, chấn thương vùng đầu, mắt lơ mơ, không tự chủ hành vi. Gia đình đưa ông Đồng (có BHYT) vào TTYT H.Hoài Ân cấp cứu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông Đồng bị chấn thương sọ não. Thay vì chuyển lên bệnh viện tuyến trên là Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bình Định cấp cứu, TTYT Hoài Ân lại chuyển ông Đồng đến Phòng khám đa khoa 38 Lê Lợi (TP Quy Nhơn) để chụp CT. Sau khi chụp CT, phòng khám này chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết não... nên chuyển đến BVĐK tỉnh với lý do “vượt quá khả năng điều trị”. Bệnh tình nặng, cộng với việc bị chuyển lòng vòng, mất thời gian nên ông Đồng tử vong vào giữa tháng 6.2009.

Một trường hợp khác, nhưng may mắn hơn được cứu sống nhờ sự tận tụy của bác sĩ BVĐK tỉnh Bình Định, đó là bà Hồ Thị Sỹ (61 tuổi, có BHYT). Bà Sỹ bị tai nạn giao thông được đưa vào TTYT H. An Nhơn cấp cứu. Trung tâm chẩn đoán bà Sỹ bị chấn thương sọ não, nhưng vẫn chuyển đến Phòng khám đa khoa 38 Lê Lợi chụp CT, tốn 800.000 đồng. Sau đó, bệnh nhân cũng được chuyển tiếp vào BVĐK tỉnh điều trị vào ngày 9.6.2009. Nhiều bệnh nhân nghi vấn về sự thông đồng, trục lợi giữa một số TTYT và phòng khám tư nhân liên quan đến cách chuyển viện bất thường này.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hồ Việt Mỹ, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Định, cho biết: “Ở TP Quy Nhơn có 2 phòng khám đa khoa tư nhân được đăng ký khám bệnh BHYT ban đầu, là Phòng khám đa khoa 38 Lê Lợi và Hương Sơn. Tuy nhiên, 2 phòng khám này chỉ tương đương với TTYT các huyện”. Theo ông Mỹ: “Cách chuyển bệnh nhân như trên là sai, vì không đúng tuyến. Đây là trường hợp cấp cứu nên phải chuyển gấp lên bệnh viện tuyến trên - nơi có đầy đủ phương tiện để cấp cứu, điều trị. Sở Y tế đã có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh việc làm nói trên của TTYT các huyện, không để xảy ra tình trạng tương tự với các bệnh nhân khác”.

Đức Huy
http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/ ... 05235.aspx
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
loixua
Thành viên
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: 18-11-2008, 10:01
Đã cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 1 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi binhdinhman » 04-08-2009, 21:16

Các bạn thử tìm hiểu xem: không phải tự nhiên mà các TTYT huyện chuyển đến các phòng khám đa khoa tư nhân đó đâu.
binhdinhman
Thành viên
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: 11-12-2008, 08:32
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 1 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi bundooroo » 04-08-2009, 21:29

binhdinhman đã viết:Các bạn thử tìm hiểu xem: không phải tự nhiên mà các TTYT huyện chuyển đến các phòng khám đa khoa tư nhân đó đâu.


Tiền chăng? Đó là lý do của sự móc nối giữa các bên?
BÌNH ĐỊNH - LÀM LẠI TỪ HẠNG NHẤT!
Hình đại diện của thành viên
bundooroo
Giám sát
 
Bài viết: 5826
Ngày tham gia: 13-04-2008, 17:06
Đã cảm ơn: 298 lần
Được cảm ơn: 142 lần
Blog: Xem blog (27)
CĐV của: Binh Dinh, MU, Barca, Inter!

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi CANVEDO » 08-08-2009, 09:34

bótay.bđ
Đôi khi cảm ơn cũng là 1 văn hóa.
Status: Tạm gác bút nghiên, vác súng ra trận.
Hình đại diện của thành viên
CANVEDO
Đội hình 1
Đội hình 1
 
Bài viết: 680
Ngày tham gia: 02-03-2009, 19:19
Đã cảm ơn: 396 lần
Được cảm ơn: 70 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: Arsenal, Bình Định

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi huyen » 07-09-2009, 17:36

Rối loạn tâm thần hoang tưởng: Phẫu thuật có chữa khỏi không?

TT - Giữa tháng 6-2009, một vài tờ báo đưa tin lần đầu tiên tại VN, các bác sĩ (BS) ở Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bình Định chữa thành công một bệnh nhân bảy năm bị rối loạn tâm thần thể hoang tưởng bằng phương pháp phẫu thuật. “Kỳ tích” này bị một số BS phản ứng quyết liệt, cho rằng không thể

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang khám cho bệnh nhân Nguyễn Thị H. - người vừa được mổ não chữa rối loạn tâm thần hoang tưởng ở Bệnh viện đa khoa Bình Định (ảnh chụp ngày 4-9 tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM) - Ảnh: Kim Sơn

Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi điện thoại đến khoa ngoại thần kinh, rồi phòng kế hoạch tổng hợp BV Đa khoa Bình Định xin địa chỉ bệnh nhân vừa mới được phẫu thuật thành công, nhưng chỉ được cho biết rất chung chung rằng ở phường đó, quận đó thuộc TP.HCM.

Theo chỉ dẫn trong bài báo, chúng tôi tìm đến trạm y tế thuộc địa phương mà bệnh nhân cư trú, một nhân viên của trạm này nói rằng có rất nhiều người cũng đến hỏi “nhưng chúng tôi tìm không ra bệnh nhân”. Công an phường, cả trung tâm y tế dự phòng quận (nơi quản lý chương trình tâm thần) đều trả lời không biết.

Qua một kênh khác, chúng tôi nhận được thông tin từ phía BV Đa khoa Bình Định cho biết hiện bệnh nhân ổn định, diễn biến tốt, nếu cần thì liên lạc qua số điện thoại 0903... Tuy nhiên khi chúng tôi gọi tới, gia đình bệnh nhân không chấp nhận tiếp xúc.

Một nhân chứng

Chuyện tìm kiếm bệnh nhân - bằng chứng của “kỳ tích” - gần như rơi vào bế tắc thì bất ngờ chúng tôi nhận được tin báo có một bệnh nhân vừa ra viện sau mổ rối loạn tâm thần ở BV Đa khoa Bình Định và phải vào điều trị tại BV Tâm thần TP.HCM trưa 4-9. Đó là chị Nguyễn Thị H. (33 tuổi, ngụ tại Long Thành, Đồng Nai). Bệnh nhân H. xuất viện BV Đa khoa Bình Định ngày 1-9 nhưng sau đó không ăn, không uống, không ngủ và nói nhảm suốt mấy ngày liền. Người nhà cho biết chị H. bị rối loạn tâm thần từ năm 2001, điều trị ngoại trú tại BV Tâm thần TP.HCM, có lúc ổn định nhưng có lúc tái phát. Đầu tháng 6-2009, bệnh nhân cũng như gia đình đọc báo thấy nói BV Đa khoa Bình Định mổ não chữa khỏi tâm thần nên tìm đến và nhập viện ngày 9-6.

Antonio Egas Moniz (1874-1955) là tác giả phương pháp phẫu thuật cắt bỏ chất trắng của thùy trán để điều trị một vài bệnh tâm thần và được giải Nobel về sinh lý học - y học năm 1949. Phương pháp này dù nhận giải Nobel nhưng vẫn là một giải Nobel gây tranh cãi đến 50 năm sau. Đây là phương pháp một thời được hợp pháp hóa ở nhiều nước nhưng hiện nay đã bị bãi bỏ chính thức trên toàn thế giới vì lý do đạo đức và khoa học. Liên bang Xô viết hợp pháp hóa năm 1950 và bãi bỏ năm 1987. Hoa Kỳ cũng hợp pháp hóa năm 1950 và bãi bỏ năm 1977.

(Nguồn do một thành viên Hội Phẫu thuật thần kinh VN cung cấp)

Mẹ chồng chị H. - bác Lê Thị Vân, người túc trực chăm sóc bệnh nhân suốt ba tháng sau phẫu thuật - kể lại: “BS Tỵ (TS Phạm Tỵ, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Định - PV) nói con tôi bị rối loạn thần kinh, phải mổ, nếu không mổ thì không được.

Mổ xong cháu tỉnh, nhưng khoảng sáu giờ sau phát hiện liệt nửa người bên trái, BS cho châm cứu, tập vật lý trị liệu, đến nay (4-9) chân vẫn yếu và phải nâng lên khi đi, tay thì cầm được nhưng giơ lên không được như trước. Điều trị sau mổ khoảng một tháng thì con tôi lại bỏ ăn, không ngủ.

BS cho chích thuốc ngủ, truyền nước biển... nhưng mấy cũng không đỡ. Đến ngày 6-8, chúng tôi tìm đến BV Tâm thần Bình Định - cách đó khoảng 10km - để mua thuốc. Lấy thuốc về uống vài ngày thấy đỡ. BS Tỵ nói mổ sẽ khỏi hẳn, nhưng sau mổ thì BS Tỵ lại nói mổ xong phải uống thuốc chữa tâm thần từ sáu tháng đến hai năm...”.

Bà Vân tâm sự: ngoài viện phí 40 triệu đồng, tính tổng cộng các chi phí mất khoảng 60-70 triệu đồng. “Nhưng nay lại như thế này, tiền mất tật mang” - bà Vân than thở.

Trong giấy xuất viện của BV Đa khoa Bình Định có ghi: bệnh nhân Nguyễn Thị H., nhập viện 9-6, ra viện 1-9, chẩn đoán: động kinh/ rối loạn tâm thần. Phương pháp điều trị: phẫu thuật. Lời dặn của thầy thuốc: ăn uống, nghỉ ngơi, tái khám sau ba tháng. Trả lời câu hỏi chị H. có động kinh hay không, bà Vân nói: “Khi còn ở BV Đa khoa Bình Định, BS có hỏi nhiều lần, tôi đều trả lời cháu không có động kinh. Nhưng hôm làm giấy xuất viện tôi vội quá không mang kính, về mới phát hiện ghi như vậy”.

Đã mổ gần chục trường hợp

Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân, ngày 28-8, chúng tôi có cuộc trao đổi qua điện thoại với TS Phạm Tỵ, người trực tiếp thực hiện các ca mổ. Ông Tỵ cho biết chỉ mổ não chữa rối loạn tâm thần khi dùng thuốc không hiệu quả, chứ không phải bệnh tâm thần nào cũng mổ được. Ông Tỵ nói mổ can thiệp vào một vùng trên não gọi là hệ viền.

Nếu can thiệp nhiều vị trí thì thành công cao, nhưng tỉ lệ tử vong và biến chứng cũng cao hơn. Còn nếu chỉ can thiệp một hoặc hai vị trí, tỉ lệ thành công thấp nhưng an toàn. Do vậy, thường người ta chỉ can thiệp một hoặc hai vị trí, nếu chưa đạt có thể mổ lần thứ hai hoặc nhiều lần nữa.

Theo ông Tỵ, mổ não chữa rối loạn tâm thần phải chấp nhận có một tỉ lệ liệt bán phần không hoàn toàn, hồi phục sau một tuần hay 3-6 tháng, nhanh hay chậm tùy cơ địa. Sau mổ, bệnh nhân vẫn uống thuốc tâm thần sáu tháng đến hai năm, liều giảm dần, không được ngưng thuốc đột ngột, sẽ gây hội chứng nghiện thuốc.

Ông Tỵ nhấn mạnh cơ chế gây bệnh tâm thần là một cơ chế phối hợp yếu tố nội tại với yếu tố xã hội, cho nên bệnh nhân tâm thần đã được mổ mà gặp điều kiện gây tâm thần trước đó lặp lại thì cũng có thể bị lại. “Tính đến nay BV Đa khoa Bình Định đã mổ khoảng 8-9 ca. Có người bớt rất rõ, có người bớt chậm. Đây là vấn đề lớn mà cũng mới nên từ từ thăm dò” - ông Tỵ nói.

Phương pháp mổ não chữa rối loạn tâm thần có được thông qua Bộ Y tế hay không? TS Phạm Tỵ trả lời: “Phương pháp này thế giới đã làm cách đây nửa thế kỷ nhưng VN mình lạc hậu nên chưa làm. Năm 2004-2005 tôi đã học trên một năm ở Pháp về phẫu thuật thần kinh chức năng. Pháp cũng mổ não chữa rối loạn tâm thần và họ đã đúc kết thành sách giáo khoa. Cách đây bảy năm, tôi có báo cáo một chương trình phẫu thuật thần kinh chức năng cho Bộ Y tế, gồm cả chữa động kinh, tâm thần, Parkinson, chống nghiện... Riêng về mổ não chữa động kinh đến nay mổ 50-70 ca và đạt kết quả ngang ngửa với thế giới. Theo tôi, kỹ thuật mới phát minh thì phải trình Bộ Y tế, còn những kỹ thuật mới ứng dụng thì không phải trình”.

Các nhà chuyên môn nói gì?

ThS.BS Nguyễn Ngọc Quang - trưởng khoa nữ BV Tâm thần TP.HCM, giám định viên pháp y tâm thần TP.HCM - phân tích: hệ viền mang tính chất cấu trúc rất phức tạp, nơi đây diễn ra các hoạt động chức năng tâm thần như hành vi, tác phong, tư duy, cảm xúc, suy nghĩ, trí nhớ... Người ta chỉ biết được cơ chế hoạt động của hệ viền chứ không thể định vị một cách chính xác vị trí vùng (hay khu) của từng mặt hoạt động tâm thần. Ông Quang nhấn mạnh: “Tâm thần là phạm trù bao gồm các mặt hoạt động tâm thần của con người, vậy phẫu thuật để lấy ra cái gì?”.

Theo ông Quang, ông biết có trường hợp ngụ ở quận 3 bị tâm thần phân liệt thể hoang tưởng, đang điều trị ngoại trú tại BV Tâm thần TP. Gia đình đã đưa bệnh nhân ra BV Đa khoa Bình Định mổ, chi phí điều trị và ăn ở tốn khoảng 40 triệu đồng. Nhưng sau mổ trở về, bệnh nhân bị yếu nửa người bên trái, có biểu hiện hoảng sợ, lo lắng, khó ngủ, tai bị ảo giác... Đầu tháng 8-2009 gia đình lại đưa bệnh nhân ra BV Đa khoa Bình Định để chữa tiếp, đến nay chưa rõ tình hình thế nào.

Ông Quang khẳng định theo y văn, mổ não chữa tâm thần xuất hiện ở Hoa Kỳ, Anh và một số nước từ năm 1936 nhưng đã phải dừng từ những năm 1980 do các tai biến trầm trọng từ phẫu thuật. Ông Quang kết luận: “Phải có đánh giá, thẩm định một cách khách quan và khoa học giữa chuyên ngành tâm thần và thần kinh trên các ca đã mổ vừa qua”.

PGS.TS Nguyễn Viết Thiêm - nguyên chủ nhiệm bộ môn tâm thần Đại học Y Hà Nội - cho rằng chỉ những trường hợp tâm thần do các tổn thương thực thể gây ra như u não, phồng động mạch, những viêm dính hoặc tắc nghẽn... mà điều trị bằng thuốc không được thì phải chỉ định phẫu thuật để giải phóng nguyên nhân, còn tâm thần phân liệt không mổ được.

Theo ông Thiêm, từ những năm 1970-1980, trước đây tại Liên Xô có làm một số ca rạch não để chữa nghiện ma túy nặng, nhưng bị nhà nước Liên Xô, bộ y tế và cả người dân phản đối. Tổ chức Y tế thế giới cũng phản đối. “Tôi đã làm trên 40 năm trong ngành tâm thần nhưng chưa bao giờ chỉ định cho ai đi cắt não cả. Cứ bệnh tâm thần hoang tưởng mà đem lên mổ là khái niệm rất sai, không có cơ sở khoa học” - ông Thiêm nhấn mạnh.

Lập hội đồng xem xét phẫu thuật điều trị tâm thần hoang tưởng

Ngày 6-9, nguồn tin từ Bộ Y tế cho hay Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã có yêu cầu thành lập hội đồng khoa học, xem xét phương pháp phẫu thuật điều trị tâm thần hoang tưởng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Dự kiến quyết định thành lập hội đồng sẽ được ký trong tuần này, gồm những chuyên gia về ngoại khoa và thần kinh của các bệnh viện Việt Đức và 108, do ông Đỗ Kim Sơn - chủ tịch Hội Ngoại khoa VN - làm chủ tịch.

Theo nguồn tin, Bộ Y tế cũng nhận được một số đơn thư phản ảnh lo ngại về phương pháp phẫu thuật chữa tâm thần hoang tưởng và bệnh động kinh được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Bình Định. Theo vị này, Bộ Y tế đã quy định rõ tất cả các phương pháp điều trị mới đều phải được báo cáo lên Bộ Y tế, được hội đồng khoa học của bộ thông qua mới được triển khai và áp dụng rộng rãi.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, cho biết hiện nay không nước nào ứng dụng phương pháp này do hiệu quả chưa rõ ràng. Theo ông Tuấn, cần xem xét tính an toàn và tính pháp lý của phương pháp.

L.ANH

(BAO TUOI TRE)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=12
huyen
Thành viên
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 29-11-2008, 07:04
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi HSBC » 07-09-2009, 19:31

Bài viết này của phóng viên Kim Sơn ( VP.Tp.HCM ) chứ không phải của phóng viên Lan Anh ( VP. Hà Nội ) - Mong ghi chú cho chính xác hơn
Thân
HSBC
HSBC
Năng khiếu
Năng khiếu
 
Bài viết: 183
Ngày tham gia: 09-12-2008, 08:36
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 25 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi asco » 08-09-2009, 08:07

Bạn huyen đã cho cái link bên dưới, nghĩa là bạn ấy copy nguyên bài nên không để ý thôi.
L.ANH chỉ là đoạn này:
Lập hội đồng xem xét phẫu thuật điều trị tâm thần hoang tưởng

Ngày 6-9, nguồn tin từ Bộ Y tế cho hay Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã có yêu cầu thành lập hội đồng khoa học, xem xét phương pháp phẫu thuật điều trị tâm thần hoang tưởng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Dự kiến quyết định thành lập hội đồng sẽ được ký trong tuần này, gồm những chuyên gia về ngoại khoa và thần kinh của các bệnh viện Việt Đức và 108, do ông Đỗ Kim Sơn - chủ tịch Hội Ngoại khoa VN - làm chủ tịch.

Theo nguồn tin, Bộ Y tế cũng nhận được một số đơn thư phản ảnh lo ngại về phương pháp phẫu thuật chữa tâm thần hoang tưởng và bệnh động kinh được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Bình Định. Theo vị này, Bộ Y tế đã quy định rõ tất cả các phương pháp điều trị mới đều phải được báo cáo lên Bộ Y tế, được hội đồng khoa học của bộ thông qua mới được triển khai và áp dụng rộng rãi.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, cho biết hiện nay không nước nào ứng dụng phương pháp này do hiệu quả chưa rõ ràng. Theo ông Tuấn, cần xem xét tính an toàn và tính pháp lý của phương pháp.

L.ANH


Bài trên báo Tuổi Trẻ đã post ở chu đề bên kia rồi: viewtopic.php?f=29&t=5215&p=73180#p73180
asco
Thành viên
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: 17-08-2006, 15:43
Đến từ: TPHCM
Đã cảm ơn: 9 lần
Được cảm ơn: 5 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi hoanguyen » 04-10-2009, 14:24

Tôi vốn không phải là ngwời Bình Định, lại yêu Bình Định không hiểu vì duyên hay vì nợ. Nhưng dù gì thì cũng đã gắn bó với mãnh đất này hơn chục năm nay. Đến đây được 4 năm, tôi gặp quái nhân: BS TS hai lần đoạt giải...
Và nhận ra con người này bị chứng thần kinh hoang tưởng từ năm 2001. Phải công nhận rằng con người này rất tài trong việc mua quyền chức, đầu tư kinh doanh kiếm lời nhanh hơn chơi cổ phiếu. Nhiều năm qua, tôi chứng kiến nhiều chuyện nhiêu khê, từ việc chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" cho người con thương yêu giỏi gian về xây dựng quê hương... chao ơi, ngán ghê. Rồi những câu tuyên bố của các vị quan to: "Chỉ có TS Tỵ không nhận phong bì, tất cả những bác sĩ khác đều vi phạm y đức.".. thậm chí, trong lớp học Đảng viên mới cũng được nghe: " có một con ngưởi rất biết hy sinh cho quê hương, ở Mỹ người ta trả lương cho anh ta đến cả trăm nàng USD, nhưng vẫn không... ", mà nghe đâu còn lên cả chương trình người đương thời ấy chứ. Gớm!
Trách ai đây: Trước hết là sự lăng xê vì mưu cầu vật chất, phi đạo đức của những tay nhà báo. Tiếp là sự ngu muội của những tên quan tham. Nhưng còn giới chuyên môn, những người có trình độ, am hiểu, sao vẫn không chịu mở miệng? Bao nhiêu anh chị Đảng viên cần tự kiểm điểm xem, đã dám đấu tranh chống cái sai, ác, xấu chưa? hay đành lòng bịt tai, gài miệng... để an phận!
Trời ơi, hàng trăm, hàng ngàn chuyện bi hài, người bệnh nghèo khổ phải tiềnm mất, tật mang chỉ vì nghe phải tin vịt... mà đâu phải tại họ, tại tin vịt kia được đưa lên thông tin đài báo, ai cũng tin, không ngờ...
Lại nghe chuyện hai giải thưởng, tôi càng thấy buồn cười, giải thưởng nào mà rẻ quá vậy? người trao giải thưởng cũng mù kiến thwcs y học luôn sao? hay cũng nhận phong bao? hay chỉ trao khi nghe báo cáo láo...???
ÔI, "Thời thế, thế thời, thời thế thế!"
hoanguyen
Thành viên
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: 04-10-2009, 13:51
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 0 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi nguoixaxu » 08-10-2009, 09:11

Cac ban hay xem Y duc thoi nay o Binh Dinh ne:

""" Tuoi tre online
Sống khỏe
Thứ Năm, 08/10/2009, 08:20 (GMT+7)

Mổ não chữa động kinh ở bệnh viện đa khoa Bình Định: Có phải “ngang ngửa với thế giới”?

TT - Ngoài việc mổ não chữa tâm thần hoang tưởng đang gây nghi ngờ trong dư luận như Tuổi Trẻ đã thông tin, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tỵ - giám đốc Bệnh viện (BV)Đa khoa Bình Định - còn thực hiện rất nhiều ca mổ não chữa động kinh. Theo lời ông Tỵ, kết quả cũng thuộc loại “ngang ngửa với thế giới”. Sự thật có đúng như vậy không?

>> Rối loạn tâm thần hoang tưởng: Phẫu thuật có chữa khỏi không?

Sau mổ hơn hai tháng, vết mổ trên đầu bệnh nhân P.P. vẫn còn chỗ phập phều bóng nước bên trong -Ảnh: KIM SƠN

Từ phản ảnh của bạn đọc cũng như chỉ dẫn của một số bác sĩ (BS), chúng tôi đã tìm đến các bệnh nhân sau mổ động kinh ở BV Đa khoa Bình Định.

Tiền mất tật mang

Ngày 15-9, qua điện thoại, anh T. - cha bé P. (2 tuổi, ngụ TP.HCM) đang điều trị tại BV Đa khoa Bình Định - cho biết: “Nhìn con mà đứt ruột. Trước mổ cháu vẫn chạy chơi, bi bô nói chuyện, chỉ thỉnh thoảng chân yếu đứng không được, mắt trợn lên, vài phút sau thì đi lại bình thường. Khám ở BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM), BS nói cháu bị động kinh và cho thuốc uống. Thấy báo đăng BV Đa khoa Bình Định mổ não chữa bệnh này, chúng tôi đưa cháu ra. BS Tỵ nói hẹp hộp sọ phải mổ, thành công trên 85%. Nào ngờ...”.

"Xu thế trên thế giới là không mổ vì không cần thiết, hiệu quả thấp, kết quả không như mong muốn".

Một giáo sư đầu ngành về ngoại thần kinh

Anh T. kể tiếp: “BS lại cắt cả hai miếng hộp sọ từ trên trán đến giữa đỉnh đầu, đường kính 6-8cm/miếng và nói hai năm sau ra ghép lại. Sau mổ bị nhiễm trùng gây viêm não, cháu co giật liên tục, chân co quắp, mắt mở nhưng không còn nhận biết được bố mẹ nữa”.

Anh dự định ngày 19-9 đưa con về lại TP.HCM. Ngày 24-9 qua điện thoại, anh nghẹn ngào cho biết: “Cháu đang sốt cao, co giật liên tục, không còn biết gì cả, không khóc được nữa, không ăn, cho nước cũng không nuốt được. BS nói sau này không hi vọng cháu nói được, não đã bị hủy hết. Hai bên trên trán giờ đây lõm sâu vào như cái hố. Viện phí, rồi tiền thuốc mua thêm lên đến gần 200 triệu đồng”.

Một trường hợp khác là bé H. 3 tuổi, từ TP.HCM ra BV Đa khoa Bình Định mổ. Cha cháu cho biết: “Các BS ở TP.HCM nói cháu bị động kinh và cho uống thuốc. Theo một số bài viết trên báo, chúng tôi đưa con ra BV Đa khoa Bình Định, BS Tỵ cũng nói cháu hẹp hộp sọ, phải mổ. Ông Tỵ mổ và bỏ luôn miếng hộp sọ - từ nửa trên trán lên tới giữa đỉnh đầu - rồi lấy da đậy lại. Khi cháu bú thấy chỗ đó thoi thóp như con nít mới đẻ. BS nói đụng nhẹ không sao, sau ba năm nếu phát triển mà không đóng lại thì trở ra BV Đa khoa Bình Định để lắp miếng sọ nhân tạo. Tốn gần 40 triệu đồng nhưng chưa thấy hiệu quả gì”.

Chị B. - mẹ bệnh nhân P.P. 16 tuổi, ở ngoại thành TP.HCM - kể: lúc 3 tháng tuổi cháu bị sốt cao, co giật. Từ đó đi khám và chữa động kinh tại phòng khám trẻ em ở đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, bệnh tình rất ổn, chỉ lên cơn nhẹ mỗi tháng 1-2 lần vào lúc ngủ. Ngày 28-6-2009, chị đưa con ra BV đa khoa Bình Định mổ. “Cháu mổ ngày 18-7, 12 giờ khuya ra khỏi phòng mổ, xuống phòng cấp cứu và nằm chung với người bị tai nạn giao thông máu me đầm đìa. Gần đó có bệnh nhân tâm thần mới mổ ra đau quá rên la ầm ĩ, con tôi không ngủ được, thức giấc lại lên cơn giật” - chị B. nói.

Thận trọng đánh giá tiền phẫu

Theo BS Diệp, trong điều trị động kinh có 20-30% là động kinh khó chữa, còn gọi động kinh kháng thuốc. Với bệnh nhân động kinh kháng thuốc, phẫu thuật là một trong những phương cách được xem xét, nhưng ngay ở những trung tâm lớn trên thế giới cũng phải qua các bước cực kỳ quan trọng, cần được đánh giá của các chuyên gia nhiều chuyên ngành như phẫu thuật thần kinh, chuyên gia tâm lý thần kinh, tâm lý xã hội... để xem có cần phẫu thuật hay không.

Đánh giá tiền phẫu rất thận trọng, bao gồm lâm sàng, điện não đồ, CT scanner, MRI não chuyên sâu cho động kinh, video điện não (video EEG) trong 24 giờ, thậm chí 48 giờ để ghi lại chính xác các hoạt động điện não cùng các cơn động kinh xuất hiện ở bệnh nhân. Nếu cần người ta còn phải đặt những điện cực ở sâu trong não để xác định chính xác vùng sinh ra động kinh. Khi mổ phải lấy đúng lấy đủ, vì nếu mổ lấy thiếu sẽ còn cơn, lấy dư sẽ gây tổn thương, để lại di chứng.

Theo lời chị B., lúc mới ra khám BS cho chụp CT, MRI... sau mổ thì chụp CT liên tục, ngày hai lần hết 1,6 triệu đồng, rồi tiền thuốc trên 2 triệu đồng/ngày. Chị B. đem theo 70 triệu đồng mà không đủ. Sau này cho chụp CT chị đành phải từ chối. Ngày 10-8-2009 P.P. xuất viện.

Lúc mới về cứ 2-3 ngày giật một cơn, không ngủ được, tay chân run, nói khó nghe hơn trước. Phải cho uống lại thuốc động kinh của phòng khám trẻ em mới dịu lại. Chị B. bức xúc: “Lúc đầu BS Tỵ nói mổ xong thì không cần uống thuốc động kinh nữa. Nhưng sau mổ lại nói phải uống từ 6 tháng đến 2 năm. Tại BV tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng hơn. Con mình là còn may”.

Bệnh nhân N.V.H. (27 tuổi, ở Nghệ An) được chẩn đoán “rối loạn tâm thần thể động”. Bệnh nhân mổ ngày 27-7-2009, xuất viện 11-9 trong tình trạng liệt chân trái, hay cáu gắt và khó tiếp xúc. Viện phí trên 48 triệu đồng. Gia đình cho biết anh H. bị bệnh năm 17 tuổi. Sau mổ về không còn đập phá kích động nhưng thỉnh thoảng vẫn nói nhảm, phải uống thuốc chữa tâm thần và liệt nửa người trái.

Bệnh nhân N.T.H. (33 tuổi, ngụ tại Long Thành, Đồng Nai) bị rối loạn tâm thần, nhập viện BV đa khoa Bình Định ngày 9-6-2009. Được ông Tỵ mổ, xuất viện ngày 1-9 với chẩn đoán: động kinh/rối loạn tâm thần, dù người nhà khẳng định rất nhiều lần với ông Tỵ là bệnh nhân không có động kinh.

Tổng chi phí điều trị, ăn ở tốn kém gần 70 triệu đồng để rồi bệnh nhân về nhà trong tình trạng liệt nửa người trái, thức trắng đêm, bỏ ăn, nói nhảm. Ngày 4-9, gia đình phải đưa bệnh nhân nhập viện BV Tâm thần TP.HCM điều trị và xuất viện sau đó khoảng 10 ngày với chẩn đoán: liệt nửa người trái, di chứng tổn thương não sau phẫu thuật não.

Ngày 15-9 sau chụp cộng hưởng từ kết quả cho thấy: xuất huyết não trán phải, có phù nề xung quanh, máu tụ dưới màng cứng mỏng ở trán hai bên, không gây hiệu ứng choán chỗ. Ngày 1-10, bệnh nhân tái khám tại BV Tâm thần TP.HCM, BS cho biết: hiện những biểu hiện của bệnh tâm thần, ảo thanh, ảo giác ở bệnh nhân vẫn còn và phải tiếp tục dùng thuốc chữa tâm thần. Bệnh nhân bị liệt nhẹ dây 7 ngoại biên, liệt nhẹ tay trái, liệt nặng chân trái, phải tập vật lý trị liệu, châm cứu. Khả năng phục hồi chức năng vận động rất chậm và thậm chí khó hồi phục.

Khả năng thành công vô cùng thấp

Theo PGS.TS Võ Văn Nho - chủ tịch Hội Phẫu thuật thần kinh VN, có nhiều phương pháp chữa động kinh, trong đó có phẫu thuật nhưng chỉ định rất hạn chế và phải rất thận trọng, khả năng thành công rất thấp. Muốn đánh giá phải qua theo dõi bệnh nhân nhiều năm liền, thậm chí mười năm.

Về hẹp hộp sọ - là do khớp sọ dính sớm từ trong bào thai - ông Nho cho rằng cắt khớp sọ nhằm làm bung hộp sọ ra để não phát triển với hi vọng có thể cải thiện về mặt tâm thần và vận động. Phải mổ sớm trước 6 tháng tuổi nhưng khả năng thành công cũng rất thấp và gần như rất hiếm hoi. Sau 6 tháng đến 2 tuổi mà mổ thì tỉ lệ thành công vô cùng thấp, hay nói khác hơn là không thành công.

Một giáo sư, tiến sĩ chuyên gia đầu ngành về ngoại thần kinh phân tích thêm: chỉ định mổ não chữa động kinh phải rất dè dặt và có đầy đủ các thiết bị đặc biệt như CT, MRI, PET CT, X knife, gamma knife... Phẫu thuật chỉ thực hiện sau khi định vị được thật chính xác vị trí thương tổn thực thể. Vì để đường dao đến vị trí cắt bỏ sẹo sẽ tàn phá những nhu mô kế cận và tạo sẹo mới.

BS Phạm Quỳnh Diệp - trưởng khoa khám trẻ em BV Tâm thần TP.HCM - thắc mắc: trẻ đang điều trị ở TP.HCM hay các tỉnh đã đi khám, chụp CT, MRI đều không phát hiện hẹp hộp sọ, sao cứ ra BV Đa khoa Bình Định thì BS nói hẹp hộp sọ, động kinh phải mổ? Trẻ bị rối loạn TIC (giật nhẹ cơ, nháy mắt, lâu lâu giật tay nhẹ...) ra BV Đa khoa Bình Định cũng nói hẹp hộp sọ và mổ. Vậy tiêu chuẩn nào để chẩn đoán hẹp hộp sọ ở trẻ em VN?

Trách nhiệm của cơ quan chức năng đâu?

Từ tháng 5-2002, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tỵ đã tiến hành phẫu thuật chữa động kinh. Đến tháng 5-2004, BV Đa khoa Bình Định tiến hành phẫu thuật chữa hẹp hộp sọ với ba ca điển hình là một bé 7 tuổi bị đau đầu, chậm phát triển tâm thần; bé 2 tuổi chậm phát triển tâm thần, chậm phát triển vận động; ca thứ ba là bé 4 tuổi,chậm phát triển tâm thần, vận động, chưa ngồi, đứng được. Vậy các ca này có đúng hẹp hộp sọ? Ở lứa tuổi 4, 7 tuổi mà mổ hẹp hộp sọ có thật sự mang lại hiệu quả?

Qua một nguồn tin cho biết phẫu thuật chữa động kinh cho đến nay chưa được Sở Y tế Bình Định và Bộ Y tế phê duyệt. Thế nhưng phẫu thuật này đã được tiến hành hàng loạt trên bệnh nhân. Bộ Y tế và Sở Y tế Bình Định không thể nói không biết khi trong nhiều báo cáo thành tích ông Phạm Tỵ đều nêu: “BV Bình Định trở thành trung tâm đầu tiên và duy nhất của VN hiện nay có thể điều trị động kinh bằng phẫu thuật. Đặc biệt là một trong những trung tâm đầu tiên trên thế giới sử dụng laser CO2 vào phẫu thuật bệnh động kinh do sẹo cũ”.

Từ cuối năm 2008 đến nay, BV Đa khoa Bình Định đã phẫu thuật chữa rối loạn tâm thần cho 19 ca, trong số này có ca tử vong và một số đã trở thành nạn nhân của những cuộc phẫu thuật tốn kém hàng chục triệu đồng để rồi tiền mất tật mang, yếu liệt nửa người, vẫn phải uống thuốc chữa tâm thần sáu tháng.

Trở lại câu hỏi: mổ não chữa rối loạn tâm thần có được thông qua Bộ Y tế hay không, tiến sĩ Tỵ nói cách đây bảy năm có báo cáo một chương trình phẫu thuật thần kinh chức năng cho Bộ Y tế, trong đó bao gồm cả chữa động kinh, tâm thần...nên không phải trình. Sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh về mổ não chữa tâm thần (7-9-2009), cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế trả lời với các báo rằng: “Theo quyết định của Bộ Y tế ban hành danh mục kỹ thuật tháng 8-2005 thì phương pháp này đã được thực hiện trước thời điểm ban hành, nên BV Đa khoa Bình Định chỉ cần báo cáo với Sở Y tế phê duyệt, không cần phải báo lên Bộ Y tế”.

Thực tế, chính xác ca mổ não chữa rối loạn tâm thần đầu tiên là bệnh nhân N.N.T., 27 tuổi, bị tâm thần phân liệt, mổ ngày 5-11-2008 (ông Phạm Tỵ cũng từng nói như vậy qua điện thoại với PV Tuổi Trẻ), tức sau khi có quyết định ban hành danh mục kỹ thuật nhưng vẫn không báo cáo với Bộ Y tế.

KIM SƠN """
nguoixaxu
Thành viên
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: 07-09-2009, 11:32
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 4 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi ngo viet cuong » 11-10-2009, 06:57

hoanguyen 04/10/2009, 14:24

Tôi vốn không phải là ngwời Bình Định, lại yêu Bình Định không hiểu vì duyên hay vì nợ. Nhưng dù gì thì cũng đã gắn bó với mãnh đất này hơn chục năm nay. Đến đây được 4 năm, tôi gặp quái nhân: BS TS hai lần đoạt giải...
Và nhận ra con người này bị chứng thần kinh hoang tưởng từ năm 2001. Phải công nhận rằng con người này rất tài trong việc mua quyền chức, đầu tư kinh doanh kiếm lời nhanh hơn chơi cổ phiếu. Nhiều năm qua, tôi chứng kiến nhiều chuyện nhiêu khê, từ việc chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" cho người con thương yêu giỏi gian về xây dựng quê hương... chao ơi, ngán ghê. Rồi những câu tuyên bố của các vị quan to: "Chỉ có TS Tỵ không nhận phong bì, tất cả những bác sĩ khác đều vi phạm y đức.".. thậm chí, trong lớp học Đảng viên mới cũng được nghe: " có một con ngưởi rất biết hy sinh cho quê hương, ở Mỹ người ta trả lương cho anh ta đến cả trăm nàng USD, nhưng vẫn không... ", mà nghe đâu còn lên cả chương trình người đương thời ấy chứ. Gớm!
Trách ai đây: Trước hết là sự lăng xê vì mưu cầu vật chất, phi đạo đức của những tay nhà báo. Tiếp là sự ngu muội của những tên quan tham. Nhưng còn giới chuyên môn, những người có trình độ, am hiểu, sao vẫn không chịu mở miệng? Bao nhiêu anh chị Đảng viên cần tự kiểm điểm xem, đã dám đấu tranh chống cái sai, ác, xấu chưa? hay đành lòng bịt tai, gài miệng... để an phận!
Trời ơi, hàng trăm, hàng ngàn chuyện bi hài, người bệnh nghèo khổ phải tiềnm mất, tật mang chỉ vì nghe phải tin vịt... mà đâu phải tại họ, tại tin vịt kia được đưa lên thông tin đài báo, ai cũng tin, không ngờ...
Lại nghe chuyện hai giải thưởng, tôi càng thấy buồn cười, giải thưởng nào mà rẻ quá vậy? người trao giải thưởng cũng mù kiến thwcs y học luôn sao? hay cũng nhận phong bao? hay chỉ trao khi nghe báo cáo láo...???
ÔI, "Thời thế, thế thời, thời thế thế!"
em thích bác nầy.bác chửi hay lắm .em là dân bình dịnh chính gốc luôn .đọc những tin như thế nầy em ức chịu không nổi không biết chừng nào bình định có dc những ông quan thanh đễ cho bà con đở nghèo đở khổ loại hết những cái thứ rác rưởi cặn bả cho bình dịnh cất cánh cùng những tĩnh lân cận mong lắm thay
Sửa lần cuối bởi ngo viet cuong vào ngày 11-10-2009, 07:19 với 1 lần sửa trong tổng số.
ngo viet cuong
Đội trẻ
Đội trẻ
 
Bài viết: 235
Ngày tham gia: 10-06-2009, 10:16
Đã cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 41 lần
Blog: Xem blog (0)

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi banconong » 11-10-2009, 07:15

Tại sao một bài báo gây chấn động dư luận trên một tờ báo lớn uy tín nhất nhì mà không thấy cá nhân ông P TỴ hay cơ quan chủ quản của ông ấy lên tiếng ?
Nếu đúng thì phải có biện pháp xử lý ! Nếu sai thì báo tuổi trẻ phải chịu trách nhiệm về sự xúc phạm đế thanh danh của ông bs này, xúc phạm đến bệnh viện Tỉnh !
Tại sao cả tỉnh Bình Định nhẫn nhục chịu đựng, im như bịch thóc vậy ?
Tại sao sở y tế không có một dòng phản hồi hay yêu cầu báo Tuoi Trẻ ? dạng như là " chúng tôi đang xử lý ông Tỵ" hoặc là " đề nghị quí báo, căn cứ vào luật báo chí, đăng nguyên văn quan điểm chúng tôi, bằng chứng của chúng tôi và xin lỗi bác sĩ Tỵ trên trang nhất của quí báo trên ba số phát hành liên tiếp".
TẠI SAO IM NHƯ THÓC THẾ ?
banconong
Năng khiếu
Năng khiếu
 
Bài viết: 114
Ngày tham gia: 07-04-2009, 11:24
Đã cảm ơn: 0 lần
Được cảm ơn: 20 lần
Blog: Xem blog (0)
CĐV của: Ba má tui

Re: Y đức thời nay ở Bình Định !

Gửi bàibởi ngo viet cuong » 11-10-2009, 07:25

bình định mình là dậy đó bác ui chắc mấy ổng đang điều tra .bác còn nhớ mấy cái dzụ đất đai rùm ben ở an nhơn không .thà để yên thì thôi chứ khui lên thì nó thúi rùm chỉ tội nghiệp cho dân xứ mình quanh năm cơ cực cã 1 đời cực khổ nhưng không dám la
ngo viet cuong
Đội trẻ
Đội trẻ
 
Bài viết: 235
Ngày tham gia: 10-06-2009, 10:16
Đã cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 41 lần
Blog: Xem blog (0)


Quay về Người Bình Định bốn phương

Ai đang online?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang online và 5 khách