by doctor ZIVAGO on Mon Apr 19, 2010 5:12 pm
Chịu, không thể nào hiểu nổi bà “ sắp là Tiến sĩ ” này ghi quốc tịch mình là gì ở passport.
Không biết rằng khi phát biểu “Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?”, bà ta có hàm ý rằng mình đã được đọc những văn bản ấy ở ngôn ngữ gốc không nhỉ. Chắc chắn điều ấy không xảy ra được, vì phần tiểu sử không thấy nhắc gì đến chuyện bà ấy có bằng cấp về Hán Nôm cả.
Lại còn thế này nữa: “ Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975? ”, quá sức là trịch thượng khi đó là một 6-7x, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chắc lại vừa vớ được một hai cuốn sách chuyên ngành lịch sử gì đấy, đọc chưa tiêu hóa kỹ đã phọt ra lại ngay đây mà.
Có lẽ nên giới thiệu cho bà ấy đọc nốt vài cuốn như Văn hóa VN tìm tòi và suy ngẫm của Gs Trần Quốc Vượng, Tìm hiểu văn hóa VN của Gs Trần Ngọc Thêm, hay khách quan hơn như cuốn Địa đàng ở phương Đông của Stephen Oppenheimer.
Và cái kết luận cuối bài thế này thì thật không ngửi nổi “Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn”. Tôi không nói rằng câu đó sai, vì quả thật lịch sử đã từng là như thế. Nhưng cũng như lịch sử, tính đúng đắn của câu nói đó đã thuộc về quá khứ. Bây giờ đã là thế kỷ 21, làm gì còn có thứ luật rừng đất đai chủ quyền lại chuyển đổi do xâm lấn nữa?
Đúng như Bs Nguyễn Văn Tuấn đã nói, rõ ràng cái ý tứ bàng bạc khắp trong bài viết là lời khuyên bảo về một sự quy thuận.
Không hiểu bà ta đi học bằng nguồn kinh phí nào, và dự định sau khi học sẽ làm gì, ở đâu. Vì lúc đó mới thể có được vài phỏng đoán về động cơ của bài viết.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét (PQ)