bin2003 đã viết:
Có những cảm xúc vô tình đến bất chợt
Kéo mạch suy tư đến ngã rẽ bất ngờ
Tim quặn thắt đôi khi chỉ sau một tia chớp
Cũng bởi vì mùi hoa sứ ngu ngơ
Chú Vinhhy có thể bình luận khổ thơ này không ?
Quy Nhơn ơi ! Nửa vầng trăng còn mãi. Còn nửa vầng trăng theo mãi bước người đi !
quynhoner đã viết:Sài Gòn mưa với tôi là cả một hoài niệm sâu sắc. Cũng như nhiều người khác, Sài Gòn là quê hương thứ 2, nơi hội tụ của hang triệu con người khắp mọi miền đất nước, đến Sài Gòn với những mảnh đời riêng. Ai đã từng sống thì khó mà quên được khi rời xa. Nó sẽ hiển hiện mãi trong tim tôi.
Bất chợt mọi thứ lại hiện về như một thước phim quay chậm.
... Anh biết mình vụng về lắm, sẽ không giấu nổi những xúc cảm cho riêng mình, nhưng vẫn mong tìm thấy chút nhớ, dù là điều không nên... dù là hư vô của cuộc đời mình...
....................
P/S : Do không tìm ra topic offline nằm ở đâu nên tạm post lên đây. Nhờ Admin chuyển giùm cho đúng với trang của chủ đề. Cảm ơn.
Trong những hiện tượng của thiên nhiên, không hiểu tại sao "mưa" hay được người ta quan tâm nhiều nhất. Bình thường "mưa" có gì "đẹp đẽ" đâu mà sao trên thế gian này, mọi người hay tốn giấy mực để diễn tả.
Mưa nói theo khoa học, đơn giản là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.
Còn theo truyền thuyết dân gian, cơn mưa chiều offline tại Sài Gòn mà anh quynhoner cảm nhận chính là cơn mưa ngâu. Mưa Ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Trong dân gian có câu tục ngữ: "vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích, do vậy mới có cụm từ "trời mưa sụt sùi" để chỉ mưa Ngâu.
Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đày cả hai xuống bờ sông Ngâu, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu. Những vợ chồng trẻ vì nhiệm vụ hay vì một hoàn cảnh nào đó mà luôn phải xa cách nhau thường được ví là "như vợ chồng Ngâu".
Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ thì mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hoá thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu. Do vậy, người ta còn gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu. Truyện kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, họ lại khóc cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh.
Mưa Ngâu có nhiều trong ca dao Việt Nam như:
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền
...Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa Ngâu
Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu...
Tháng năm tháng sáu mưa dài
Bước sang tháng bảy tiết trời mưa Ngâu
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu
Một năm mới gặp mặt nhau một lần.
Trong ăn học viết: mưa Ngâu là một chủ đề được nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam khai thác. Trong thời kỳ văn học trung đại, Trần Tế Xương có bài "Mưa tháng bảy" được làm theo thể thất ngôn bát cú:
Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu
Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu.
Vạc nọ cầm canh thay trống mõ,
Rồng kia phun nước tưới hoa màu.
Ỳ ào tiếng học nghe không rõ
Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu.
Ông lão nhà quê tang tảng dậy
Bảo con mang đó chớ mang gầu.
Sang thời kỳ văn học hiện đại, mưa Ngâu cũng được nhắc tới trong một số bài thơ như: bài Ngựa qua từng chuyến của Yến Lan, Mưa Ngâu của Ngô Văn Phú, Mưa Ngâu của Tế Hanh, Huyền thoại Ngưu Lang - Chức Nữ của Lưu Vĩnh Hạ, Chuyện lâu rồi của Hoàng Cầm, Đời còn chi của Vũ Hoàng Chương, Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ v.v...
Trong tân nhạc, Đặng Thế Phong cũng nhắc tới mưa Ngâu trong nhạc phẩm nổi tiếng Giọt mưa thu:
Đến bao năm nữa trời
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu
Mưa Ngâu cũng đã được lấy làm tên cho một bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng, bài Mưa Ngâu. ...giọt mưa Ngâu hay là nước mắt ai nhớ nhau..
Các bạn thấy đấy, giới văn nghệ sĩ đã vậy thì những người như chúng ta, những người con đất võ - mảnh đất Bàn thành Tứ hữu nổi danh làm sao không khỏi hoài cảm. Một người lính đã từng vào sinh ra tử trên chiến trường K hiện đang đứng trên bục giảng với những viên phấn, bài giảng khô khan; một anh kỹ sư chuyên về kỹ thuật hàng ngày cũng lăn lộn với nắng gió công trường, rồi những anh chuyên viên kinh tế ngày nào cũng xoay vần với những con số khô khan... Trong lòng họ, có lẽ ai cũng xúc cảm về mưa. Chỉ có điều ngôn ngữ chuyển tải lên như thế nào.
Những hoài niệm của quynhoner đã đưa tôi về thời sinh viên, cái thời của tuổi trẻ nhưng đã biết xoay sở mưu sinh.
Em - một người con gái đất Hà Thành và mang một cái tên cũng rất đặc biệt: Vĩnh Hà - dòng sông dài. Từ phương bắc xa xôi, gia đình em tha hương vào Sài Gòn sinh sống. Nhà em thuê trọ sát căn phòng trọ của lũ sinh viên chúng tôi. Tuy ngôn ngữ địa phương cộng với thành kiến của người miền Trung đối với người miền Bắc là rào cản nhưng chính sự vô tư trong sáng của em đã làm tôi biến đổi. Mỗi lần đi học về, tôi mong ngóng em luôn có nhà để sang nói chuyện cùng em. Vì điều kiện kinh tế gia đình nên em không vào Đại học mà học ngoại ngữ rồi đi làm. Sống gần nhau nhưng em vẫn vô tư, thánh thiện và đối xử công bằng với mấy thằng chúng tôi.
Một buổi tối, sau đi làm thêm về. Vì mấy đứa chung phòng không để dành cơm nên tôi đành nấu mì gói để ăn. Vừa bưng tô mì thì nghe tiếng gọi: Cướp... cướp... và có một bóng người chạy vụt qua trước cửa nhà trọ. Quẳng tô mì xuống đất, tôi lao vội theo bóng đen. Ra khỏi con hẻm, bóng đen lúc nãy đứng lại nghênh chiến với tôi. Nhìn thoáng qua, thấy thằng này còn ốm yếu hơn tôi và có vẻ không có "nghề" nên tôi không "ngán". Nó vừa vung tay lên định đấm tôi nhưng tôi nhanh tay bắt được và bẻ quặt tay nó về phía sau. Cứ thế, tôi kẹp cứng 2 tay nó ngược sau lưng và áp giải nó về dãy phòng trọ. Hoá ra thằng này là dân mới ra nghề buôn bán ma tuý. Ý định của nó là vào con hẻm dụ dỗ mấy đứa thiếu niên trong đó hít hêroin. Không ngờ bị cư dân trong con hẻm phát hiện. Sau khi giao nó cho công an phường, tôi trở về phòng trọ thì tô mì đổ vương vãi lúc nãy đã được dọn dẹp sạch sẽ.
Hà đến bên tôi cười triều mến: Anh đói rồi phải không? Em mời anh đi ăn nhé!
Thoáng ngại ngùng nhưng rồi nghĩ đây là cơ hội tốt để nói chuyện riêng với em nên tôi gạt bỏ sĩ diện gật đầu đồng ý. Tôi và em sang Thanh Đa - quán Sông Trăng thơ mộng nằm nép mình bên sông Sài Gòn. Món ăn được bưng ra, hai chúng tôi nói chuyện thật tự nhiên và rào cản tâm lý chính thức được gỡ bỏ. Trong ánh mắt của Hà tôi thấy ánh lên vẻ ngưỡng mộ, tin tưởng. Sau bữa tối, tối đưa em về dưới cơn mưa nhẹ hạt. Một câu nói em dành cho tôi mà đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ: Cơ hội còn nhiều và người nào biết tận dụng sẽ chiến thắng.
Rồi gia đình em chuyển nhà ra Thủ Đức. Thỉnh thoảng đi làm về em cũng ghé thăm tôi. Còn tôi thì cuối tuần ra nhà em khi thì giúp thay bóng đèn, khi thì sửa lại nóc nhà dột...
Có lẽ tôi còn thơ ngây (đúng nghĩa) nên không biết tận dụng cơ hội. Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng phải lo học cho đến nơi đến chốn.
Tuần nào tôi và em cũng sang Thanh Đa uống cafe. Vẫn quán cũ, vẫn câu chuyện cũ. Có bữa em cứ than: Anh ơi, sao muỗi nhiều thế, nó đốt em sưng hai bàn chân rồi kìa. Còn tôi thì vẫn "vô tâm" đến mức xoa đôi bàn chân cho em khi em xuýt xoa bị muỗi đốt; vỗ về an ủi khi em buồn; đưa em về nhà khi em than buồn ngủ...
Một thời gian sau, em ít ghé nhà tôi. Sau giờ làm việc em hay online nói chuyện với mấy người bạn ở nước ngoài. Tôi mơ hồ cảm nhận có lẽ mình đã không biết tận dụng cơ hội.
Một buổi chiều ghé nhà em, thấy có khách lạ. Một thanh niên ngoại quốc đang ngồi xem ti vi. Cả nhà đang làm cơm đãi khách. Thấy không tiện nên tôi chào mọi người ra về nhưng cả nhà em cương quyết giữ ở lại dùng cơm tối. Trong bữa cơm tôi chỉ ngồi uống khan. Đến lúc không làm chủ được cảm xúc của bản thân, tôi ra ngoài ngồi khóc. Những giọt nước mắt nuối tiếc chảy dài đổ xuống vùng đất Linh Đông đang ngập chìm trong triều cường. Thế là hết!
Mấy tháng sau tôi nhận được thiệp hồng. Vẫn còn buồn đấy nhưng biết làm sao được khi mỗi người đều có sự lưa chọn cho riêng mình. Dạo quanh các cửa hàng điện máy ở Sài Gòn mua cho em một cái máy sấy tóc làm món quà chúc phúc. Cầm món quà được gói kỹ, tôi mang đến nhà hàng dự tiệc. Thoáng chột dạ vì hầu như ai cũng mừng cưới bằng phong bì. Chỉ duy nhất có tôi mang quà mừng đám cưới.
Một năm sau em lên phi cơ sang Mỹ theo chồng. Trong hành trang em mang theo có món quà của tôi. Bên đó khi nào lấy món quà ra, em sẽ nhớ rằng ở nơi này từng có người con trai quạt hong khô tóc cho em mỗi khi đi mưa về.
Xin gửi đến em bài thơ này và ca khúc Chia tay chiều mưa của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương. Cầu mong em được hạnh phúc!
Trở về
Anh trở về khi heo hút đông sang
Tàn tro cũ khơi tim người nhức nhối
Tháng năm qua không bóng người trông đợi
Lá sầu đông đã rụng cuối con đường.
Anh trở về tìm lại những yêu thương
Dấu chân cũ hoen mờ trong ký ức
Gió chiều nay buốt sâu nơi lồng ngực
Phương xa nào em có lạnh lắm không.
Anh trở về cùng dịp với mùa đông
Nghe trở lạnh một nỗi niềm xa vắng
Thiếu bóng em hoàng hôn về yên lặng
Phủ sương mờ che kín lối đi xưa.
Anh trở về đứng lặng giữa cơn mưa
Mong gột rửa những u buồn lầm lỗi
Dẫu chia tay không ai là có tội
Vẫn ngậm ngùi vị đắng giữa lòng nhau.
P/S : Do không tìm ra topic phù hợp nằm ở đâu nên tạm post lên đây theo bác quynhoner. Nhờ Admin chuyển giùm cho đúng với trang của chủ đề. Cảm ơn nhiều.
Sửa lần cuối bởi robinson vào ngày 05-08-2011, 16:57 với 1 lần sửa trong tổng số.
Vĩnh biệt diễn đàn sau hơn 8 năm "châm chích"!
Các thành viên đã cảm ơn robinson về bài viết này: 4
robinson đã viết: Một câu nói em dành cho tôi mà đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ: Cơ hội còn nhiều và người nào biết tận dụng sẽ chiến thắng.
Ro ơi là Ro ! Anh cũng khốn nạn với những hoàn cảnh trớ trêu thế này rồi ! Có biết và dám làm cái gì đâu mà tận dụng hả trời ?
Xin chia buồn cùng Ro và ngưỡng vộ tài viết văn của Chú em !
Quy Nhơn ơi ! Nửa vầng trăng còn mãi. Còn nửa vầng trăng theo mãi bước người đi !
robinson đã viết:Vậy chớ vụ ở Nha Trang thì sao anh?
Chuyện tình Nha Trang không năm trong mô típ này. Anh chiếm lĩnh mọi cơ hội, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh mà phải đôi đường . Lỗi này không phải của riêng ai ! Như em đã giải bày nè
"...Dẫu chia tay không ai là có tội
Vẫn ngậm ngùi vị đắng giữa lòng nhau..."
"Bài chia tay mùa mưa" do ban 5 dòng kẻ thể hiện quá hay. Chú lưu trữ bài hát này lâu chưa ?
Quy Nhơn ơi ! Nửa vầng trăng còn mãi. Còn nửa vầng trăng theo mãi bước người đi !
quynhoner đã viết:Sài Gòn mưa với tôi là cả một hoài niệm sâu sắc. Cũng như nhiều người khác, Sài Gòn là quê hương thứ 2, nơi hội tụ của hang triệu con người khắp mọi miền đất nước, đến Sài Gòn với những mảnh đời riêng. Ai đã từng sống thì khó mà quên được khi rời xa. Nó sẽ hiển hiện mãi trong tim tôi.
Bất chợt mọi thứ lại hiện về như một thước phim quay chậm.
... Anh biết mình vụng về lắm, sẽ không giấu nổi những xúc cảm cho riêng mình, nhưng vẫn mong tìm thấy chút nhớ, dù là điều không nên... dù là hư vô của cuộc đời mình...
....................
P/S : Do không tìm ra topic offline nằm ở đâu nên tạm post lên đây. Nhờ Admin chuyển giùm cho đúng với trang của chủ đề. Cảm ơn.
Trong những hiện tượng của thiên nhiên, không hiểu tại sao "mưa" hay được người ta quan tâm nhiều nhất. Bình thường "mưa" có gì "đẹp đẽ" đâu mà sao trên thế gian này, mọi người hay tốn giấy mực để diễn tả.
Mưa nói theo khoa học, đơn giản là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.
Còn theo truyền thuyết dân gian, cơn mưa chiều offline tại Sài Gòn mà anh quynhoner cảm nhận chính là cơn mưa ngâu. Mưa Ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Trong dân gian có câu tục ngữ: "vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích, do vậy mới có cụm từ "trời mưa sụt sùi" để chỉ mưa Ngâu.
Ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Trời suốt ngày chăm chỉ dệt vải. Trời xe duyên với một chàng trai được người được nết tên là Ngưu Lang. Chàng lo chăm sóc đàn trâu của nhà Trời. Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên chỉ suốt ngày bên nhau cho nên đã chênh mảng công việc Trời giao. Khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Trời giận dữ đày cả hai xuống bờ sông Ngâu, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu. Những vợ chồng trẻ vì nhiệm vụ hay vì một hoàn cảnh nào đó mà luôn phải xa cách nhau thường được ví là "như vợ chồng Ngâu".
Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ thì mỗi khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, họ đã khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hoá thành cơn mưa, đó chính là mưa Ngâu. Do vậy, người ta còn gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu. Truyện kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, họ lại khóc cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh.
Mưa Ngâu có nhiều trong ca dao Việt Nam như:
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền
...Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa Ngâu
Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu...
Tháng năm tháng sáu mưa dài
Bước sang tháng bảy tiết trời mưa Ngâu
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu
Một năm mới gặp mặt nhau một lần.
Trong ăn học viết: mưa Ngâu là một chủ đề được nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam khai thác. Trong thời kỳ văn học trung đại, Trần Tế Xương có bài "Mưa tháng bảy" được làm theo thể thất ngôn bát cú:
Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu
Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu.
Vạc nọ cầm canh thay trống mõ,
Rồng kia phun nước tưới hoa màu.
Ỳ ào tiếng học nghe không rõ
Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu.
Ông lão nhà quê tang tảng dậy
Bảo con mang đó chớ mang gầu.
Sang thời kỳ văn học hiện đại, mưa Ngâu cũng được nhắc tới trong một số bài thơ như: bài Ngựa qua từng chuyến của Yến Lan, Mưa Ngâu của Ngô Văn Phú, Mưa Ngâu của Tế Hanh, Huyền thoại Ngưu Lang - Chức Nữ của Lưu Vĩnh Hạ, Chuyện lâu rồi của Hoàng Cầm, Đời còn chi của Vũ Hoàng Chương, Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ v.v...
Trong tân nhạc, Đặng Thế Phong cũng nhắc tới mưa Ngâu trong nhạc phẩm nổi tiếng Giọt mưa thu:
Đến bao năm nữa trời
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu
Mưa Ngâu cũng đã được lấy làm tên cho một bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng, bài Mưa Ngâu. ...giọt mưa Ngâu hay là nước mắt ai nhớ nhau..
Các bạn thấy đấy, giới văn nghệ sĩ đã vậy thì những người như chúng ta, những người con đất võ - mảnh đất Bàn thành Tứ hữu nổi danh làm sao không khỏi hoài cảm. Một người lính đã từng vào sinh ra tử trên chiến trường K hiện đang đứng trên bục giảng với những viên phấn, bài giảng khô khan; một anh kỹ sư chuyên về kỹ thuật hàng ngày cũng lăn lộn với nắng gió công trường, rồi những anh chuyên viên kinh tế ngày nào cũng xoay vần với những con số khô khan... Trong lòng họ, có lẽ ai cũng xúc cảm về mưa. Chỉ có điều ngôn ngữ chuyển tải lên như thế nào.
Những hoài niệm của quynhoner đã đưa tôi về thời sinh viên, cái thời của tuổi trẻ nhưng đã biết xoay sở mưu sinh.
Em - một người con gái đất Hà Thành và mang một cái tên cũng rất đặc biệt: Vĩnh Hà - dòng sông dài. Từ phương bắc xa xôi, gia đình em tha hương vào Sài Gòn sinh sống. Nhà em thuê trọ sát căn phòng trọ của lũ sinh viên chúng tôi. Tuy ngôn ngữ địa phương cộng với thành kiến của người miền Trung đối với người miền Bắc là rào cản nhưng chính sự vô tư trong sáng của em đã làm tôi biến đổi. Mỗi lần đi học về, tôi mong ngóng em luôn có nhà để sang nói chuyện cùng em. Vì điều kiện kinh tế gia đình nên em không vào Đại học mà học ngoại ngữ rồi đi làm. Sống gần nhau nhưng em vẫn vô tư, thánh thiện và đối xử công bằng với mấy thằng chúng tôi.
Một buổi tối, sau đi làm thêm về. Vì mấy đứa chung phòng không để dành cơm nên tôi đành nấu mì gói để ăn. Vừa bưng tô mì thì nghe tiếng gọi: Cướp... cướp... và có một bóng người chạy vụt qua trước cửa nhà trọ. Quẳng tô mì xuống đất, tôi lao vội theo bóng đen. Ra khỏi con hẻm, bóng đen lúc nãy đứng lại nghênh chiến với tôi. Nhìn thoáng qua, thấy thằng này còn ốm yếu hơn tôi và có vẻ không có "nghề" nên tôi không "ngán". Nó vừa vung tay lên định đấm tôi nhưng tôi nhanh tay bắt được và bẻ quặt tay nó về phía sau. Cứ thế, tôi kẹp cứng 2 tay nó ngược sau lưng và áp giải nó về dãy phòng trọ. Hoá ra thằng này là dân mới ra nghề buôn bán ma tuý. Ý định của nó là vào con hẻm dụ dỗ mấy đứa thiếu niên trong đó hít hêroin. Không ngờ bị cư dân trong con hẻm phát hiện. Sau khi giao nó cho công an phường, tôi trở về phòng trọ thì tô mì đổ vương vãi lúc nãy đã được dọn dẹp sạch sẽ.
Hà đến bên tôi cười triều mến: Anh đói rồi phải không? Em mời anh đi ăn nhé!
Thoáng ngại ngùng nhưng rồi nghĩ đây là cơ hội tốt để nói chuyện riêng với em nên tôi gạt bỏ sĩ diện gật đầu đồng ý. Tôi và em sang Thanh Đa - quán Sông Trăng thơ mộng nằm nép mình bên sông Sài Gòn. Món ăn được bưng ra, hai chúng tôi nói chuyện thật tự nhiên và rào cản tâm lý chính thức được gỡ bỏ. Trong ánh mắt của Hà tôi thấy ánh lên vẻ ngưỡng mộ, tin tưởng. Sau bữa tối, tối đưa em về dưới cơn mưa nhẹ hạt. Một câu nói em dành cho tôi mà đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ: Cơ hội còn nhiều và người nào biết tận dụng sẽ chiến thắng.
Rồi gia đình em chuyển nhà ra Thủ Đức. Thỉnh thoảng đi làm về em cũng ghé thăm tôi. Còn tôi thì cuối tuần ra nhà em khi thì giúp thay bóng đèn, khi thì sửa lại nóc nhà dột...
Có lẽ tôi còn thơ ngây (đúng nghĩa) nên không biết tận dụng cơ hội. Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng phải lo học cho đến nơi đến chốn.
Tuần nào tôi và em cũng sang Thanh Đa uống cafe. Vẫn quán cũ, vẫn câu chuyện cũ. Có bữa em cứ than: Anh ơi, sao muỗi nhiều thế, nó đốt em sưng hai bàn chân rồi kìa. Còn tôi thì vẫn "vô tâm" đến mức xoa đôi bàn chân cho em khi em xuýt xoa bị muỗi đốt; vỗ về an ủi khi em buồn; đưa em về nhà khi em than buồn ngủ...
Một thời gian sau, em ít ghé nhà tôi. Sau giờ làm việc em hay online nói chuyện với mấy người bạn ở nước ngoài. Tôi mơ hồ cảm nhận có lẽ mình đã không biết tận dụng cơ hội.
Một buổi chiều ghé nhà em, thấy có khách lạ. Một thanh niên ngoại quốc đang ngồi xem ti vi. Cả nhà đang làm cơm đãi khách. Thấy không tiện nên tôi chào mọi người ra về nhưng cả nhà em cương quyết giữ ở lại dùng cơm tối. Trong bữa cơm tôi chỉ ngồi uống khan. Đến lúc không làm chủ được cảm xúc của bản thân, tôi ra ngoài ngồi khóc. Những giọt nước mắt nuối tiếc chảy dài đổ xuống vùng đất Linh Đông đang ngập chìm trong triều cường. Thế là hết!
Mấy tháng sau tôi nhận được thiệp hồng. Vẫn còn buồn đấy nhưng biết làm sao được khi mỗi người đều có sự lưa chọn cho riêng mình. Dạo quanh các cửa hàng điện máy ở Sài Gòn mua cho em một cái máy sấy tóc làm món quà chúc phúc. Cầm món quà được gói kỹ, tôi mang đến nhà hàng dự tiệc. Thoáng chột dạ vì hầu như ai cũng mừng cưới bằng phong bì. Chỉ duy nhất có tôi mang quà mừng đám cưới.
Một năm sau em lên phi cơ sang Mỹ theo chồng. Trong hành trang em mang theo có món quà của tôi. Bên đó khi nào lấy món quà ra, em sẽ nhớ rằng ở nơi này từng có người con trai quạt hong khô tóc cho em mỗi khi đi mưa về.
Xin gửi đến em bài thơ này và ca khúc Chia tay chiều mưa của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương. Cầu mong em được hạnh phúc!
Trở về
Anh trở về khi heo hút đông sang
Tàn tro cũ khơi tim người nhức nhối
Tháng năm qua không bóng người trông đợi
Lá sầu đông đã rụng cuối con đường.
Anh trở về tìm lại những yêu thương
Dấu chân cũ hoen mờ trong ký ức
Gió chiều nay buốt sâu nơi lồng ngực
Phương xa nào em có lạnh lắm không.
Anh trở về cùng dịp với mùa đông
Nghe trở lạnh một nỗi niềm xa vắng
Thiếu bóng em hoàng hôn về yên lặng
Phủ sương mờ che kín lối đi xưa.
Anh trở về đứng lặng giữa cơn mưa
Mong gột rửa những u buồn lầm lỗi
Dẫu chia tay không ai là có tội
Vẫn ngậm ngùi vị đắng giữa lòng nhau.
P/S : Do không tìm ra topic phù hợp nằm ở đâu nên tạm post lên đây theo bác quynhoner. Nhờ Admin chuyển giùm cho đúng với trang của chủ đề. Cảm ơn nhiều.
Haizz, thương lão ro bạn già của tui quá, ông có phải dân văn chương đâu mà đa cảm thế. Mà công nhận là viết văn hay thiệt!
KHÚC HÁT “ NỖI NHỚ VỀ NHỮNG DÒNG SÔNG” ( Thân tặng Restive Horse, nguyencaovan, daophuc1488 và anh em BDFFC )
………………………………………………………………………………..
SÔNG HÀ THANH – CẦU ĐÔI.
Đây có thể là loạt bài tôi viết để nhớ về phố biển Quy Nhơn. Bộ sưu tập về những dòng sông ở phía bắc của thành phố. Gọi là sông thì chưa đúng vì theo địa lý thì sông phải có nguồn của dòng chảy từ một nơi nào đó. Nhưng với tôi thì không nghĩ vậy. Bởi vì dòng sông chính là nơi chuyển tải những cuộc đời, những cuộc sống mà từ nơi đó con người được tồn tại. Những con sông đó là một lời tự sự đong đầy bao kỷ niệm. Dòng sông là những câu chuyện của một thời ấu thơ tắm mát. Tất cả là những tâm tình và mang một hình bóng rất riêng trong tim của mỗi con người.
Năm 1972 tôi có dịp đi trên chuyến bay Sài Gòn – Quy Nhơn. Khi máy bay hạ độ cao để chuẩn bị hạ cánh, từ cửa kính trong khoang máy bay tôi được nhìn thấy toàn cảnh của thành phố Quy Nhơn. Một màu xanh điệp trùng và những lằn trắng uốn quanh trên nền xanh thẳm đó. Một cảnh quan tuyệt đẹp như tranh thủy mặc Trung Hoa. Những con song ở phía bắc thành phố từ Cầu Đôi ra đến vùng Đông Định không giác gì 5 ngón tay xòe ra trên một bàn tay.
Quy Nhơn do địa lý là một thành phố có diện tích khá nhỏ, giáp biển và giáp núi. Ngày đó sân bay Quy Nhơn chỉ có một con đường duy nhất cho máy bay cất và hạ cánh :con đường Ven biển. Một ai đó đã viết về Quy Nhơn: “…Quy Nhơn thành phố nhỏ hơn những gì nó có
Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ
Rung chân trời một cánh én mảnh mai
Con đường nghiêng em hát bên tôi
Gió và tóc, nắng và nước mía..”
Thật ra những con song đó là những dòng chảy nhỏ của 2 nhánh sông Hà Thanh. Trong quá trình phát triển của nông nghiệp, người ta đã đắp một con đê dài khoảng 4 cây số từ chân Cầu Đôi theo hướng Bắc đến Đông Định giáp sông Nại là hạ lưu của nhánh song Trường Úc. Con đê này ngày nay ta gọi là đê ngăn mặn. Con đê chính thức được tu sửa vào năm 1972 để phục vụ cho các hoạt động quân sự của chính quyền trước năm 1975.
Cầu Đôi là hạ lưu chính của sông Hà Thanh. Trên đường thiên lý vạn dặm nó gặp Quốc lộ 19 tại khu vực 1 phường Đống Đa ngày nay. Gọi nó là Cầu Đôi vì bên cạnh nó phía bên trái từ thành phố Quy Nhơn lên có một chiếc cầu xe lửa. Hai chiếc cầu nắm kề bên nhau khoảng 10m. Đứng trên cầu Đôi với độ cao chừng 5 -6m ngày ùm xuống nước nhiều tư thế, là sự thách đố bản lĩnh tính X-men của thế hệ chúng tôi. Rồi sau đó là bơi chừng mấy sải tay nữa là đã chạm đến trụ cầu xe lửa. Ai chạm trụ cầu xe lửa trước là thắng. Độ sâu của khu vực này lúc thủy triều lớn nhất chừng 4m. Năm 1972 các chiến sĩ đặc công của ta đã đánh sập cầu và phải làm chiếc cầu phao quân sự để lưu thông. Từ cầu Đôi dòng chảy xuôi về hướng Đông ra đầm Thị Nại sau lưng núi Một. Cách cầu Đôi chừng 30m có một cái nò và một cái rớ của ông Hiền. Ông là nhân vật có trình độ tay nghề đánh lưới gõ nổi tiếng của vùng Đống Đa. Dòng chảy đến sau núi Một thì cạn lại do nó bị tỏa nhánh thông sang Lương Nông. Từ khu vực này xuống đến cầu Chữ Y là nơi lý tưởng nhất để kéo lưới ngao khi nước ròng, và cũng là nơi tụ tập đông nhất người cào Phểnh. Mùa kiệt nước tháng 6 (mùa gió nam) chỗ này nước chỉ trên mắt cá chân. Lưới ngao là một kiểu bắt cá truyền thống mang tính tình làng nghĩa xóm cao mà cha ông ta truyền lại. Những người nghèo trong xóm rảnh rỗi, mang giàn lưới ngao ra kéo sau đó về chia đều cho nhau kiếm bữa ăn, chứ ít khi có nhiều để bán. Dụng cụ rất đơn giản gồm một sợi dây dừa xoắn đôi chừng vài chục mét. Trên sợi đây đó cứ mỗi đoạn chừng 20cnm người ta cột hai vỏ dộp ( tức là vỏ của con sò lụa hay sò long cũng được ) Hai người khỏe nhất cầm hai đầu dây kéo ở hai đầu. Những người khác thì men theo đường dây. Mục đích của những vỏ sò là làm cho sợi dây nặng để bám sát đất, những con cá thấy màu trắng của vỏ sò thì chúi xuống đất. Lưới ngao chỉ bắt được những con cá đi ngầm sát đất như cá Mốm, cá Ong ( đoạn này nhiều nhất là ong keo có lằn trên lưng, còn ong Cỏ thì rất ít). Người đi bắt cá khi thấy cá chúi xuống đất thì dung tay bắt hay dùng nôm tre. Cá Mốm, cá Ong là loại cá rất nhiều xương hầu như con nít không thể ăn được. Cầu chữ Y ngày xưa là cầu gỗ, trụ cầu và mặt cầu đều làm bằng gỗ ngâm dầu hắc. Ngay chỗ cầu chữ Y là chiến tuyến, phía bên kia cầu chữ Y chỉ có mấy nhà chẳng khác gì cảnh của Bà Huyện Thanh Quan trong tác phẩm “Qua Đèo Ngang”. Ban đêm chỉ cần những ngôi nhà này có tiếng chó sủa hay ánh đèn thì ngay tức khắc bị những loạt đạn ở trên đỉnh núi Một bắn xuống. Hầu hết những nhà ở đây đều có người theo Cách mạng. Sau giải phóng tôi gặp rất nhiều cán bộ là người dân của vùng này.
Ngày đó, khi qua tháng 7 Âm lịch ruộng muối đã bỏ hoang, tôi thường đi cắm giò ở khu vực này. Cắm giò là tên gọi của kiểu đi bắt chim. Dụng cụ chỉ là cây tre vót thanh như cần câu cắm ở miền Nam. Lấy một sợi dây nilon ( ruột của dây dù cột võng) làm cái thong lọng. Khi chim đi ăn vướng giò ( chân) vào đó và không bay được. Có nhiều khi vì cắm không chắc, chim mang cả cái cần đi luôn. Ngay đoạn cầu chữ Y xuôi về hướng đông chừng 50m ngày xưa người dân làm một cái bờ kè bằng đá táp lô (từ nhà của Restive Horse đến nhà của cha mẹ anh Đông sửa xe), vì đây là chỗ nước chảy đổi dòng. Những buổi chiều nước ròng tôi thường ra đây chài. Phải nói ở đây là nơi có lượng cá Kiền, cá Đấu to và nhiều ở các sông. Chỉ trên một đoạn chừng vài chục mét, đi qua đi lại vài lần là một giỏ cá đầy. Thú nhất của nghề chài là thấy luôn con cá ở mực nước cạn. Khi bị chài chụp lên, nó chạy lung tung và mắc cạn nắm trên cát. Con cá to bằng cổ tay chắc nịch được bỏ vào giỏ mang về. Cách cầu chữ Y chừng 50m dòng sông lại trở nên sâu hơn. Lúc nước lớn chừng 3-4m màu nước xanh đậm. Từ đây sông Hà Thanh chảy về bến đò Đống Đa và ra đầm Thị Nại ( ngày nay là cầu dẫn Hà Thanh 1). Men theo những bờ cá giáp với đầm Thị Nại, là những hàng cây đước xanh trùng điệp kéo dài ra tận vùng Phước Sơn. Đước mọc thành hàng, dày, và thẳng tắp chắn sóng bảo vệ bờ. Những buổi chiều gió nồm mạnh khi nước thủy triều dâng, nhìn những cơn sóng nhỏ vỗ vào hàng đước, bọt nước tung trắng xóa cũng là một cái thú của thời con nít.
Ngày nay, khi làm dự án cầu Nhơn Hội, mảng màu xanh của cây đước điệp trùng không còn nữa. Thay vào đó là khu du lịch, nhà hàng, quán ăn như nấm ở hai bên đường. Sẽ mãi mãi không còn những buổi chiều êm ả trên dòng sông Hà Thanh nữa. Tiếng lưới gõ cộp cộp lúc mạnh lúc yếu không còn được nghe trên một dòng sông mà với tôi nó là thơ mộng.
Hà Thanh! Cầu Đôi! mãi là nỗi nhớ tha thiết không nguôi trong lòng người con xa xứ ! Cho ta gửi lòng về với miến đất yêu thương đầy kỷ niệm !
Tập tin đính kèm
Đi cào Dộp - Vinhhy FFC.jpg (101.5 KiB) Đã xem 2174 lần
Chài cá - ngovietcuongBDFFC.jpg (247.37 KiB) Đã xem 2176 lần
Đoạn cuối sông Hà Thanh giáp đầm Thị Nại
sông hà thanh.jpg (35.62 KiB) Đã xem 2181 lần
Sửa lần cuối bởi quynhoner vào ngày 06-08-2011, 21:25 với 3 lần sửa trong tổng số.
Quy Nhơn ơi ! Nửa vầng trăng còn mãi. Còn nửa vầng trăng theo mãi bước người đi !
Các thành viên đã cảm ơn quynhoner về bài viết này: 4
Thêm cái zụ nầy nữa cũng đã thừa chứng tỏ Ro ta thuộc dạng lãng tử đa tình! May mà chưa làm cho ngừ ta hận tình! Chứ không thì là con nợ tình suốt đời đó nha!
quynhoner đã viết:KHÚC HÁT “ NỖI NHỚ VỀ NHỮNG DÒNG SÔNG”
( Thân tặng Restive Horse, nguyencaovan, daophuc1488 và anh em BDFFC )
………………………………………………………………………………..
SÔNG HÀ THANH – CẦU ĐÔI.
Đây có thể là loạt bài tôi viết để nhớ về phố biển Quy Nhơn. Bộ sưu tập về những dòng sông ở phía bắc của thành phố. Gọi là sông thì chưa đúng vì theo địa lý thì sông phải có nguồn của dòng chảy từ một nơi nào đó. Nhưng với tôi thì không nghĩ vậy. Bởi vì dòng sông chính là nơi chuyển tải những cuộc đời, những cuộc sống mà từ nơi đó con người được tồn tại. Những con sông đó là một lời tự sự đong đầy bao kỷ niệm. Dòng sông là những câu chuyện của một thời ấu thơ tắm mát. Tất cả là những tâm tình và mang một hình bóng rất riêng trong tim của mỗi con người.
Năm 1972 tôi có dịp đi trên chuyến bay Sài Gòn – Quy Nhơn. Khi máy bay hạ độ cao để chuẩn bị hạ cánh, từ cửa kính trong khoang máy bay tôi được nhìn thấy toàn cảnh của thành phố Quy Nhơn. Một màu xanh điệp trùng và những lằn trắng uốn quanh trên nền xanh thẳm đó. Một cảnh quan tuyệt đẹp như tranh thủy mặc Trung Hoa. Những con song ở phía bắc thành phố từ Cầu Đôi ra đến vùng Đông Định không giác gì 5 ngón tay xòe ra trên một bàn tay.
Quy Nhơn do địa lý là một thành phố có diện tích khá nhỏ, giáp biển và giáp núi. Ngày đó sân bay Quy Nhơn chỉ có một con đường duy nhất cho máy bay cất và hạ cánh :con đường theo men biển. Một ai đó đã viết khi nói về Quy Nhơn
“…Quy Nhơn thành phố nhỏ hơn những gì nó có
Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ
Rung chân trời một cánh én mảnh mai
Con đường nghiêng em hát bên tôi
Gió và tóc, nắng và nước mía..”
Thật ra những con song đó là những dòng chảy nhỏ của 2 nhánh sông Hà Thanh. Trong quá trình phát triển của nông nghiệp, người ta đã đắp một con đê dài khoảng 4 cây số từ chân Cầu Đôi theo hướng Bắc đến Đông Định giáp sông Nại là hạ lưu của nhánh song Trường Úc. Con đê này ngày nay ta gọi là đê ngăn mặn. Con đê chính thức được tu sửa vào năm 1972 để phục vụ cho các hoạt động quân sự của chính quyền trước năm 1975.
Cầu Đôi là hạ lưu chính của sông Hà Thanh. Trên đường thiên lý vạn dặm nó gặp Quốc lộ 19 tại khu vực 1 phường Đống Đa ngày nay. Gọi nó là Cầu Đôi vì bên cạnh nó phía bên trái từ thành phố Quy Nhơn lên có một chiếc cầu xe lửa. Hai chiếc cầu nắm kề bên nhau khoảng 10m. Đứng trên cầu Đôi với độ cao chừng 5 -6m ngày ùm xuống nước nhiều tư thế, là sự thách đố bản lĩnh tính X-men của thế hệ chúng tôi. Rồi sau đó là bơi chừng mấy sải tay nữa là đã chạm đến trụ cầu xe lửa. Ai chạm trụ cầu xe lửa trước là thắng. Độ sâu của khu vực này lúc thủy triều lớn nhất chừng 4m. Năm 1972 các chiến sĩ đặc công của ta đã đánh sập cầu và phải làm chiếc cầu phao quân sự để lưu thông. Từ cầu Đôi dòng chảy xuôi về hướng Đông ra đầm Thị Nại sau lưng núi Một. Cách cầu Đôi chừng 30m có một cái nò và một cái rớ của ông Hiền. Ông là nhân vật có trình độ tay nghề đánh lưới gõ nổi tiếng của vùng Đống Đa. Dòng chảy đến sau núi Một thì cạn lại do nó bị tỏa nhánh thông sang Lương Nông. Từ khu vực này xuống đến cầu Chữ Y là nơi lý tưởng nhất để kéo lưới ngao khi nước ròng, và cũng là nơi tụ tập đông nhất người cào Phểnh. Mùa kiệt nước tháng 6 (mùa gió nam) chỗ này nước chỉ trên mắt cá chân. Lưới ngao là một kiểu bắt cá truyền thống mang tính tình làng nghĩa xóm cao mà cha ông ta truyền lại. Những người nghèo trong xóm rảnh rỗi, mang giàn lưới ngao ra kéo sau đó về chia đều cho nhau kiếm bữa ăn, chứ ít khi có nhiều để bán. Dụng cụ rất đơn giản gồm một sợi dây dừa xoắn đôi chừng vài chục mét. Trên sợi đây đó cứ mỗi đoạn chừng 20cnm người ta cột hai vỏ dộp ( tức là vỏ của con sò lụa hay sò long cũng được ) Hai người khỏe nhất cầm hai đầu dây kéo ở hai đầu. Những người khác thì men theo đường dây. Mục đích của những vỏ sò là làm cho sợi dây nặng để bám sát đất, những con cá thấy màu trắng của vỏ sò thì chúi xuống đất. Lưới ngao chỉ bắt được những con cá đi ngầm sát đất như cá Mốm, cá Ong ( đoạn này nhiều nhất là ong keo có lằn trên lưng, còn ong Cỏ thì rất ít). Người đi bắt cá khi thấy cá chúi xuống đất thì dung tay bắt hay dùng nôm tre. Cá Mốm, cá Ong là loại cá rất nhiều xương hầu như con nít không thể ăn được. Cầu chữ Y ngày xưa là cầu gỗ, trụ cầu và mặt cầu đều làm bằng gỗ ngâm dầu hắc. Ngay chỗ cầu chữ Y là chiến tuyến, phía bên kia cầu chữ Y chỉ có mấy nhà chẳng khác gì cảnh của Bà Huyện Thanh Quan trong tác phẩm “Qua Đèo Ngang”. Ban đêm chỉ cần những ngôi nhà này có tiếng chó sủa hay ánh đèn thì ngay tức khắc bị những loạt đạn ở trên đỉnh núi Một bắn xuống. Hầu hết những nhà ở đây đều có người theo Cách mạng. Sau giải phóng tôi gặp rất nhiều cán bộ là người dân của vùng này.
Ngày đó, khi qua tháng 7 Âm lịch ruộng muối đã bỏ hoang, tôi thường đi cắm giò ở khu vực này. Cắm giò là tên gọi của kiểu đi bắt chim. Dụng cụ chỉ là cây tre vót thanh như cần câu cắm ở miền Nam. Lấy một sợi dây nilon ( ruột của dây dù cột võng) làm cái thong lọng. Khi chim đi ăn vướng giò ( chân) vào đó và không bay được. Có nhiều khi vì cắm không chắc, chim mang cả cái cần đi luôn. Ngay đoạn cầu chữ Y xuôi về hướng đông chừng 50m ngày xưa người dân làm một cái bờ kè bằng đá táp lô (từ nhà của Restive Horse đến nhà của cha mẹ anh Đông sửa xe), vì đây là chỗ nước chảy đổi dòng. Những buổi chiều nước ròng tôi thường ra đây chài. Phải nói ở đây là nơi có lượng cá Kiền, cá Đấu to và nhiều ở các sông. Chỉ trên một đoạn chừng vài chục mét, đi qua đi lại vài lần là một giỏ cá đầy. Thú nhất của nghề chài là thấy luôn con cá ở mực nước cạn. Khi bị chài chụp lên, nó chạy lung tung và mắc cạn nắm trên cát. Con cá to bằng cổ tay chắc nịch được bỏ vào giỏ mang về. Cách cầu chữ Y chừng 50m dòng sông lại trở nên sâu hơn. Lúc nước lớn chừng 3-4m màu nước xanh đậm. Từ đây sông Hà Thanh chảy về bến đò Đống Đa và ra đầm Thị Nại ( ngày nay là cầu dẫn Hà Thanh 1). Men theo những bờ cá giáp với đầm Thị Nại, là những hàng cây đước xanh trùng điệp kéo dài ra tận vùng Phước Sơn. Đước mọc thành hàng, dày, và thẳng tắp chắn sóng bảo vệ bờ. Những buổi chiều gió nồm mạnh khi nước thủy triều dâng, nhìn những cơn sóng nhỏ vỗ vào hàng đước, bọt nước tung trắng xóa cũng là một cái thú của thời con nít.
Ngày nay, khi làm dự án cầu Nhơn Hội, mảng màu xanh của cây đước điệp trùng không còn nữa. Thay vào đó là khu du lịch, nhà hàng, quán ăn như nấm ở hai bên đường. Sẽ mãi mãi không còn những buổi chiều êm ả trên dòng sông Hà Thanh nữa. Tiếng lưới gõ cộp cộp lúc mạnh lúc yếu không còn được nghe trên một dòng sông mà với tôi nó là thơ mộng.
Hà Thanh! Cầu Đôi! mãi là nỗi nhớ tha thiết không nguôi trong lòng người con xa xứ ! Cho ta gửi lòng về với miến đất yêu thương đầy kỷ niệm !
Thanks Anh Nơ về bài viết quay về dòng sông tuổi thơ. Hình như cái hình số 3 chụp ở bến đò cũ gần nhà Ông Hạnh phải không? Ngày trước, dân ở đây muốn đi qua Cửa Ấp (Đống Đa) thường đi đò qua.
Đất Lành Chim Đậu - Đất Không Lành Đất Nhậu Luôn Chim
http://www.vuongphu.com.vn
Có bác HuỳnhkimBửu là dân Nhơn An gốc, bác có nhiều kỷ niệm, hồi ức về miền quê cha đất mẹ nên ghi lại thành trang thành sách.
Đọc văn của bác tui thấy như mình vừa được mới sinh đỏ hỏn, được mẹ cho bú, các bà dì thi nhau ẵm đến khi được xú cho ăn cơm nhai…
Cái giản dị, mộc mạc, hồn quê… Đã đi đều bước theo lời kể của bác. Người ta nhìn thấy quê mình là xã, thôn nào đó ở An Nhơn, cái xóm quê nào đó ở miền quê Bình Định, nơi mà cái củ sắn được gọi là củ mì, người ta thì gọi bằng nẫu!
Chưởi cha không bằng pha tiếng, tui đọc văn bác Bửu như được ăn mắm cua đồng với rau lang, cá đồng kho khô với ớt nghệ…Cơm nóng chan canh rau răm cá diếc tháng mười!
Cơm nước no nê rồi! Mang diều ra bờ sông Côn thả chơi!... Mót đỗ phộng, bắp nếp…đốt cứt bò lên mà nướng…nhậu…
Tuổi thơ tui gắn liền với đồng ruộng, con sông, con mương…
Tuổi thơ bao lần nứt đít vì trốn ngủ trưa đi tắm bờ bạn mương chòi…hái ổi trộm, đá bò, quăng đất…
Hãy sống lại với tuổi thơ trên miền đất nẫu…để thấy rằng những kỷ niệm quê hương luôn ngọt ngào như dòng sữa của mẹ….Hãy sống lại, nhớ lại để chìm đắm miên man trong sự thầm lặng, nghiêm khắc của cha…Những ông cha nơi miền đất võ có khác, có khác…
truong vinh loc đã viết:Hãy sống lại, nhớ lại để chìm đắm miên man trong sự thầm lặng, nghiêm khắc của cha…Những ông cha nơi miền đất võ có khác, có khác…[/size][/color][/center]
Tại vì ông có tính quậy phá bị cha đánh nên bây giờ không bị ai đánh nữa ghiền roi hả ?
Quy Nhơn ơi ! Nửa vầng trăng còn mãi. Còn nửa vầng trăng theo mãi bước người đi !